Họ yêu cầu ông Diện phải rút khỏi trang mạng cá nhân của ông các bài viết kêu gọi ký tên vào một lá thư phản đối dự án được dự kiến sẽ gửi đến thủ tướng và Sứ quán Nhật Bản vào ngày 21/5 tới.
‘Khẩn trương điều tra’
Trong một bản tin được đưa lên trang mạng vào tối thứ Bảy ngày 19/5, báo Quân đội Nhân dân cho biết “Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an quận Đống Đa và Công an phường Trung Liệt khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc”.“Nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố để xử lý nghiêm minh trước pháp luật,” tờ báo này đưa tin.
Cũng theo tờ báo này thì ngay sau khi vụ việc xảy ra, người thương binh ‘bị hành hung’ có tên là Quang đã ‘được chuyển đến khám chứng thương’ tại bệnh viện Saint Paul.
Những người đến phòng làm việc của ông Diện ngày hôm đó được báo Quân đội Nhân dân mô tả là ‘thương binh nặng’.
Theo bản tin này thì ‘hai người (một nam và một nữ tên là Thư) xông vào hành hung các thương binh làm anh Quang, thương binh từng bị thương ở não, bị ngất xỉu’.
Tuy nhiên, bài báo này đã được rút xuống chỉ hai tiếng đồng hồ sau khi được đăng mà không rõ nguyên do.
"Nay dân mình còn nghèo, một số nơi đồng bào còn không có điện để dùng vậy mà khi chính phủ Nhật đồng ý viện trợ cho Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân phục vụ cho nhân dân thì lại có những người chống phá."
'Thương binh' Quản Văn
Khang
Trong một bài báo được đăng trên trạng của họ hôm 19/5, báo Cựu chiến binh cho biết những người này ‘bị hành hung tại trụ sở cơ quan nhà nước’ chỉ vì họ ‘ủng hộ chính sách xây dựng nhà máy điện hạt nhân của chính phủ’.
“Báo Cựu chiến binh đề nghị các cơ quan chức năng xem xét và làm rõ vấn đề này, trả lại sự công bằng cho những thương binh, những người đã cống hiến xương máu bảo vệ đất nước và nay lại tiếp tục nỗ lực bảo vệ hạnh phúc và lợi ích của nhân dân,” bài báo viết.
Báo Cựu chiến binh cũng mô tả họ là ‘thương binh nặng của thành phố Hà Nội’. Báo này nêu tên đầy đủ của họ, bao gồm các ông Hoàng Đức Đồng, Nguyễn Sĩ Duyên, Nguyễn Tất Hùng, Chu Vinh Quang, Nguyễn Vinh Công và Quản Văn Khang.
Báo Cựu chiến binh dẫn lời ‘thương binh’ Quản Văn Khang giải thích lý do ông ‘bất bình’ với ông Diện: “Nay dân mình còn nghèo, một số nơi đồng bào còn không có điện để dùng vậy mà khi chính phủ Nhật đồng ý viện trợ cho Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân phục vụ cho nhân dân thì lại có những người chống phá.”
‘Sai sự thật’
BBC đã liên lạc cụ bà Lê Hiền Đức, người trực tiếp có mặt tại hiện trường Viện Hán Nôm khi vụ việc xảy ra, để hỏi về cáo buộc hành hung của các ‘thương binh’ này.Bà cho biết bà có nói chuyện trực tiếp với cô Thư, người bị cáo buộc là đã có hành vi hành hung nhóm ‘thương binh’, ngay trong buổi chiều xảy ra vụ việc.
Theo lời cô Thư này kể lại thì cô chỉ ra nói với những người này là không thể gây ồn ào ở cơ quan làm việc khi họ đang đi lên tầng tìm phòng làm việc của ông Nguyễn Xuân Diện.
Theo bà Đức, người nhân viên tên Thư của Viện Hán Nôm này ‘hiền lành lắm’ và bà ‘tin chắc’ rằng một người phụ nữ ‘chân yếu tay mềm’ chỉ mới ngoài 20 tuổi thì ‘làm sao dám đánh mấy ông to béo mặt mày dữ dằn’.
Bà kể trong buổi sáng xảy ra vụ việc sau khi những người ‘thương binh’ này rời khỏi Viện Hán Nôm thì không nghe gì đến việc ‘hành hung’ nhưng đến hơn 4 giờ chiều ngày hôm đấy người nữ nhân viên này bị công an mời ra làm việc.
Trước đó, trao đổi với BBC sau khi sự việc xảy ra, ông Bấm Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết là nhóm các ‘thương binh’ này đã có những lời lẽ ‘vô cùng khiếm nhã’ và ‘rất là tệ đối với tôi’.
Ông nghi ngờ những người này ‘đã được thuê mướn’ hoặc ‘được chỉ đạo’ để có hành động như trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét