Pages

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

VÙNG BIỂN BÙN LẦY Ở CHÂU Á


Bảo Anh chuyển ngữ, Phía Trước - (The New York Times – Sunday Review )
Biển Đông, một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới, trong nhiều thế kỷ qua đã có lắm vấn đề tranh cãi giữa các nước châu Á. Những ngày này, đường biển tại đây được bao bọc bởi một số nền kinh tế sôi động nhất châu Á – bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Malaysia – và  cuộc cạnh tranh đã diễn ra ở góc độ hầu như nước nào cũng có thể tham gia. Cuộc đối đầu dành quyền kiểm soát lãnh thổ thường xuyên ở mức đáng báo động và có thể vượt ra khỏi cầm tay bất cứ lúc nào với những hậu quả nghiêm trọng.

Thật không khó để hiểu lý do tại sao tất cả các nước trong khu vực đều muốn dành một phần chủ quyền tại đây. Biển không chỉ là một tuyến đường thương mại quan trọng, mà còn có các nguồn tài nguyên phong phú như dầu mỏ, khí đốt, ngư trường và khoáng sản. Các quốc gia đang ra sức quyết liệt tranh giành các hòn đảo trong khu vực này, thậm chí cả các bãi đá ngầm cũng không bỏ qua.
Cả Trung Quốc và các nước láng giềng đều có trách nhiệm làm gia tăng căng thẳng ở khu vực này. Nhưng không thể bỏ qua lý do rằng sức mạnh kinh tế và sự quyết đoán của lực lượng hải quân cũng như các tàu thương mại của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến sự thay đổi quan điểm và mối lo lắng của các nước láng giềng nhỏ hơn. Tham vọng của Bắc Kinh rất lớn: chủ tịch một viện nghiên cứu tại Trung Quốc, Wu Shicun, nói với phóng viên Jane Perlez của The Times rằng Trung Quốc muốn kiểm soát không ít hơn 80% diện tích Biển Đông.
Hoa Kỳ tỏ ra rất quam tâm, và có lý do đúng đắn để làm như vậy. Ví dụ, trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã mở rộng các hoạt động quân đội và đã gửi quân đến đồn trú trên Đảo Yongxing (Đảo Phú Lâm) . Ông Wu cho biết mục đích Bắc Kinh cho phép đóng quân ở đây là để “thực hiện chủ quyền đối với tất cả các quần đảo nằm bên trong Biển Đông”, bao gồm hơn 40 hòn đảo mà hiện nay Việt Nam, Philippines, Malaysia đang “chiếm đóng bất hợp pháp”. Chính quyền Obama đã lên tiếng phản đối rằng hành động khiêu khích này sẽ tiếp tục làm căng thẳng thêm tình hình tại đây. Đổi lại, một tờ báo hàng đầu của Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ nên “câm miệng” và ngừng can thiệp vào các vấn đề chủ quyền của Trung Quốc.
Washington nên bỏ qua sự thiếu tế nhị trong ngoại giao như sự kiện nêu trên và tiếp tục đóng vai trò quan trọng để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các vấn đề tranh chấp. Ngoài các hoạt động của Trung Quốc trên Đảo Yongxing, hồi đầu năm nay các tàu Trung Quốc cũng đã đụng độ với tàu của Philippines tại bãi đá ngầm Scarborough ở ngoài khơi bờ biển Philippines. Sự căng thẳng cũng đã vượt xa hơn đến vùng Hoa Đông, nơi Nhật Bản đã tránh gây thêm bế tắc với Bắc Kinh bằng cách trục xuất 14 công dân Trung Quốc bị bắt giữ trên một hòn đảo đang tranh chấp giữa hai quốc gia Trung-Nhật.
Trung Quốc muốn giải quyết các tranh chấp bằng cách trao đổi song phương với từng quốc gia bởi vì họ nghĩ rằng họ có sức mạnh vượt trội hơn các nước láng giềng lân cận. Hoa Kỳ cần có một vị trí trung lập hơn trong vấn đề này, như đã đề xuất rằng tranh chấp cần giải quyết một cách công bằng “không ép buộc, không dọa dẫm, không đe dọa khiêu khích và không sử dụng vũ lực” thông qua thương lượng ôn hoà.
Nhưng tiếng nói của Washington cũng không nên là tiếng nói duy nhất cho một giải pháp hòa bình tại đây. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm Việt Nam, Philippines và những nước khác, có thể đóng góp bằng cách áp dụng một quy ước có tính ràng buộc về hành vi quản lý tranh chấp Biển Đông. Đáng tiếc rằng cho đến nay việc này vẫn chưa diễn ra.
Điều này rất quan trọng và chính quyền Obama cần tiếp tục đầu tư các nỗ lực để giải quyết những vấn đề ở Biển Đông, bao gổm làm việc với cả Trung Quốc lẫn tăng cường sự cộng tác với các liên minh của Hoa Kỳ và đối thủ của họ.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

Không có nhận xét nào: