Pages

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Quốc hội nhất trí bỏ ban chống tham nhũng


  1. Mới đây Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi ” không đưa phong bì” tại diễn đàn Quốc Hội.
    cách đây 30 phút từ BBC Tiếng Việt
  2. Hãng tư vấn rủi ro kinh tế chính trị (PERC) đặt tại Hong Kong xếp Việt Nam đứng thứ 5 trong số   16 nước tại Châu Á Thái Bình Dương mà hãng này đánh giá về mức độ tham nhũng trong năm 2011.

    1. Campuchia, 9.27
    2. Indonesia, 9.25
    3. Philippines, 8.90
    4. Ấn Độ, 8.67
    5. Việt Nam, 8.30
    6. Trung Quốc, 7.93
    7. Thái Lan, 7.55
    8. Hàn Quốc, 5.90
    9. Malaysia, 5.70
    10. Đài Loan, 5.65
    11. Macau, 4.68
    12. Hoa Kỳ, 2.39
    13. Nhật Bản, 1.90
    14. Australia, 1.39
    15. Hong Kong, 1.10
    16. Singapore, 0.37
    cách đây 35 phút
  3. Báo Thanh Tra cho biết hội nghị mô hình của Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương về phòng, chống rửa tiền (APG) năm 2012 vừa diễn ra vào ngày hôm nay 23/11 tại Hà Nội. Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)… Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh – Trưởng ban Chỉ đạo Phòng, chống rửa tiền đã đến dự và khai mạc hội nghị. Cùng dự có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đại diện Ban Thư ký APG. Bài báo cho biết “hội nghị cũng là dịp để Chính phủ Việt Nam khẳng định với bạn bè quốc tế về quyết tâm cao trong công tác này”.

    cách đây 49 phút từ Báo Thanh Tra qua email
  4. Hy Văn: Không ai tự chặt tay mình đi cả, nếu quyết liệt thì mối liên hệ giữa các thành viên của cả bộ máy bị phá vỡ! Tự diễn biến sẽ nhanh hơn!
    cách đây 55 phút từ Hy Văn qua Facebook
  5. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam vào tuần này công bố khảo sát xã hội học có tựa ‘Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức’. Năm khu vực người dân phải hối lộ nhiều nhất là Dịch vụ Y tế (18,2%), Cảnh sát giao thông (4,5%), Giáo dục và trường học (3,9%), Vay vốn (3,3%) và Xin việc (2,8%). (Nguồn World Bank Vietnam)
    cách đây 1 giờ 12 phút từ World Bank qua email
  6. Tiến sỹ David Koh từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore:  Việc này [không để chính phủ chỉ đạo chống tham nhũng] là có lý vì nếu bộ máy của nhà nước, là cơ quan vận hành các nguồn lực, thì cần có một cơ quan khác có thể kiểm soát các hoạt động của bộ máy nhà nước đó mà không chịu sự kiểm soát hay điều hành trực tiếp của chính phủ. Nói ví dụ người có quyền điều hành các nguồn lực lại có quyền tự kiểm soát việc sử dụng nguồn lực của mình thì cũng không khác gì bảo người đó vừa đá bóng vừa làm trọng tài.
    cách đây 1 giờ 34 phút từ Tiến sỹ David Koh
  7. Cách đây gần một năm, Đại sứ Vương Quốc Anh đã cảnh báo tham nhũng là một vấn đề mang tính hệ thống tại Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua. Phát biểu tại cuộc Đối Thoại Phòng, Chống Tham Nhũng vào ngày 29/11/2011 tại Hà Nội, Tiến sĩ Antony Stokes nói: “Năm 1946, các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã chất vấn Chính phủ, và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: ‘Chính phủ sẽ dùng luật pháp mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết’.
    “Tuy nhiên, 55 năm đã trôi qua, tham nhũng vẫn là một vấn đề mang tính hệ thống. Tham nhũng đe dọa sự phát triển và ổn định của đất nước cũng như uy tín của Việt Nam. Đồng thời tham nhũng làm tổn thương người nghèo và những người dễ bị tổn thương”.
    Anh Quốc hiện là nhà tài trợ điều phối về phòng chống tham nhũng của các Đối tác Phát triển Quốc tế cho Việt Nam.
    cách đây 1 giờ 43 phút từ Đại sứ Anh
  8. Báo điện tử VNexpress: Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng. Năm 2011 có những tiến bộ nhất định nhưng Việt Nam vẫn là những nước có điểm số thấp và vẫn đứng ở phía cuối bảng xếp hạng. Theo TI, ở châu Á, tình hình tham nhũng ở Việt Nam nghiêm trọng hơn so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…
    cách đây 1 giờ 58 phút từ Báo vnexpress
  9. Nguyễn Lập Pháp (gửi tới vietnamese@bbc.co.uk): Ông Thủ tướng Dũng khóa trước nói “không chống được tham nhũng ông sẽ từ chức ngay”. Bây giờ ông nói”phải có lòng tự trọng”. Tham nhũng ngày càng tăng, ông nhận khuyết điểm để các doanh nghiệp nhà nước phá hoại hàng trăm nghìn tỷ đồng của nhà nước. Nhưng ông vẫn ôm chức Thủ tướng, vậy lòng tự trọng của ông ở đâu?
    cách đây 2 giờ 4 phút từ Nguyễn Lập Pháp qua email
  10. BBC Tiếng Việt: Một số vụ việc điển hình trong giai đoạn Thủ tướng Dũng lãnh đạo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng bao gồm: Vụ PMU 18, Đề án 112, vụ hối lộ quan chức Việt Nam của PCI, Bê bối tại Vinashin, Vinalines, Vụ tiền Polyme, vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên và một số quan chức ngân hàng, khởi tố ông Trần Xuân Giá…
    cách đây 2 giờ 15 phút từ BBC Tiếng Việt
  11. Báo điện tử Vietnamnet trích đăng phát biểu đánh giá về luật Phòng chống tham nhũng của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: “QH cũng xác định cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng còn lâu dài và còn nhiều khó khăn, phức tạp”.
    Ông Hùng tổng kết, “hoạt động của các cơ quan nhà nước ngày càng gần dân hơn, công khai, minh bạch hơn”.
    cách đây 2 giờ 15 phút từ Vietnamnet

  12. (Mời nghe ở BBc tại bài này)
    Bà Lê Hiền Đức: Động đến bất kỳ việc gì cũng là phong bì. Quan chức từ cấp to đến cấp bé, mặt ai cũng nhọ hết, chỉ là nhọ ít hay nhọ nhiều mà thôi.
    cách đây 2 giờ 27 phút từ Lê Hiền Đức
  13. Nguyễn Minh Nhật: Rồi cũng như vậy cả thôi, cả cái hệ thống có lỗi mà chỉ vặn chặt con đinh ốc cỏn con thì làm sao sửa được?
    cách đây 2 giờ 27 phút của Nguyễn Minh Nhật qua Facebook
  14. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA): Trên các trang blog, ông Dũng bị chỉ trích về lạm quyền và tham nhũng, và gặp áp lực phải trấn áp các xí nghiệp quốc doanh mắc nợ rất nhiều các ngân hàng đang lung lay. Thời gian cầm quyền của ông Dũng có những cuộc truy quét ráo riết những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động dân chủ, nhiều người thuộc diện này đã bị giam cầm.
    cách đây 2 giờ 31 phút từ VOA tiếng Việt
  15. BBC Tiếng Việt: Đây là chủ đề được quan tâm tại Việt Nam. Trang Dân Trí sau 8 giờ đăng bài về tin ‘Tổng Bí thư đứng đầu Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng’ hôm nay 23/11 đã có trên 14800 lượt đọc.
    cách đây 2 giờ 32 phút từ BBC Tiếng Việt:
  16. Thông tấn xã Việt Nam: “Luật cũng đã bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, góp phần triển khai thực hiện quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Nhà nước ta là thành viên.”
    Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí sáu tháng đầu năm 2012 của Bộ Công an 06/11/2012 cho biết: “Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các địa phương đã khởi tố 48 vụ án tham nhũng với 110 bị can; kết luận điều tra đề nghị truy tố 48 vụ án tham nhũng, 83 bị can; đình chỉ điều tra 01 vụ/01 bị can. Theo báo cáo của Công an 58 tỉnh, thành phố trong cả nước, hiện đang điều tra 105 vụ án/255 bị can.”
    cách đây 2 giờ 46 phút từ TTXVN
  17. Bùi Nam: Khó có thể thay đổi được gì nhiều.
    cách đây 2 giờ 46 phút từ Bùi Nam qua Facebook
  18. Henrique Pham: Bình “có vẻ mới” nhưng thực chất cũng chả khác gì bình cũ
    cách đây 2 giờ 46 phút của Henrique Pham qua Facebook
  19. BBC Tiếng Việt: Trang Phòng Chống Tham Nhũng của chính phủ Việt Nam (phongchongthamnhung.vn) trong mục Nghiên cứu có nêu “Nghị định số 68/2011/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định việc công khai bản kê khai ở nơi công tác. Hình thức công khai là công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết tại trụ sở” nhưng Luật Phòng chống tham nhũng vừa thông qua 23/11/2012 lại nêu “Không công khai bản kê khai tài sản nơi cư trú” và chỉ hứa hẹn “sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng công khai tại nơi cư trú khi sửa toàn diện luật này vào lần sau”.

Không có nhận xét nào: