Pages

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

TIẾNG CÒI ĐÃ ĐƯỢC THỔI ĐỐI VỚI ÔNG TRÙM YÊU BÓNG ĐÁ


Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, theo Phía Trước
Ben Bland 
viết từ Jakarta, Financial Times
Năm nay là năm con rồng, theo chiêm tinh học của người Trung Quốc và Việt Nam thì năm có đầy bất ngờ đối với ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những ông trùm nổi bật và táo bạo nhất ở Việt Nam.   
Tuy vậy, mặc dù doanh nhân này bắt đầu năm mới với chiều hướng tích cực, trong đó ông đã thành công vượt qua mùa bóng với một cuộc đụng độ gay gắt cùng liên đoàn bóng đá nhà nước, nhưng sự kiện tồi tệ nhất đã đến với ông vào đêm thứ hai vừa qua. Ông Kiên, sinh năm 1964 – cũng là năm con rồng, đã bị công an bắt tại biệt thự sang trọng của ông ở quận Tây Hồ, Hà Nội.
Theo nguồn tin từ chính phủ Việt Nam thì ông Kiên năm nay 48 tuổi, người đồng sáng lập Asia Commercial Bank (ACB), một trong những ngân hàng cho vay lớn nhất ở Việt Nam, đã bị cáo buộc thực hiện “kinh doanh bất hợp pháp” bằng cách không có các giấy phép đăng ký đối với 3 công ty đầu tư nhỏ mà ông đăng giữ chức chủ tịch.

Nhìn chung thì các cáo buộc này có vẻ như không có gì lớn lao, và ông chỉ phải đối mặt với mức án tối đa lên đến hai năm tù giam nếu bị kết tội bởi hệ thống tư pháp của Việt Nam. Tương tự như tất cả các ban ngành khác thuộc nhà nước dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng, tất nhiên chuyện tuyên bố trắng án là rất hiếm xảy ra.
Việc bắt giữ ông Kiên chỉ xảy ra vài tháng sau khi Đặng Thị Hoàng Yến, một trong những doanh nhân giàu nhất Việt Nam, đã bị buộc thôi chức đại biểu Quốc hội. Tương tự như nước láng giềng Cộng sản của họ ở Trung Quốc, các nhà lãnh đạo huyền bí của Việt Nam hiếm khi tiết lộ ý định thực sự của họ ra bên ngoài.
Nhưng các nhà phân tích và ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam tin rằng các động thái gần đây đối với hai ông bà trùm tư bản thuộc thế hệ trẻ của đất nước có thể đã tượng trưng cho một làn sóng phản ứng dữ dội chống lại những nhóm đã hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế chỉ có lợi cho một số doanh nhân và chính trị gia. Mặt khác, việc này đã để lại cho đất nước một hệ thống kinh tế đầy bất ổn định và nợ xấu tràn lan.
Sinh ra ở vùng ngoại ô Hà Nội, ông Kiên từng theo học tại học viện quân đội ở thành phố Hồ Chí Minh trước khi tiếp tục học chương trình quân sự vào năm 1981 tại Hungary, sau đó sang nước cộng sản anh em. Khi trở về, ông đã làm việc cho công ty dệt may nhà nước trước khi sáng lập ngân hàng ACB vào năm 1994 với một nhóm đối tác kinh doanh.
Những người đã từng làm kinh doanh với ông nói rằng ông có thể hành xử “tàn nhẫn” và “báo tạo”, nhưng đồng thời ông cũng là một doanh nhân chân thật chứ không phải chỉ là một người bán rong gây ảnh hưởng. Một số nguồn tin cho rằng hồi đầu năm nay ông là người đứng phía sau vụ thâu tóm ngần hàng Sacombank, một đối thủ của ACB. Nhưng trong một nước hoàn toàn thiếu vắng sự minh bạch tài chính thì hầu như không có tài liệu nào chứng minh đối với thỏa thuận đó cả.
Sau khi xây dựng ACB trở thành một trong những ngân hàng tư nhân mạnh nhất ở Việt Nam và thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn như ngân hàng Standard Chartered và Jardine Matheson ở Hồng Kông, ông Kiên đã chuyển sự chú ý của ông sang bóng đá.
Sau một số sự kiện giận dữ của công chúng về vấn nạn tham nhũng, trọng tài thiếu năng lực và lượng khán giả trong các trận đấu giảm sút, ông Kiên đã táo bạo nắm bắt quyền kiểm soát non trẻ của giải bóng đá Việt Nam hồi năm ngoái cùng với một số các chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng khác.
Khi đội bóng ACB Hà Nội rớt hạng vào cùng một thời điểm, ông đã mua một câu lạc bộ hàng đầu khác và sáp nhập cả hai lại nhằm duy trì ảnh hưởng của mình trong cuộc chơi.
Khi ông vào trận chiến với Liên đoàn bóng đá Việt Nam do nhà nước kiểm soát để dành quyền kiểm soát bản quyền truyền hình đối với các giải đấu mới, ông cảnh báo các phương tiện truyền thông địa phương rằng ông sẽ sẵn sàng từ bỏ lợi ích kinh doanh để theo đuổi tham vọng thể thao.
Bây giờ, khi bàn cờ đã bị đảo ngược lại và ông bị đẩy vào hang của con rồng trong một hệ thống tư pháp bị chính trị kiểm soát tại Việt Nam thì ông có nguy cơ sẽ mất tất cả mọi thứ.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

Không có nhận xét nào: