VietnamDefence - Airbus Military đã bàn giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam máy bay tuần biển С212-400 đầu tiên.
Airbus Military đã chuyển giao cho Việt Nam máy bay đầu tiên trong số 3 máy bay tuần biển С212-400 mà Cảnh sát Biển Việt Nam đặt mua, Airbus Military thông báo hôm 29/8/2012.
Máy bay được sản xuất ở Sevilla, Tây Ban Nha đã được bàn giao ở Gia Lâm, Hà Nội sau 10 ngày bay không tải chuyển sân từ Skavsta, Thụy Điển, nơi máy bay được lắp các hệ thống tác vụ.
Sau đó, máy bay bay qua Košice (Slovakia), Sitia (Hy Lạp), Luxor (Ai Cập), Riyadh (Saudi Arabia), Muscat (Oman), Ahmedabad và Kolkata (Ấn Độ) và Chiang Mai (Thái Lan).
Các máy bay tuần biển С212-400 sẽ được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ như tuần tra vùng biển ven bờ, tìm/cứu, cũng như chống buôn lậu.
Máy bay thứ hai đang ở giai đoạn hoàn thiện ở Thụy Điển, còn chiếc thứ ba sẽ được chuyển giao từ Sevilla trước cuối năm nay.
Tính đến nay, 42 quốc gia trên thế giới đã đặt mua 478 máy bay С212.
Nguồn: airbusmilitary.com, MP, 30.8.12.
(GDVN) – Giới truyền thông Trung Quốc đưa tin, tàu khảo sát Thực nghiệm 3 thuộc Sở Nghiên cứu hải dương Nam Hải (Biển Đông) thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã và đang hoạt động (trái phép) trên khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ ngày 20/8 đến nay. Trong bối cảnh căng thẳng ngày một gia tăng trên Biển Đông vì những động thái leo thang của Trung Quốc, nay Bắc Kinh tiếp tục phái tàu thăm dò khảo sát địa chất biển Thực nghiệm 3 ra quần đảo Trường Sa, một lần nữa cho thấy âm mưu độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh không thay đổi, thậm chí Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động thực hiện âm mưu ấy.
Tàu Thực nghiệm 3 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa |
Thả thiết bị lấy mẫu trắc nghiệm địa chất |
Lấy mẫu trắc nghiệm |
Tàu Thực nghiệm 3 được giới truyền thông nhà nước Trung Quốc cho là có thể di chuyển dọc Biển Đông |
Lực lượng nhân viên Trung Quốc trên tàu Thực nghiệm 3 |
Tàu Thực nghiệm 3 bắt đầu kéo ra khu vực quần đảo Trường Sa từ ngày 20/8 |
Lấy mẫu |
Tất cả những động thái leo thang này chỉ nhằm phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc |
Sau những hoạt động khảo sát phi pháp này, có thể Trung Quốc sẽ còn những động thái leo thang khác nhằm tranh thủ vơ vét tài nguyên trên Biển Đông
|
-Tướng Kiều Lương Trung Quốc bàn cách dùng vũ lực độc chiếm biển Đông (GDVN) – Để chiếm đoạt toàn bộ đảo, đá và tài nguyên ở biển Đông, tướng Kiều Lương Trung Quốc đề xuất học Mỹ sử dụng “chiến tranh siêu giới…
-Biển Đông căng thẳng và động thái mới nhất của Mỹ-Trung (Phunutoday) – Ngày càng bất đồng về việc xử lý những cuộc tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, Hoa Đông giữa Trung Quốc và nhiều nước láng giềng, quan chức Mỹ – Trung liên tục tăng cường các chuyến đi ngoại giao.
Giữa tháng 9 này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ có chuyến thăm đầu tiên đến Trung Quốc khi hai nước đang ngày càng bất đồng về cách thức Bắc Kinh giải quyết các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Chuyến thăm của ông Panetta diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp đón người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt tại thủ đô Washington. Tại cuộc gặp vào hồi tháng 5 năm nay, Bộ trưởng Leon Panetta nhấn mạnh: “Mỹ bảo vệ việc thay đổi trọng tâm chiến lược quốc phòng ở châu Á với mục đích là giúp những đồng minh có khả năng đối đầu với những thách thức quân sự mà họ gặp phải. Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc ở Thái Bình Dương. Washington muốn cùng với Bắc Kinh xây dựng mối quan hệ vững chắc trong tương lai. Điều này là cần thiết cho hai nước để giải quyết hiệu quả những vấn đề khó khăn”.
Chỉ mới 3 tháng sau chuyến công du Washington của ông Lương Quang Liệt, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Sái Anh Đĩnh lại lặng lẽ qua Mỹ từ ngày 20 đến ngày 22/8 vừa qua.
Theo giới phân tích Trung Quốc, vấn đề Biển Đông, biển Hoa Đông đã được đặt lên bàn hội nghị.
Ngay sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tiếp tục có chuyến công du 6 nước châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 31/8. Đây là lần thứ ba bà Clinton quay trở lại châu Á trong vòng 4 tháng. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, biển Đông sẽ là vấn đề ưu tiên của bà Clinton trong chuyến công du này. Bà Clinton được dự đoán sẽ cảnh báo Trung Quốc về việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp biển đảo, hãng tin Pháp AFP nhận định. Còn giới quan sát nhận định chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ nhằm khẳng định vai trò của Washington tại châu Á – Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trước đó, hôm thứ Ba ngày 28/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã phát biểu rằng Mỹ không muốn thấy các tranh chấp trên Biển Đông cũng như ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới được giải quyết bằng cách ức hiếp hay bằng sức mạnh. “Chúng tôi muốn thấy giải quyết các bất đồng này tại bàn đàm phán,” bà Nuland nói.
Ngay trước thềm chuyến Á du của bà Clinton, hãng tin Tân Hoa Xã nhận định chuyến đi của bà Clinton là nhằm để ‘kiềm chế’ Trung Quốc và các buộc Washington “gây sự” trong khu vực. Tân Hoa Xã cũng bày tỏ quan ngại trước việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. “Mỹ cần phải từ bỏ tham vọng phi thực tế là làm bá chủ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như thế giới”, Tân Hoa Xã răn đe.
Trong một diễn biến khác, Mỹ đang có kế hoạch mở rộng lá chắn tên lửa ở châu Á trong một động thái nhằm hạn chế mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên song cũng có thể sử dụng để đối phó với quân đội Trung Quốc.
Thông tin trên được đưa ra sau khi quân đội Trung Quốc thử nghiệm một tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 24/7 với tầm phóng được cho là có thể vươn tới bất kỳ thành phố nào của Mỹ. Tên lửa DF-41 có thể mang 10 đầu đạn riêng biệt, mỗi đầu đạn có thể được lập trình để đánh vào một mục tiêu khác nhau. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về sự phát triển của một tên lửa chống tàu được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc, có khả năng tấn công hạm đội Thái Bình dương Mỹ. Những tên lửa này có tầm phóng gần 1.500 km, được thiết kế để ngăn chặn tàu Mỹ tiếp cận biển Đông, một khu vực quan trọng trong chiến lược quốc phòng của Trung Quốc.
Trong những ngày qua, Mỹ cũng tiến hành tập trận rầm rộ với các nước châu Á bất chấp sự quan ngại của Trung Quốc. Tuần trước là cuộc tập trận chung của Mỹ với Nhật, Hàn. Tiếp đó, từ ngày 28/8, hải quân Mỹ và 6 nước Đông Nam Á (Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapỏe) khởi động kế hoạch tập trận chung nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến trên biển.
Giới quan sát đang chờ đợi các chuyến ngoại giao qua lại giữa quan chức Mỹ – Trung có xoa dịu được những bất đồng giữa hai bên xung quanh việc tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng.
-Canh bài giàn khoan nước sâu của TQ -Khi Trung Quốc khánh thành giàn khoan nước sâu đầu tiên hồi tháng 5, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia nước này (CNOOC) đã gửi một thông điệp tới cấp trên cùng nhân viên về ý nghĩa của giàn khoan đối với tham vọng của Bắc Kinh ở nước ngoài.
“Các giàn khoan nước sâu cỡ lớn là lãnh thổ quốc gia di động và là một vũ khí chiến lược”, ông Vương Dĩ Lâm nói. CNOOC đang sử dụng giàn khoan để khoan ba giếng trong năm nay ở Biển Đông – vùng biển diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và nhiều nước khác, cũng là nơi “đụng độ” giữa Bắc Kinh và Washington.
Vương giờ đây đang tập trung vào thỏa thuận trị giá 15,1 tỉ USD của CNOOC để mua lại công ty Nexen của Canada – một hợp đồng “bom tấn” cần có sự phê duyệt của Mỹ vì các tài sản năng lượng của Nexen ở vịnh Mexico.
Đây cũng là thỏa thuận mới nhất trong một vai trò kép mà Vương thừa nhận kể từ khi nắm quyền ở CNOOC năm ngoái: điều hành công ty như một doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài theo định hướng lợi nhuận đa quốc gia, và thúc đẩy nó như một tài sản chính trị và chiến lược ở trong nước.
Xung đột giữa hai vai trò này làm dấy lên những lo lắng ở chính Trung Quốc – nơi thậm chí một số người trong công ty của Vương cũng e ngại rằng, các động thái mang tính chính trị của CNOOC ở Biển Đông có thể bị xem là quá gây hấn. Vương dẫn dắt CNOOC để khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở đây, bất chấp cạnh tranh chủ quyền với một số nước khác.
Ngoài ra còn có những quan ngại trong ngành công nghiệp dầu khí Trung Quốc, gồm nỗi lo về việc CNOOC tuyên bố thỏa thuận với Nexen trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ – nơi mà vấn đề Trung Quốc đã trở thành vấn đề tranh cãi chính trị nóng bỏng. “Thời điểm có vẻ không hợp lý”, một người có quan hệ mất thiết với các công ty dầu khí lớn của Trung Quốc nói. “Nếu không thành công, nguy cơ thực sự rất lớn” với những công ty khác của Trung Quốc có tham vọng tại Bắc Mỹ.
Khuếch trương chính trị?
Các động thái gần đây của CNOOC dưới thời các nhà điều hành trong đó có Vương là sử dụng những thỏa thuận ở nước ngoài để thúc đẩy sự tín nhiệm chính trị. Nó xuất hiện trong bối cảnh Trung Quốc yêu cầu các tập đoàn nhà nước tìm kiếm kinh doanh vượt ra ngoài phạm vi bờ biển Trung Quốc, và đúng vào thời điểm Trung Quốc đang tìm kiếm những nhà lãnh đạo trẻ tuổi hơn có hiểu biết quốc tế và năng lực kinh doanh.
“Nó sẽ là niềm tự hào chính trị” nếu Vương có thể thành công trong thỏa thuận với Nexen, người viết về các nhà điều hành dầu khí Trung Quốc tại Viện Brooking ở Washington – Erica Downs – cho biết. Vương, 55 tuổi, xem ra đang cạnh tranh cho một vị trí cao hơn, các nhà phân tích và người thông hiểu những hoạt động của CNOOC đánh giá.
Là một tập đoàn dầu khí ngoài khơi chính của Trung Quốc, CNOOC trở thành công ty Trung Quốc có dính líu nhiều nhất với Biển Đông.
CNOOC hồi tháng 6 tuyên bố mở vòng thầu mới các lô dầu khí cho những đối tác nước ngoài. Các lô này nằm trong phạm vi mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình theo Công ước LHQ về Luật Biển.
Vương bắt đầu sự nghiệp của mình tại bộ Xăng dầu Trung Quốc sau khi có tấm bằng cử nhân ngành thăm dò và địa chất dầu khí tại Trung Quốc năm 1982. Sau khi bộ này giải tán và được thay thế bởi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), Vương dành thời gian những năm 1990 và đầu 2000 ở cương vị điều hành CNPC tại khu vực giàu tài nguyên Tân Cương. Một quan chức CNPC cho biết, Vương “khá khiêm tốn” trong công ty nhưng được xem là người có thẩm quyền cao.
Sau khi thăng tiến lên vị trí thứ ba trong CNPC năm 2003, Vương đã đảm nhận vai trò dẫn dắt CNOOC năm ngoái trong cuộc tái cơ cấu ngành công nghiệp dầu khí Trung Quốc.
Vương được tin là có sự ủng hộ chính trị lớn. Một người nói rằng, công việc của Vương ở Biển Đông dường như là nỗ lực để “khuếch trương” sự tín nhiệm chính trị, thể hiện rằng ông có thể bảo vệ các lợi ích của Bắc Kinh ở một trong vùng tranh chấp nhạy cảm nhất của khu vực.
Thái An (theo Wall Street Journal)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét