SAIGON(VietBao) -- Dân chúng Việt Nam đang báo động về tình hình gọi là “Thịt heo nguy cơ ‘dính’ chất kích thích cực độc,” theo bản tin báo Đất Việt hôm 23-2-2012.
Bản tin cho biết rằng, vào ngày 21/2, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cùng hàng trăm hộ dân ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu đã kêu gọi “nói không với chất cấm trong chăn nuôi heo, đừng vì lợi nhuận mà đánh mất lương tâm”.
Khoảng 2 tuần trước đó, vào ngày 8/2, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai kiểm tra tồn dư chất cấm trong chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất, kết quả 6/6 mẫu dương tính với chất cấm thuộc hai lô heo sống có giấy chứng nhận kiểm dịch của thú y địa phương cấp ngày 16/1 đạt yêu cầu.
Báo Đất Việt ghi lời Ông Hoàng Sơn Hải, Chi cục trưởng chi cục thú y Đồng Nai, cho biết, những chất cấm trong chăn nuôi hiện một phần có trong thức ăn gia súc, gia cầm, còn phần lớn là do thương lái bán cho các hộ nuôi heo và sẵn sàng mua lại heo cao hơn từ 3.000 – 5.000 đồng/kg so với heo không ăn chất cấm. Một hộ chăn nuôi heo ở Đồng Nai cho biết, một con heo 120kg sau khi dùng “thần dược tạo nạc”, làm cho xương cơ co rút, trọng lượng chỉ còn 100kg, nhưng được thương lái mua cao hơn từ 3.000 – 5.000 đồng/kg, nên họ sẵn sàng sử dụng.
Theo ông Hải, thực chất người chăn nuôi sẽ không hưởng lợi vì quá trình tạo nạc heo không tăng được trọng lượng, chỉ tạo ảo giác là làm cho bề ngoài heo nở mông, vai, đùi nhưng lại mất trọng lượng (trung bình 5kg/con) so với heo nuôi thông thường. “Xét ra người nuôi sẽ không được hưởng lợi từ cách làm gian lận này, chỉ có thương lái có được heo có bề ngoài đẹp, dễ bán”, ông Hải nói.
Báo Đất Việt cũng ghi lời PGS- TS Dương Thanh Liêm, khoa Chăn nuôi ĐH Nông lâm TP Sài Gòn, cho biết, từ lâu ở Việt Nam những loại kích thích tố này đã bị cấm hoàn toàn, tuy nhiên tình trạng sử dụng lén lút vẫn còn với mục đích là nhằm tăng trọng lượng cơ trên gà, heo. Đáng lưu ý, trong những chất cấm đó có những chất có khả năng tồn dư lâu trong cơ thể động vật, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Bản tin nói:
“Ông Liêm cảnh báo, nếu ăn thịt tồn dư hóa chất có thể bị tác động tức với các triệu ngộ độc như run cơ, tim đập rất nhanh, hồi hộp, thần kinh bị kích thích có thể kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày. Rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch. Ở Trung Quốc trước đây đã sử dụng chất này gây ngộ độc, hàng trăm người phải nhập viện. Với nhóm kích chất kích tố còn khiến phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú. Đối với đàn ông có thể bị u nang tinh hoàn, dãn tĩnh mạch dịch hoàn, dung tích, chất lượng tinh dịch thấp, thay đổi hành vi tình dục, một trạng thái bệnh giống như PD, hay các chứng bệnh về thần kinh, dễ chán nãn, phiền muộn, suy yếu nhận thức, hại tuyến yên, hại tuyến vú, suy yếu hệ thống kháng thể…”
Không rõ tình hình thịt heo sử dụng chất kích thích cực độc này đã vào được dây chuyền thịt heo chế biến hay chưa, vì như thế là ảnh hưởng tới cả thịt hộp và các sản phẩm tương tự.
Bản tin cho biết rằng, vào ngày 21/2, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cùng hàng trăm hộ dân ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu đã kêu gọi “nói không với chất cấm trong chăn nuôi heo, đừng vì lợi nhuận mà đánh mất lương tâm”.
Khoảng 2 tuần trước đó, vào ngày 8/2, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai kiểm tra tồn dư chất cấm trong chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất, kết quả 6/6 mẫu dương tính với chất cấm thuộc hai lô heo sống có giấy chứng nhận kiểm dịch của thú y địa phương cấp ngày 16/1 đạt yêu cầu.
Báo Đất Việt ghi lời Ông Hoàng Sơn Hải, Chi cục trưởng chi cục thú y Đồng Nai, cho biết, những chất cấm trong chăn nuôi hiện một phần có trong thức ăn gia súc, gia cầm, còn phần lớn là do thương lái bán cho các hộ nuôi heo và sẵn sàng mua lại heo cao hơn từ 3.000 – 5.000 đồng/kg so với heo không ăn chất cấm. Một hộ chăn nuôi heo ở Đồng Nai cho biết, một con heo 120kg sau khi dùng “thần dược tạo nạc”, làm cho xương cơ co rút, trọng lượng chỉ còn 100kg, nhưng được thương lái mua cao hơn từ 3.000 – 5.000 đồng/kg, nên họ sẵn sàng sử dụng.
Theo ông Hải, thực chất người chăn nuôi sẽ không hưởng lợi vì quá trình tạo nạc heo không tăng được trọng lượng, chỉ tạo ảo giác là làm cho bề ngoài heo nở mông, vai, đùi nhưng lại mất trọng lượng (trung bình 5kg/con) so với heo nuôi thông thường. “Xét ra người nuôi sẽ không được hưởng lợi từ cách làm gian lận này, chỉ có thương lái có được heo có bề ngoài đẹp, dễ bán”, ông Hải nói.
Báo Đất Việt cũng ghi lời PGS- TS Dương Thanh Liêm, khoa Chăn nuôi ĐH Nông lâm TP Sài Gòn, cho biết, từ lâu ở Việt Nam những loại kích thích tố này đã bị cấm hoàn toàn, tuy nhiên tình trạng sử dụng lén lút vẫn còn với mục đích là nhằm tăng trọng lượng cơ trên gà, heo. Đáng lưu ý, trong những chất cấm đó có những chất có khả năng tồn dư lâu trong cơ thể động vật, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Bản tin nói:
“Ông Liêm cảnh báo, nếu ăn thịt tồn dư hóa chất có thể bị tác động tức với các triệu ngộ độc như run cơ, tim đập rất nhanh, hồi hộp, thần kinh bị kích thích có thể kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày. Rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch. Ở Trung Quốc trước đây đã sử dụng chất này gây ngộ độc, hàng trăm người phải nhập viện. Với nhóm kích chất kích tố còn khiến phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú. Đối với đàn ông có thể bị u nang tinh hoàn, dãn tĩnh mạch dịch hoàn, dung tích, chất lượng tinh dịch thấp, thay đổi hành vi tình dục, một trạng thái bệnh giống như PD, hay các chứng bệnh về thần kinh, dễ chán nãn, phiền muộn, suy yếu nhận thức, hại tuyến yên, hại tuyến vú, suy yếu hệ thống kháng thể…”
Không rõ tình hình thịt heo sử dụng chất kích thích cực độc này đã vào được dây chuyền thịt heo chế biến hay chưa, vì như thế là ảnh hưởng tới cả thịt hộp và các sản phẩm tương tự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét