Pages

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Tại sao Bộ Tài chính quyết không hạ thuế?


Bảo Linh (VTC News) - Cho rằng, hiện nay thuế nhập khẩu xăng dầu đang ở mức thấp hơn barem Nhà nước quy định rất nhiều nên Bộ Tài chính kiên quyết giữ nguyên mức thuế vàcho phép doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán lẻ.
Trong buổi họp báo về giá xăng dầu với báo chí diễn ra vào chiều nay (28/8), ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng cục Quảng lý giá (Bộ Tài chính) cho biết trong 30 qua, giá xăng dầu thế giới biến động, tăng ở mức khá cao, diễn ra.
Từ cuối tháng 7 đầu tháng 8, giá xăng dầu liên tục nhích dần. Đây là yếu tố khách quan, không phải lỗi điều hành của Việt Nam. Giá xăng dầu phụ thuộc yếu tố khách quan mà nước nào nhập khẩu xăng dầu phải chịu, không riêng gì Việt Nam.
Theo ông Thỏa, về việc giá xăng dầu, cả Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng đều phải chia sẻ.
Theo ông Thỏa, Bộ Tài chính đã có văn bản cho phép doanh nghiệp được quyền quyết định giá tăng trong biên độ cho phép. Đợt này, giá xăng dầu thế giới tăng khá cao nên việc áp dụng Quỹ bình ổn giá góp phần kiềm chế giá tăng quá cao để người tiêu dùng chịu đựng được.
Ông Thỏa cũng giải thích tại sao chưa tăng thuế nhập khẩu.
- Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ chỉ chú trọng nguồn thu cho ngân sách, vì sao Bộ Tài chính không giảm thuế nhập khẩu và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt?
Hiện nay, thuế nhập khẩu đang ở mức thấp hơn barem Nhà nước quy định rất nhiều. Bên cạnh đó, vấn đề thuế nhập khẩu còn liên quan đến cam kết với các doanh nghiệp nước ngoài trong đầu tư các nhà máy lọc dầu, tối thiểu phải là 7%.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa cho biết: Hiện nay, thuế nhập khẩu đang ở mức thấp hơn barem Nhà nước quy định rất nhiều.
Chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng vấn đề này và đề nghị thuế tạm giữ như hiện nay.
Tuy nhiên, trong thời gian tới nếu giá thế giới tiếp tục tăng, diễn biến xấu, bất lợi thì chúng tôi sẽ sử dụng đồng bộ các giải pháp điều tiết thị trường xăng dầu. Bây giờ chúng tôi không thể nói trước 10 ngày tới giá thế giới tăng thì sẽ giảm thuế.
Về ý kiến cho rằng, bộ chỉ chú trọng nguồn thu ngân sách, tôi xin nhấn mạnh lại rằng, chính vì xử lý theo hướng không tác động nhiều đến sản xuất, tiêu dùng nên chúng tôi chỉ cho phép các doanh nghiệp có thể định giá tăng bằng 50% mức giá phải tăng.
 Về ý kiến cho rằng, bộ chỉ chú trọng nguồn thu ngân sách, tôi xin nhấn mạnh lại rằng, chính vì xử lý theo hướng không tác động nhiều đến sản xuất, tiêu dùng nên chúng tôi chỉ cho phép các doanh nghiệp có thể định giá tăng bằng 50% mức giá phải tăng. 
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng cục Quảng lý giá (Bộ Tài chính)
- Hiện nay,mua mỗi lít xăng dầu, người dân phải bỏ thêm 300 đồng/lít vào Quỹ làm tăng giá bán xăng? Vì sao Bộ Tài chính không giảm mức trích Quỹ bình ổn giá?
Quy định 300 đồng/lít trích Quỹ này là cho phép tính vào giá thành sản xuất của doanh nghiệp. Nếu bây giờ không trích lập thì sau này, chúng ta sẽ không có nguồn để sử dụng, để mức giá tăng thấp hơn. Tính đến nay, số dư Quỹ bình ổn giá mới được 500 tỷ đồng.
Nguồn lực Quỹ đã sử dụng hết để bình ổn vào năm 2011 và đầu năm 2012 nên quỹ ở một số doanh nghiệp hiện nay vẫn đang âm. Số âm chưa bù lỗ còn khá nhiều. Cho sử dụng quỹ cũng là cách ứng trước. Do đó, chúng ta cần tiếp tục trích để bù đắp lại số “âm” này.
Trong 2 năm vừa qua, chúng tôi cũng không thể tính được nguồn thu hàng năm từ xăng dầu vì thuế về 0%, quỹ có lúc ngừng trích. Từ tháng 5/2012, khi giảm giá, chúng tôi mới có cơ hội tăng thu trở lại các nguồn lực này cho xăng dầu.
- Liên Bộ đã trao quyền tự quyết giá xăng dầu cho doanh nghiệp nhưng lần tăng giá xăng này, doanh nghiệp vẫn phải “xin” ý kiến của Bộ. Có phải, việc điều hành thị trường này theo Nghị định 84 đang bị rối?
Nghị định 84 đã quy định rõ, nếu giá cơ sở tăng 7% so với giá bán lẻ, doanh nghiệp được quyền định giá. Nếu giá tăng từ 7-12%, doanh nghiệp được tăng 60%, 40% lấy từ Quỹ. Còn nếu tăng giá cơ sở trên 12% thì Nhà nước sẽ can thiệp.
Chúng ta phải hiểu là doanh nghiệp có quyền quyết định giá trong biên độ, trong sự kiểm soát của Nhà nước. Tuy được giao nhưng khi điều chỉnh, doanh nghiệp phải đăng ký giá với Bộ, tuân theo cả tần suất như tính giá bình quân 30 ngày.
Ở đây, không phải giá xăng dầu được thả giá cho doanh nghiệp, không phải là Nhà nước buông giá xăng dầu.
Hiện nay, Nhà nước đang can thiệp vào giá xăng dầu là đúng vì điều 27 Nghị định 84 đã quy định, trong điều kiện nền kinh tế cần bình ổn, Bộ có quyền sử dụng các công cụ điều tiết thị trường.
Ngoài ra, việc điều hành xăng dầu còn luôn phải đảm bảo đủ cung ứng xăng dầu, giá cả hợp lý.
Bảo Linh
 

Không có nhận xét nào: