Pages

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

ASEAN không đoàn kết sẽ là cơ hội để Trung Quốc lợi dụng



Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đi qua chặng đường dài 45 năm qua, từ một nhóm chỉ vài nước được thành lập từ thời Chiến Tranh Lạnh, nay đã lên đến 10 nước thành viên. Nhưng nếu Asean không bền vững thì đó sẽ là cơ hội tốt để Trung Quốc duy trì trật tự khu vực theo ý của mình.
ASEAN không đoàn kết sẽ là cơ hội để Trung Quốc lợi dụng
Kỉ niệm 45 năm ngày thành lập ASEAN tại Hà Nội
Trong những thập kỉ qua, ASEAN đã có sự phát triển đáng kể, từ sự ra đời của Hiến chương ASEAN đến việc dần dần xây dựng một cộng đồng chung. Nhưng con đường dẫn đến hội nhập ASEAN không hề bằng phẳng. Sự thất bại trong việc đối phó với vấn đề biển Đông đã thể hiện sự yếu kém trong ASEAN.
Thất bại này đã khiến mối quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc càng gây được sự quan tâm chú ý của các nước trên thế giới.
Ngày nay, Trung Quốc mang trên mình hai hình ảnh hoàn toàn khác biệt nhau, một bên là “chú gấu trúc thích được vuốt ve” với một bên là “con rồng giơ vuốt”, điều này buộc các nước ASEAN phải áp dụng một thái độ nước đôi đối với Trung Quốc. Một mặt, khu vực này tìm thấy sự cần thiết phải thắt chặt quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích chiến lược, hai bên đã có quan hệ kinh tế khá bền vững, Trung Quốc và ASEAN có 1,9 tỉ người và giá trị thương mại khoảng 3.000 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu khoảng 1.400 tỉ USD, và kim ngạch nhập khẩu 1.200 tỉ USD.


Hai bên cũng phát triển hợp tác quốc phòng và an ninh trong nhiều lĩnh vực, từ các chuyến thăm cấp cao của các quan quốc phòng, các cuộc tập trận chung quy mô nhỏ, đến chuyển giao thiết bị công nghệ, các chương trình hợp tác trao đổi giáo dục quốc phòng, đối thoại quốc phòng cao cấp đa phương. Hiện nay, Bắc Kinh đã thiết lập đối thoại an ninh với 6 quốc gia thành viên ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cũng như với chính khối ASEAN.
Quyền lực mềm của Trung Quốc cũng ngày càng được cảm nhận rõ nét hơn trong khu vực. Viện trợ nước ngoài của Trung Quốc có sự tăng trưởng mạnh, tác động phát triển hữu hình ở nhiều nước. Trung Quốc cung cấp viện trợ mà không cần đến điều kiện mà các nhà viện trợ khác thường áp đặt, chẳng hạn như mở cửa thị trường, cải cách dân chủ, bảo vệ môi trường. Điều này phản ánh chính sách của Trung Quốc là “không can thiệp vào công việc nội bộ”.
Tuy nhiên, nhiều nước ASEAN vẫn còn lo ngại về mối đe dọa của Trung Quốc. Tranh chấp trên biển Đông đáng để các nước quan tâm. Điều quan trọng là, mối đe dọa từ Trung Quốc không chỉ ở mặt quân sự. Các nước ASEAN nhận thức được những hậu quả kinh tế từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ví dụ, tác động của của tự do thương mại (FTA) giữa Trung Quốc và Thái Lan khiến lượng xuất khẩu của Thái Lan tăng lên 27%, lượng xuất khẩu của Trung Quốc tăng lên 14%. Tuy nhiên, sau khi thực hiện tự do thương mại, thâm hụt thương mại của Thái Lan với Trung Quốc là 2 tỉ USD. Điều này có tác động đáng kể đến chính trị các nước Đông Nam Á.
Trong giao dịch với những cơ hội và thách thức, kèm theo là với sự trỗi dậy của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đã giữ Trung Quốc trong việc kiểm tra hội nhập khu vực, hoặc coi Trung Quốc như một thành viên của ASEAN.
Bên cạnh đó, ASEAN đã mời Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand tham gia vào quá trình khu vực hóa. Đổi lại, những nước không thuộc khối ASEAN đã nhiệt tình giúp đỡ ASEAN nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc, ảnh hưởng của Nhật Bản, Ấn Độ và của Úc ngày càng tăng lên.
ASEAN nhận thấy sự quan trọng để đa dạng hóa các lựa chọn cho chính sách của mình. Nhận thức mối đe dọa từ Trung Quốc, nhưng lại muốn giữ quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc trong khi vẫn hợp tác với các nước khác trong khu vực, nhằm cân bằng ảnh hưởng giữa các nước.
Thách thức đối với ASEAN bắt nguồn từ các vai trò khác nhau của các nước thành viên đối với Trung Quốc. Các thành viên ASEAN không thể đưa ra một lập trường thống nhất trong nhiều vấn đề, bao gồm cả vấn đề về biển Đông. Điều này đã tạo cơ hội cho các lãnh đạo Trung Quốc tận dụng sự yếu kém của ASEAN để giữ vững trật tự trong khu vực như mình mong muốn, và bảo vệ quyền lực của mình.
ASEAN thường bị chỉ trích là một tổ chức không mạch lạc. Các nước như Lào, Campuchia, Myanmar và thậm chí cả Thái Lan hoan nghênh sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực cả về kinh tế và chính trị.
Ví dụ, Trung Quốc đã trở thành nguồn gốc hợp pháp chính trị cho các lãnh đạo Myanma; Trung Quốc đầu tư rất nhiều ở những vùng nghèo khó của Lào, đầu tư vào các dự án thủy điện, xây dựng đập. Bắc Kinh cũng kéo Campuchia ra khỏi sự ảnh hưởng của Việt Nam và Thái Lan.
Nhưng cũng có những nước có quan điểm khác. Mặc dù có lợi ích kinh tế rất lớn từ Trung Quốc, nhưng Singapore lại khuyến khích các cường quốc khác, đặc biệt là Mỹ, tham gia vào khu vực để đối trọng với Trung Quốc.
Cũng giống như con lắc, đung đưa qua lại để tìm sự cân bằng hoàn hảo. Nhưng đôi khi lại không thể đoán biết trước tác động của chính các lực lượng bên trong nó. Và khi điều này xảy ra tại ASEAN, Trung Quốc sẽ có cơ hội mở rộng vai trò của mình trong Hiệp hội này.
HÒA PHONG

Không có nhận xét nào: