Robert Manning - Trà Mi lược dịch
Không phải việc đưa tàu sân bay đến Thái Bình Dương hay đóng 2.500 thủy quân lục chiến tại Úc nhưng thành lập một thành phố mới, Tam Sa, trong quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp mới là hành động khiêu khích của Trung Quốc đưa tình hình địa chính trị trong vùng biển Nam Trung Hoa đến một giai đoạn mới. Sự quyết đoán leo thang này có thể có tầm quan trọng chiến lược lớn hơn, như là một phần của phản ứng của Bắc Kinh với chính sách “trục” tái cân bằng của Mỹ ở châu.
Bản đồ xuất bản thời Trung Hoa Dân Quốc chỉ đến Hải Nam (năm dân quốc thứ 15 – 1926)
Nguồn: Hu Zi (Facebook)
Nguồn: Hu Zi (Facebook)
Công bố một thành phố mới trên đảo san hô dài 2 km ở miền Nam Biển Trung Quốc (dân số khoảng 150 ngư dân), có đủ thị trưởng, hội đồng thành phố, đơn vị đồn trú quân sự đã đưa vấn đề đi một bước vượt ra ngoài những cuộc cãi vã ngoại giao với các bên tranh chấp khác, trong trường hợp này là Philippines và Việt Nam. Trung Quốc dường như cũng xem thành phố mới Tam Sa như một trạm giám sát hành chính trung ương cho khu vực rộng lớn phía Nam biển Trung Quốc.
Hành động này của Bắc Kinh sau một quyết định của Việt Nam về Luật Biển vào tháng Sáu, khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Không phải ngẫu nhiên, Bắc Kinh phản ứng ngay sau một cuộc họp các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không đồng ý về một tuyên bố liên quan đến những tranh chấp ở các đảo nhỏ và các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với các ngư trường phong phú và tài nguyên dầu khí.
Điều này khiến Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Marty Natalegawa phải đi lại để giải quyết bế tắc trong khu vực Việt Nam, Cambodia, Singapore và Malaysia để khôi phục lại một vị trí đồng bộ của ASEAN trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), kể cả việc ủng hộ Tuyên bố Ứng xử năm 2002. Trong khi ASEAN, với hỗ trợ của Mỹ, đã tìm cách giải quyết các tranh chấp qua các cuộc đàm phán đa phương, Trung Quốc đã nhấn mạnh vào việc giải quyết vấn đề theo lối song phương – giữa TQ và từng nước có tranh chấp – để giành lấy thế mạnh.
Bắc Kinh từ lâu đã khẳng định rằng tất cả vùng biển bên trong “chín gạch ngang”, khoảng 80% của biển Đông, là vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền Trung Quốc. Tuyên bố này mâu thuẫn với Hiệp ước Luật Biển (Law of the Sea, LOS), giới hạn khu kinh tế trong vòng 200 dặm của thềm lục địa của mỗi quốc gia. Bắc Kinh lập luận rằng những tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đã có trước khi LOS ra đời. Tuy nhiên, Trung Quốc không kiểm soát hòn đảo Phú Lâm (mà TQ gọi là Yongxing Dao) cho đến năm 1974 khi có cuộc đụng độ hải quân với Hà Nội làm thiệt mạng 71 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam .
Năm 2010, Trung Quốc cho rằng những tranh chấp vùng lãnh thổ biển Nam Trung Quốc là một phần của “lợi ích cốt lõi” của nó cùng thể loại bất khả thương lượng như chủ quyền lãnh thổ TQ tại Đài Loan và Tây Tạng.
Bắc Kinh sau đó dường như đã thoái bộ sau một phản ứng mạnh mẽ của ASEAN và Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc những động thái mới của TQ không cho người ta tin rằng TQ có một định nghĩa hạn chế hơn về “lợi ích cốt lõi”.
Chủ nghĩa Monroe kiểu Trung Quốc?
Hành động Trung Quốc có thể được thiết kế để gửi nhiều thông điệp vượt ra ngoài chuyện nước nào có chủ quyền trên hòn đảo nào.
Chủ nghĩa dân tộc là một sức mạnh dễ lợi dụng ở Trung Quốc, nhiều người Trung Quốc coi việc bị các nước nhỏ như Việt Nam và Philippine “lấn áp” là một sự xỉ nhục cho Trung Quốc. Trong lúc mực tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phải đương đầu với những trở ngại nghiêm trọng và tập đoàn lãnh đạo chính trị đang trong quá trình chuyển đổi, chủ nghĩa dân tộc được ưa chuộng có thể được xem như nước cờ đánh lạc hướng.
Nhưng có một điểm khác lớn hơn. Kể từ khi Washington công bố chính sách “tái cân bằng” với Lầu Năm Góc cho hay hồi tháng Sáu là Mỹ sẽ đưa 60% hải quân đến đóng ở vùng Thái Bình Dương vào năm 2020, thì các chiến lược gia Trung Quốc đã toan tính làm thế nào để để trả lời với chính sách của Mỹ. Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Quốc ngoài mong muốn thấy các nước trong vòng tranh chấp giải quyết vấn đè một cách ổn thỏa. Quyền lợi quóc gia chính của Mỹ là duy trì tình trạng không bị cản trở tự do hàng hải.
Có thể Bắc Kinh nhìn thấy sự quyết đoán của họ như là một cách cho Washington thấy một chút Học thuyết Monroe kiểu TQ mà không phải trả giá đắt và ít nguy hiểm.
Chắc chắn, Trung Quốc biết rằng sự quyết đoán của mình không được hân hoan đón nhận ở khu vực Đông Á, và có khuynh hướng đẩy các quốc gia nhỏ hơn nghiêng về Mỹ để cân bằng với Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như đã dự tính rằng mặc dù sự có mặt mạnh mẽ hơn của quân đội Mỹ trong khu vực, Trung Quốc vẫn có thể lấn áp các nước nhỏ xung quanh và phản ứng của Mỹ sẽ chỉ giới hạn trong việc khiển trách có tính ngoại giao. Bắc Kinh dường như được đặt cược rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp quân sự nếu có một cuộc đụng độ hải quân giữa Trung Quốc và Việt Nam hoặc Philippine ở miền Nam Biển Đông.
Có thể là một tin nhắn từ Bắc Kinh, “đây là của sân chơi của chúng tôi, bạn không có quyền lớn lối.” Nhưng lô gíc loại này sẽ đưa vai trò TQ trên trường quốc tế đến đâu? Một mặt, một thế giới dựa trên luật lệ, Trung Quốc muốn đóng vai trò lớn hơn trong việc hình thành các quy tắc, tương xứng với độ tăng của trọng lượng kinh tế và chính trị. Mặt kkác sẽ là chuyện hoàn toàn khác nếu TQ chỉ muốn đơn giản khuê trương sức mạnh. Trong trường hợp sau, Trung Quốc có khả năng thành công hơn trong việc huy động một liên minh các quốc gia để chống lại sức mạnh của TQ hơn là có thể giữ mục tiêu làm một tài tử độc diễn.
© DCVOnline
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét