Pages

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

TRUNG QUỐC NHẮM ĐẾN MỤC TIÊU BIỂN ĐÔNG


Đặng Khương chuyển ngữ, theo Phía Trước
Peter Brookes*Heritage Foundation – The Hill
Trong khi các vận động viên Trung Quốc đang cố gắng đoạt huy chương vàng trong các cuộc thi Olympic ở London thì bên kia trái đất các nhà chiến lược Trung Quốc đang ra sức ngấu nghiến vùng lãnh thổ rộng lớn có nhiều tranh chấp ở Biển Đông.
Nếu không lên tiếng đẩy lùi vấn đề này một cách mạnh mẽ thì có khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục làm việc đó.
Như bạn thấy, Bắc Kinh tin rằng nhiều trong số các đảo tại Biển Đông (và cả vùng biển lân cận) là lãnh thổ “không thể chối cãi” của Trung Quốc, mặc dù khoảng cách của các đảo này đối với Trung Quốc rất xa so với các quốc gia khác trong vùng.

Vấn đề là các quốc gia khác như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng lên tiếng tuyên bố chủ quyền tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Không có gì đáng ngạc nhiên vì khu vực này có tiềm năng chứa đựng số lượng lớn tài nguyên thiên nhiên, ước tính dưới lòng biển có thể có hơn 200 tỷ thùng dầu và gần 24,5 nghìn tỷ mét khối (900 nghìn tỷ cubic feet) khí đốt tự nhiên.
Đó là con số rất lớn.
Ngoài dấu hỏi lớn đáng ngờ về lịch sử và pháp lý của Trung Quốc tại khu vực này, gần đây Bắc Kinh đã thiết lập một đơn vị đồn trú quân sự ở quần đảo Hoàng Sa, nơi được cho là để quản lý những “tuyên bố” của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Trong khi nhiệm vụ trước đây là bảo vệ bờ biển Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ quân sự hóa vùng tranh chấp cùng với cái gọi là “đường chín đoạn”,  bao gồm khoảng 80% của khoảng 1,5 triệu dặm vuông diện tích Biển Đông.
Điều thú vị về vấn đề này là Trung Quốc ngày càng tăng cường lực lượng hải quân trong khu vực Đông Á sau nhiều năm liền dồn sức xây dựng sức mạnh hàng hải.
Ví dụ, họ đang phát triển một tàu sân bay để hoạt động ngoài khơi. Họ có tàu ngầm tấn công mới và các tàu khu trục, cộng với tên lửa đạn đạo duy nhất trên đất liền có thể hạ gục các tàu sân bay.
OK, nhưng tại sao chúng ta [Hoa Kỳ] phải quan tâm?
Điều đầu tiên vì Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương. Gần một nửa thương mại toàn cầu của chúng ta là ở khu vực Đông Á, cộng thêm với một số thương mại khác đi ngang qua khu vực này để đến những nơi như Nam Á và Trung Đông.
Với hàng nghìn tỷ USD trong thương mại đường biển xuyên qua vùng Biển Đông hàng năm, tự do lưu thông ngang qua khu vực “phổ biến toàn cầu” này là tối quan trọng đối với lợi ích của Hoa Kỳ.
Chúng ta cũng có rất nhiều đồng minh và bạn bè – cũ cũng như mới – trong khu vực này đang mất bình bởi hành vi tàn bạo và táo bạo của Trung Quốc như (hiệp ước phòng thủ đồng minh) Philippines và Việt Nam.
Cộng thêm nếu bỏ qua hoặc phục tùng sự quyết đoán của Bắc Kinh thì ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Đó là chưa nói đến gần đây Trung Quốc đã cảm thấy khuyến khích – và cả động viên – bởi sự đói khát nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhận thức được các nhược điểm của những nước khác trong khu vực.
Thật không may, trong khi Lầu Năm Góc tuyên bố chiến lược “trục” châu Á của Hoa Kỳ sẽ chuyển một nửa tàu Hải quân sang Thái Bình Dương, thì điều này có thể rất khó thực hiện vì sự cam kết của Hoa Kỳ tại Trung Đông và số tàu đang bị giảm xuống dưới các điều kiện cần thiết trong vòng 30 năm tới.
Những đám mây bão địa chính trị đang hình thành trên vùng Biển Đông trong thời gian gần đây chỉ ra một loạt các lý do vì sao chúng ta cần phòng thủ quốc gia vững mạnh, đặc biệt là Hải quân, nhằm bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ ngay cả trong thời điểm kinh tế khó khăn.
* Brookes hiện là nghiên cứu viên cao cấp tại Heritage Foundation và là cựu trợ lý phó giám đốc Quốc phòng Hoa Kỳ.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 201

Không có nhận xét nào: