Pages

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

‘Lạc quan tắt dần’



Jeremy Bowen
Phóng viên BBC tại Trung Đông từ Beirut
Hai mươi năm kể từ khi Beirut không còn là thành phố bị chiến tranh tàn phá nhất ở Trung Đông, các căng thẳng ở những nơi khác đã làm cho nhiều người dân thấy rất bất an.Tại Beirut, các cây lan dạ hương đang nở rộ, những bông hoa tím ngát hương đung đưa trong gió Địa Trung Hải.Đây đáng ra phải là thời gian tuyệt vời. Người dân Beirut có kỳ nghỉ cuối tuần dài để kỷ niệm 12 năm ngày Israel rút khỏi vùng họ chiếm đóng ở miền Nam Lebanon.Giờ đang là đầu mùa hè và đối với những người Lebanon thế tục, thời điểm này đồng nghĩa với bãi biển, bể bơi và tắm nắng. Khách sạn của tôi trước đây thường trông bụi bặm với bể bơi dài, rất tiện cho bơi sải.Giờ nó đã được tân trang và bể bơi đã trở thành nơi người ta làm dáng với một quán bar ngay bên bể, nơi người ta có thể tìm đối tượng hấp dẫn, dù là nam hay nữ, hoặc nhảy theo điệu nhạc từ loa phát ra.Các bác sỹ phẫu thuật và silicon chứ không phải thiên nhiên tạo ra một số dáng vẻ ở đây. Đây là chốn thời thượng và là một trong những địa điểm lui tới của những người có tiền. Đối với họ, hình thức quan trọng hơn mọi thứ khác.Còn những ai không muốn hoặc không thể có khoái lạc ở Beirut, bản ngã thường quan trọng hơn nhiều so với những màn phô diễn.
Lebanon là nơi quy tụ 18 giáo phái được công nhận và tuần này sự chia rẽ giữa các giáo phái này đã lộ ra theo cách làm cho người Lebanon, với lịch sử nội chiến, cảm thấy rất bất an.
Tụ tập quanh bể bơi có thể giúp những người may mắn quên đi điều này nhưng cách đó không xa đã từng có người chết vì bạo lực sắc tộc và người ta khó quên những ký ức đau thương.
Bể bơi khách sạn trở thành địa điểm phổ biến để người ta tụ họp và tránh những căng thẳng
Bể bơi khách sạn trở thành địa điểm phổ biến để người ta tụ họp và tránh những căng thẳng
Đã 20 năm kể từ khi Beirut bị chiến tranh tàn phá.
Ở nhiều góc độ, Beirut là sự thành công lớn. Nhưng chia rẽ sắc tộc sẽ không biến mất và Lebanon nằm cạnh Syria vốn hiện đang rơi vào một cuộc nội chiến của chính họ.
Lebanon và Syria có liên hệ phức tạp và sâu sắc, và căng thẳng và bạo lực ngấm qua biên giới sang Lebanon chỉ là chuyện thời gian.
Thử thách hiện nay là các nhà lãnh đạo những cộng đồng bất ổn của Lebanon phải ngăn chặn không để tình hình tồi tệ thêm.
Tôi tới Beirut từ Cairo, nơi họ có cuộc bầu cử tổng thống thực sự, kiểu bầu cử mà cử tri không biết trước kết quả.
Một tối ở Cairo, tôi vừa chạy trên máy trong phòng tập thể dục vừa xem tin tức trên al-Arabiya, một trong những kênh truyền hình vệ tinh của thế giới Arab.
Tôi chợt nhận ra trong lúc thở hổn hển rằng thông điệp phát ra từ màn hình lớn đã không còn sự lạc quan thường thấy hồi mùa xuân năm ngoái.
Quá trình thay đổi, sự trỗi dậy của một Trung Đông mới, có vẻ sẽ khó khăn và lâu dài.
Cách đây một năm, người ta có thể hy vọng bạo lực sẽ chỉ là tạm thời.
Cuộc nội chiến ở Libya đã kết thúc nhưng các vụ giết chóc ở Syria có vẻ sẽ hiện diện thường xuyên. Và người Lebanon đang ngày càng lo lắng. Tin đi đầu trong bản tin tôi xem là vụ đánh bom tự sát ở Yemen làm 96 lính thiệt mạng.
Những hình ảnh cho thấy hàng trăm đàn ông không mặc đồng phục chạy khỏi nơi xảy ra vụ nổ, nơi xác người chồng chất lên nhau.
Tôi biết địa điểm đó ở Sanaa, thủ đô của Yemen. Đó là nơi duyệt binh rộng và thẳng, và cũng là một phần của đường cao tốc.
Chi nhánh đầy tham vọng và hung hăng của al-Qaeda tại địa phương nói họ đã gây ra vụ này. Đó chính là những nhân vật đã suýt cho nổ máy bay với bom giấu trong đồ lót.
Cuộc tấn công ở Sanaa, cách khá xa cứ điểm của al-Qaeda ở Yemen, là đòn giáng nặng vào tân chính phủ.
Đám tang của 96 lính thiệt mạng trong vụ bom cảm tử ở Sanaa
Đám tang của 96 lính thiệt mạng trong vụ bom cảm tử ở Sanaa được tổ chức hồi đầu tuần này
Đó là nội dung bản tin trên Arabiya . Các gia đình than khóc trước những thi thể vụn nát của các em nhỏ. Hình ảnh truyền hình được đóng khung bởi dây thép gai.
Nhưng không phải tất cả mọi thứ đều tồi tệ. Tại Baghdad, nhưng cuộc đàm phán giữa Iran và các cường quốc trên thế giới về chương trình hạt nhân của Tehran có thể mang lại một thỏa thuận nhằm tháo ngòi khủng hoảng toàn cầu.
Và dĩ nhiên là người Ai Cập đang có bầu cử tổng thống, cho dù không phải là dân chủ hoàn hảo nhưng cũng là bước đi đúng hướng.
Cuộc bầu cử có vẻ đã tiếp năng lượng cho những người Ai Cập đang bi quan về tương lai.
Đất nước họ đang có nhiều vấn đề lớn nhưng cuộc bầu cử nhắc họ rằng đất nước thực sự đang thay đổi nhờ cuộc cách mạng.
Có thời điểm trong năm ngoái người ta đã tưởng những diễn biến ở Trung Đông sẽ kết thúc vào mùa hè.
Hiệu ứng dây chuyền dường như đang diễn ra giống như ở Châu Âu hồi năm 1989.
Những thay đổi không thể đảo ngược đang diễn ra.
Nhưng giờ người ta có thể thấy rõ rằng con đường trước mặt còn dài và gian khó.
Sẽ phải mất nhiều năm, chứ không phải nhiều tháng trước khi các nước Arab và láng giềng thấy hồi kết.

Không có nhận xét nào: