Xuất khẩu của Trung Quốc giảm trong tháng Một, sự suy giảm đầu tiên trong hơn hai năm, gây quan ngại mới về tác động của suy thoái toàn cầu đối với nền kinh tế của nước này.
Nhập khẩu giảm 15,3% khiến có thặng dư thương mại 27.3 tỷ đôla, là mức giảm mạnh nhất trong sáu tháng.
Sự sụt giảm nhập khẩu là do Trung Quốc đã cố gắng đẩy nhu cầu nội địa trong nỗ lực để bù đắp cho xuất khẩu chậm.
Các nhà phân tích cho rằng việc các cơ sở đóng cửa dịp đón năm mới khiến xuất khẩu giảm không thể được xem là nguyên nhân duy nhất.
Họ nói rằng sự sụt giảm lớn hơn dự kiến, đặc biệt là nhập khẩu, là chỉ dấu gây quan ngại cho tăng trưởng chậm lại.
"Sự sụt giảm nhập khẩu cần chú ý đặc biệt," ông Ren Xianfeng của IHS Global ở Bắc Kinh cho hay.
"Việc sụt giảm trên 15% trong tháng Một không thể hoàn toàn do nghỉ năm mới và càng cho thấy sản lượng kinh tế chậm hơn”.
Tuy nhiên giới phân tích cho rằng việc xuất khẩu chậm sẽ không kéo dài và nhập khẩu có thể bắt đầu tăng trong những tháng tới.
Khu vực xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong vài năm qua trong bối cảnh các tập đoàn trên toàn cầu tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thấp của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, kinh tế trì trệ tại Hoa Kỳ và khu vực dùng euro khiến xuất khẩu từ Trung Quốc chậm lại trong những tháng gần đây.
Cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực dùng euro và tỷ lệ thất nghiệp cao tại Hoa Kỳ làm ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và làm giảm như cầu hàng hóa từ Trung Quốc.
Số liệu chính thức hôm thứ Sáu cho thấy rằng mậu dịch song phương giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu đã giảm hơn 7% trong tháng Một.
Các nhà phân tích cho rằng vấn đề nợ trong khu vực dùng euro là mối đe dọa lớn nhất đối với tăng trưởng của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét