Tướng Martin Dempsey – Tổng TMT Liên quân Mỹ – trong chuyến viếng thăm TC ngày 22/4/2013, tại cuộc họp báo ở BQP Trung Cộng, ông tuyên bố: “Hoa Kỳ tìm kiếm ảnh hưởng giúp ổn định khu vực Châu Á – TBD. Chúng tôi nghĩ rằng, chính sự vắng mặt, chứ không phải sự hiện diện của chúng tôi mới làm mất ổn định trong khu vực nầy,” ông lên tiếng cảnh báo. “TQ đã là một cường quốc trên thế giới thì phải hành xử có trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng và duy trì hòa bình, ổn định khu vực Châu Á – TBD.”
Tướng Dempsey cho biết, Hoa Kỳ là một quốc gia có sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, nhưng HK luôn biết vị trí của mình, mọi hành động đều thận trọng, thiết thực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế bởi mọi hành động của Washington đều có thể làm thay đổi cục diện khu vực và môi trường kinh tế.
Tiếp theo, ngày 29/5/2013, Bộ trưởng BQP Mỹ Chuck Hagel phát biểu tại Học viện quân sự West Point trước khi đến Singapore để tham gia hội nghị an ninh quốc phòng khu vực thường niên tên “ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA” tại Singapore từ 30/5 – 02/6/2013 để tìm cách củng cố “CHIẾN LƯỢC XOAY TRỤC” qua Châu Á – TBD của Mỹ.
Tại hội nghị nầy, ông Chuck Hagel đã đưa ra thêm nhiều chi tiết về chánh sách của Mỹ là tái cân bằng cán cân quân sự của cường quốc nầy đối với Châu Á – TBD. Chiến lược xoay trục của Mỹ, sẽ đưa 60% lực lượng Hải quân & Không tràn ngập Châu Á – TBD để bảo dảm Washington tự do hành động trong toàn thể khu vực. Ông nhấn mạnh rằng, năm 2020 còn có tới 60% lực lượng Không quân, bao gồm một số phi cơ chiến đấu, cường kích tối tân như F-22 Raptor và F-35 Joint Strike. Chủ yếu đây còn là một chiến lược bao trùm cả về kinh tế, văn hóa và ngoại giao.
Thật vậy, kể từ năm 2009, Mỹ – Ấn – Nhật – Úc – Hàn liên minh, hợp tác quốc phòng đề phòng sự trước sự trỗi dậy của TC. Nga cũng tiến hành tập trận và tăng cường binh lực vùng Viễn Đông đề phòng người láng giềng khổng lồ TC đầy thách thức và tham vọng độc chiếm Biển Đông và Hoa Đông. TC không ngừng tăng cường tiềm lực hải quân, luôn gây áp lực như đe dọa, chèn ép quá đáng hầu hết các nước đang có tranh chấp lãnh hải với họ như Philippines, Việt Nam, Malaysia. Tất cả các quốc gia tranh chấp đều là thành viên của Hiệp hội Đông Nam Á.
Trong nhiều thập niên, những ngư dân Philippines sống ven bờ biển Tây Bắc quần đảo nước nầy đã xem bãi Scarborough Shoal như là sân sau của họ và không tới một ngày, họ có thể đi tàu đánh cá đến đảo nầy để đánh bắt hải sản. Bãi cạn chỉ cách bờ biển Philippines 124 hải lý và là nơi đánh bắt cá của ngư phủ Phi; thế nhưng, bây giờ đã đã bị tàu chiến TC ngang ngược chiếm giữ. Nhiều ngư dân Phi còn kể cho Reuters nghe bản chất hung hăng, côn đồ, dã man của bọn hải quân TC trên những chiếc tàu hải giám to lớn, có trang bị cả rocket, chạy rượt đuổi thật nhanh; ngoài ra, họ còn thả những sợi dây thừng xuống biển để làm hư cánh quạt những ngư thuyền nhỏ bén mảng vào khu Scarborough Shoal. Phát ngôn nhân của BNG Trung Cộng Hua Chunying nói: “Scarborough Shoal là một phần lãnh thổ không thể nào tranh chấp được và TQ sẽ bảo đảm chủ quyền ở vùng này không bị vi phạm.”
Hãy nghe ông Mario Forones, một ngư dân 53 tuổi, tâm sự: “Tôi đã mất đi đời sống của tôi, khi mà chúng tôi đã mất bãi cạn Scarborough Shoal về tay người Tàu.” Ông Mario sở hữu 3 tàu đánh cá thường đến bắt cá tại bãi cạn trong suốt 12 năm qua trước tàu chiến TC đến dùng vũ lực cướp đi từ tháng 4/2012.
Việt Nam cũng là nạn nhân của bọn côn đồ, hung hăng, ngang ngược Trung Cộng. Biết bao đời ngư dân miền Trung VN đi vào vùng biển Hoàng Sa đánh bắt cá để mưu sinh từ thế hệ nầy, sang thế hệ khác. Biển đối với họ là nguồn sống của ngư phủ miền Trung. Thế nhưng, kể từ năm 1974, hải quân TC cưỡng chiếm quần đảo nầy từ tay chánh phủ VNCH, ngư dân miền Trung VN bị bọn hải quân côn đồ TC bắn giết dã man, cướp hải sản, tàu thuyền và bắt cả người phủ đòi tiền chuộc mạng, khi họ đánh cá trên vùng biển nầy thuộc vùng đặc quyền kinh tế của VN. Mấy tuần trước, các ngư dân còn bị tàu hải quân TC rượt đuổi và bắn cháy cả tàu đánh cá của họ. Mới đây, Trung Cộng còn ngang ngược và tự tiện ra lệnh cấm ngư phủ VN đánh bắt cá tại Biển Đông, có hiệu lực từ 12 giờ ngày 16/5/2013. Lệnh cấm này bao gồm cả một số vùng biển của VN.
Mới đây, tàu hải quân Trung Cộng đổ xuống Biển Đông, tiến sát bờ biển Malaysia tiến hành tập trận tại bãi James, cách bờ biển Hoa Lục tới 1.800 km và cách Malaysia chỉ có 80 km, khu vực nầy được TC coi là cực nam của đường “lưỡi bò” là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Bắc Kinh tuyên bố muốn độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của mình. Còn Malaysia cho biết tuyên bố của TC với bãi James là vô giá trị và chỉ là nổ lực của Bắc Kinh nhằm chiếm các nguồn tài nguyên như dầu khí nằm sâu trong vùng lãnh hải được quốc tế công nhận là của Malaysia.
Theo Philstar, Phó Đô Đốc Hải quân Philippines Jose Luis Alan đã có cuộc gặp vị chỉ huy chiến dịch của hải quân Mỹ là Đô đốc Janathan Greenert tại Ngũ Giác Đài vào ngày 25/4/2013, để thảo luận về vấn đề an ninh ở Biển Đông và ông đã thẳng thắn chỉ trích những hành động của Hải quân TC trên Biển Đông là hung hăng và quá đáng.
Riêng đối với Philippines, vấn đề tranh chấp lãnh hải với TC đang diễn ra hết sức căng thẳng kể từ khi Manila quyết định đệ đơn lên Tòa Aùn Quốc Tế kiện Bắc Kinh đã cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough mà TC gọi là Hoàng Nham. Cùng với lúc đó, Philippines cũng đã tăng cường củng cố sức mạnh quân sự, thắt chặt mối quan hệ, liên minh với Mỹ & Nhật Bản trong vấn đề an ninh quốc phòng, sẵn sàng đối phó với những thách thức của TC. Manila đã nhiều lần khẳng định rằng, sẽ cương quyết không để TC ngang ngược chiếm bãi cạn Scarborough / Hoàng Nham. Mỹ hoàn toàn chống lưng và ủng hộ Philippines kiện đường “lưỡi bò” bất hợp của Trung Cộng.
Mới đây, Hãng AFP đã trích lời phát biểu nẩy lửa của Bộ Trưởng BQP Philippines Voltaire Gazmin: “Chúng tôi sẽ chiến đấu để bảo vệ những gì của chúng tôi cho đến người lính cuối cùng.” Hy vọng, đây là bài học về lòng yêu nước cho đám lãnh đạo ĐCSVN noi gương.
LIÊN MINH MỸ- ẤN- NHẬT- ÚC- HÀN TẠI CHÂU Á – TBD:
Trung Cộng ngày càng lộ rõ bản chất hung hăng và ngang ngược muốn độc chiếm Biển Đông và Hoa Đông và tăng cường tiềm lực hải quân, không ngần ngại lớn tiếng đe dọa, chèn ép hầu hết các nước đang tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải với họ, kể cả Nhật và Ấn Độ. Điều nầy đã gây quan ngại cho thế giới và đã thúc đẩy siêu cường Hoa Kỳ và 4 nước kể trên, liên minh, hợp thành một thế trậän LIÊN HOÀNH để chuẩn bị phanh thây con “Rồng Đỏ” Trung Cộng quá hung hăng và ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế.
Nga chẳng khoanh tay ngồi nhìn, cũng tiến hành tập trận và tăng cường binh lực đề phòng người láng giềng tham lam khổng lồ TC. Mạng Sina.com bình luận cho rằng: “Nga sẽ không dễ dàng theo Mỹ và Nhật để bao vây Trung Quốc”. Nhưng, tạp chí Tin tức Kinh tế Nhật Bản đưa tin: “Bắt đầu từ tháng 9/2011, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ lần lượt cùng với Nhật Bản và Mỹ tiến hành diễn tập quân sự liên hợp.” Mạng Sina.com phân tích: “Nếu Nga liên kết cùng với Mỹ, Nhật kiềm chế TQ thì vòng vây đối với TQ không còn là hình chữ “C” mà sẽ khép kín thành chữ “O”, điều nầy ảnh hưởng bất lợi to lớn đối với TQ.”
The voice of Russia đưa tin ngày 27/5/2013, theo ý kiến của chuyên viên Vladimir Yevseyev – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Xã hội – hiện nay còn quá sớm để thảo luận về khả năng Nga va Trung Cộng thành lập liên minh. Hai nước có mối quan hệ chính trị và kinh tế bền vững, nhưng trong lĩnh vực “AN NINH” hai bên đều có thái độ thận trọng với nhau. Một trong những lý do giải thích điều đó là tiềm năng quân sự và kinh tế khác nhau. Trung Cộng càng nổi lên như một TRUNG TÂM SỨC MẠNH thì khả năng XÂY DỰNG LIÊN MINH CÀNG GIẢM. Ở đây, chỉ có thể nói về quan hệ đối tác chiến lược, không nhiều hơn thế.’
Gần đây, quan hệ Mỹ – Nga không ngừng được cải thiện, trong khi đó TC không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự trong thời gian qua, khiến Điện Kremlin đã bắt đầu chú ý đến “MỐI ĐE DỌA TQ”; vì thế, việc bán vũ khí hiện đại của Nga cho TC giảm dần. Ngoài ra, Nga còn thành lập Bộ Tư Lệnh hợp đồng tác chiến Hải, Lục và Không quân vùng Viễn Đông sát biên giới Nga – Hoa.
Chủ hiệm Sở Nghiên Cứu Phòng vệ Nhật Bản Hyodo Shinji nhận xét: Việc bố trí binh lực của Nga cho thấy, Nga đã đưa TC vào phạm vi cần nghiên cứu đối phó. Hiện nay, quan hệ an ninh giữa Nga – Mỹ và Nga – Châu Âu khá ổn định, nên Điện Kremlin bắt đầu chuyển hướng quan tâm sang khu vực Đông Á. Mặc dù, TC đang muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, song Nga vẫn không thể đề phòng TC, một đồng minh tráo trở, trước việc nước nầy phát triển quá nhanh và ngày càng gia tăng sức mạnh quân sự. Nga lo ngại rằng, TC sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động của Hải quân tới tận vùng biển OKHOD, nên Nga đã tiến hành tập trận tại đây, như lời răn đe gởi tới Bắc Kinh rằng, đây là vùng biển thuộc lãnh thổ của Nga.
Theo The Diplomat, Bắc Kinh đã coi Hải quân là lực lượng xung kích hàng đầu phục vụ cho chủ nghĩa bành trướng. Việc tăng trưởng kinh tế đã nhanh chóng, đưa TC trở thành đối thủ chiến lược quân sự đáng gờm cho thế giới trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, chất lượng các tàu và chiến đấu cơ vẫn bị giới quan sát quốc tế cho là kém cỏi, phần lớn do hạm đội hải quân nước nầy không tích cực phát huy trên biển liên tục như hải quân Mỹ hay JMSDF. Hải quân TC vận hành các thiết bị của mình trong thế giới ngầm và hiếm khi “lộ thiên”, nên giới quan sát khó có thể đánh giá chính xác. Ngoài ra, trình độ các thủy thủ TC lại là vấn đề mơ hồ nữa. Chính vì vậy, đánh giá họ ở vị trí dưới chiếu so với thủy thủ 5 nước trên, hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên tắc: phải cọ sát trên biển nhiều mới có kinh nghiệm và kỷ năng tốt.
Song giới chuyên gia cho rằng, vấn đề cốt lõi ám ảnh Bắc Kinh là họ quyết tâm tự chế mọi thiết bị. Tham vọng vươn ra thế giới của nước nầy vượt quá giới hạn và khả năng của hạm đội hải quân. Nếu giới lãnh đạo Bắc Kinh tiếp tục tham vọng vươn ra khắp thế giới, ngoài phạm vi châu Á, từ Nhật Bản ở phía Bắc tới eo biển Malacca ở phía Nam, thì hải quân TC vẫn còn phải tiến một chặng đường rất dài nữa.
Xét về khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục tiêu được giới lãnh đạo Bắc Kinh giao phó, thì hải quân TC chưa đủ khả năng đối đầu và tranh thắng đối với hải quân Ấn Độ hoặc Nhật Bản, đừng nói chi khi 4 nước nầy cùng liên minh với Mỹ thì tham vọng muốn làm bá chủ, thống trị thế giới của Trung Cộng là “bất khả thi”. Học thuyết Tôn Tử nói rằng: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Vậy thử hỏi, Bắc Kinh đã hiểu biết được bao nhiêu về những địch thủ tương lai của mình?
LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ NHẬT BẢN (JMSDF):
Mặc dù lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) có quy mô khiêm tốn, song lại được trang bị tối tân với tàu khu trục Aegis, tàu sân bay hạng nhẹ và lực lượng tàu ngầm diesel ưu tú. Lực lượng này cũng có lợi thế là có thể phối hợp với hải quân Mỹ. Liên minh Mỹ – Nhật không chỉ hỗ trợ về quốc phòng mà còn rèn luyện khả năng và kỷ thuật cho các thủy thủ, binh sĩ Nhật Bản. Điểm mặt những tàu chiến “siêu khủng” của Nhật Bản:
• Tàu khu trục lớp Kongo là sản phẩm của tập đoàn Mitshubishi và Ishikawajima – Harima đóng cho lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF), có trọng tải 9.500 tấn, dài 161 m, rộng 21m, được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis (Airbonne Early-warning Ground Intergration Segment). Radar AN/SPY-1D có khả năng phát hiện và theo dõi 200 mục tiêu cùng lúc, dù mục tiêu to bằng quả bóng golf ở khoảng cách 165 km. Aegis Kongo trang bị tên lửa phòng không SM-2MR có khả năng tiêu diệt máy bay tầm xa 170 km, độ cao 24.400 m, tốc độ hành trình Mach 3,5. Tên lửa SM-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở ngoài bầu khí quyển.
• Công nghệ tên lửa của Nhật có thể xếp vào loại hàng đầu thế giới, ngay cả chuyên gia Mỹ cũng phải thừa nhận điều nầy. Tên lửa bờ đối hạm SSM-1 còn có khả năng tấn công đối đất có địa hình rừng núi phức tạp. SSM-1 có chiều dài 5 m, đường kính 0,35m, trọng lượng 660 kg, vận tốc 1,150 km/giờ có tầm bắn gần 200 km. (khoảng cách từ quần đảo Senkaku đến đảo Miyako và Ishigaki chỉ có 170 km). Xe radar điều khiển tên lửa SSM-1 rất gọn nhẹ, dễ di động.
• Tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới Type 12 có uy lực lớn hơn nhiều, so với hệ thống Patriot-3 của Mỹ, nó có khả năng phòng thủ chống lại sự xuyên phá của bất cứ loại tên lửa hàng đầu của thế giới do tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries và Mitsubishi Electric sản xuất, được thử nghiệm tại Mỹ trước khi trở về Nhật Bản. Các chuyên gia Mỹ đã phải kinh ngạc và khâm phục độ chính xác tuyệt đối của nó.
• Tạp chí quốc phòng “Kanwa Defence Rewiew” của Canada đánh giá chiến đấu cơ J-11 của TCkhông phải đối thủ so với F-15J của Nhật Bản.
• Các tàu ngầm Nhật được thiết kế với lớp vỏ chắc chắn, làm từ thép có độ bền rất cao, cho phép tàu lặn xuống độ sâu 500 m, được trang bị hệ thống khí độc lập (AIP) rất hiện đại của hảng Kockums (Thụy Điển). Một số tàu ngầm khác của Nhật Bản có thiết kế vỏ kép để tăng tính an toàn, trong khi đó nhiều tàu ngầm Mỹ chưa áp dụng công nghệ nầy.
• Tàu ngầm Nhật còn có hệ thống tự động hóa rất cao, giúp giảm số thủy thủ đoàn. Điển hình là lớp Oyashio, “xương sống” của lực lượng tàu ngầm Nhật Bản với số lượng 11 chiếc. Cùng với việc nâng cấp các lớp tàu Oyashio, Nhật Bản cũng đang đóng tàu ngầm lớp Soryo với lương giãn nước lên tới 2.900 tấn, trang bị vũ khí như nhau: 06 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, loại Type-89 và tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon, nâng số tàu ngầm từ 11 lên 22 chiếc. Chứng tỏ Nhật Bản có khả năng chuyển thế phòng thủ sang tấn công phủ đầu TC.
• Ngày 29/ 5/ 2013, Nhật và Nga sẽ khai thác mỏ dầu ở biển Okhotsk, một khu vực giàu tiềm năng dầu khí thuộc vùng Viễn Đông của Nga, nhằm khai thác hai lô dầu nằm cách thành phố Magadan khoảng 200 km. Nếu là một đối tác chiến lược thì tại sao Nga không cùng với TC khai thác dầu mỏ Okhotsk? Có phải gì kỷ thuật khai thác dầu mỏ trên biển của TC còn quá kém? Ngoài ra, Nhật còn gia tăng đầu tư nhiều hơn vào Miến Điện và châu Phi để đẩy lùi ảnh hưởng của TC.
HẢI QUÂN ẤN ĐỘ:
Biển Đông là một con đường thông thương kinh tế (SLOC) và một lộ trình thương mại quan trọng của toàn cầu. Xung đột ở vùng biển nầy khiến cho mọi quốc gia châu Á lo ngại, trong đó có Ấn Độ. Dù Ấn Độ không phải là nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Ấn có lợi ích trong “Tự Do Hàng Hải” (FON). Còn TC từ lâu cho rằng, họ có chủ quyền hàng hải trên Biển Đông như “lợi ích cốt lõi”. TC đã kiên quyết trong vấn đề này, thậm chí đến việc bắt giữ tàu đánh cá, cướp hải sản, giam giữ ngư dân VN đòi tiền chuộc như bọn hải tặc Somalia. Ấn Độ đơn giản không thể bỏ qua các hành động bá quyền của TC và xem các hành động nầy chỉ liên quan của các nước ASEAN. Vì vậy, Ấn Độ cần phải tăng cường hợp tác hải quân với các nước ASEAN và những cường quốc khác cùng chia sẻ lợi ích của Ấn Độ trong việc đảm bảo các nguyên tắc tại Biển Đông.
Năm 2007, Không quân Ấn Độ đã đặt mua thêm 40 chiếc máy bay Su-30MKI. Tính đến tháng 1/2013, Không quân Ấn Độ đã có 157 Su-30MKI đang hoạt động và nước này có kế hoạch sẽ mua nâng tổng số lên 272 chiếc cho Không quân Ấn Độ.
Ngày 11/5/2013, BQP Ấn Độ đã chính thức đưa phi đội chiến đấu cơ MiG-29K vào biên chế lực lượng hải quân nước nầy. Phi đội mang tên “Báo Đen” INAS 303 sẽ bao gồm 16 chiếc MiG-29K có tầm hoạt động 1.300 km, bay ở độ cao 18.000 m và có thể cất cánh theo đà phóng (STOBAR). Mỗi chiếc được trang bị tên lửa “đất đối không” R-73 và RVV-AE, tên lửa chống hạm Kh-35E, bom dẫn đường KAB 500KR/OD TV và rocket S-8KOM.”
Phi đội Báo Đen INAS sẽ được tập huấn cho đến tháng 11, tới khi Hải quân Ấn Độ tiếp nhận từ Nga tàu sân bay INS Vikramaditya đang được tân trang lại. Một tàu sân bay khác của New Delhi – INS Viraat đang trong quá trình bảo dưỡng và sẽ tiếp tục hoạt động có thể tới năm 2018.
Ấn Độ đang đua nhau với TC củng cố sức mạnh cho những tàu sân bay để làm “bá chủ đại dương”; vì thế, Ấn Độ đang lên kế hoạch tự đóng 2 tàu sân bay. Chiếc đầu tiên có trọng tải 40.000 tấn, đang được đóng tại xưởng đóng tàu COCHIN.
Những vũ khí cực kỳ hiện đại được trang bị cho Quân đội Ấn Độ, khiến TC không thể xem thường:
• Ngày 4/1/2009, BQP Ấn Độ đã ký với Boeing mua 8 chiếc phi cơ săn tàu ngầm P-8i Poseidon với 2,1 tỷ USD.
• Tổ hợp phòng không SPYDER-SR/MR và BARAK 8 do công ty Rafael Advanced Systems của Israel sản xuất, có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc và tiêu diệt chúng trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm.
• Sát thủ trên không BrahMos – BrahMos II – BrahMos UCAV. Hiện nay, các nhà quân sự Nga – Ấn hợp tác phát triển BrahMos đạt tới tốc độ Mach 5.
• Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni V với tầm bắn 5.500 – 5.800 km có thể bắn đến toàn Hoa Lục. Aán Độ đang cải tiến Agni V có khả năng chứa nhiều đầu đạn dẫn đường độc lập MIRV và khi được phóng đi, các đầu đạn này sẽ tách ra để tấn công vào nhiều tiêu khác nhau. Ngoài ra, tên lửa tầm ngắn Agni-I, Agni-II, Agni-III/IV đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng 01 tấn có tầm bắn từ 3.500 tới 4.000 km và tên lửa hành trình Prithvi-II.
• Chiến đấu cơ đa năng Dassault Rafale với số lượng 126 chiếc, không lực Ấn Độ tăng cường đáng kể sức mạnh trên không.
• Hảng Itar-Tass của Nga dưa tin ngày 28/5/2013: Aán Độ đã mua của Nga 170 chiếc Su-30MKI. Không quân Aán Độ sẽ phối trí 18 chiếc Su-30 MKI xuống căn cứ không quân phía Nam là Thanjavur thuộc bang TamilNadu. Hiện nay, không quân Aán Độ đã sở hữu 170 Su-30MKI và đang có kế hoạch mua thêm của Nga ít nhất 300 chiếc Su-30 MKI
• BQP Aán Độ sẽ bắt đầu khởi động gói thầu mua 814 pháo cơ động trên xe kéo vào đầu tháng 5/2013, cỡ nòng 155 ly để tăng cường sức mạnh cho lục quân, trị giá hơn 3 tỷ USD.
• Theo Eurasiareview đưa tin ngày 29/5/2013, 4 chiến hạm Ấn Độ là INS Satpura, INS Ranvijay, INS Kirch và Shakti. Hiện đang thực hiện cuộc tập trận chung với Hải quân Singapore tại eo biển Malacca. Các chiến hạm nầy sẽ cập bến cảng Kelang của Malaysia, Đà Nẳng của VN và Manila của Philippines đang bị Hải quân TC gây sức ép, bắt nạt về quân sự. Động thái nầy của Aán Độ công khai thách thức quyền lực trên biển Biển Đông của TC.
Tin mới nhất, trong 3 ngày công du Nhật Bản bắt đầu 28/5/2013, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thúc đẩy mối quan hệ an ninh chiến lược và đàm phán với Tokyo về một hiệp ước hợp tác hạt nhân. Tham vọng bành trướng thế lực của TC là mối quan tâm hàng đầu của Ấn – Nhật là hai quốc gia dân chủ Á Châu giàu tiềm năng. Mục dích chuyến công du, ông Manmohan Singh tuyên bố : “Củng cố thêm ý nghĩa của chánh sách hướng Đông và để đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực”.
Báo the Straits Times của Singapore nhận định một cách rõ ràng: “TC là động lực thúc đẩy hai nước Nhật – Aán phải tăng cường hợp tác quân sự”. Tập trận chung mà chiến dịch đầu tiên diễn ra hồi tháng 6/ 2012 trong bối cảnh TC ngày càng tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng trong khu vực TBD. Ấn – Nhật đang hiệp lực với nhau, tạo nên một liên minh chiến lược, tạo thành thế “GỌNG KỀM” nhằm đối phó với TC. Nếu chiến tranh xảy ra giữa TC và liên minh Nhật – Ấn, đây là cơ hội bằng vàng cho Hải quân Hoa Kỳ nhập cuộc, hiệp lực cùng hai đồng minh Nhật – Aán để PHANH THÂY CON RỒNG ĐỎ TRUNG CỘNG.
HẢI QUÂN HÀN QUỐC:
Seoul đang lặng lẽ tập hợp được một lực lượng hải quân hoàn toàn phù hợp với mục đích khiêm tốn nhất của Hàn Quốc như đối phó với Bắc Triều Tiên, đánh chặn tên lửa Bình Nhưỡng. Theo Itar – Tass, Hàn Quốc sẽ củng cố tham vọng vươn mình ra đại dương, tham gia vào những công tác bảo vệ an ninh vùng biển Hoa Đông với hải quân Mỹ và các đồng minh truyền thống với Mỹ. Theo đó, đến năm 2020, Hải quân Hàn Quốc sẽ tiếp nhận một số khu trục hạm đa năng Aegis.
Trong 8 năm tới, Hải quân Hàn Quốc sẽ được trang bị một tàu khu trục lớp KDX-3 với lượng giãn nước 7.600 tấn, một tàu hộ tống thế hệ mới nhất với lượng giãn nước 2.300 tấn, một tàu đổ bộ hiện đại với trọng tải 5.000 tấn và các tàu tên lửa loại nhỏ và tàu ngầm.
Nền tảng hạm đội Hải quân Hàn Quốc là “khu trục hạm”. Trong đó, khu trục hạm lớp King Sejong có lượng choán nước 11.000 tấn, dài 166 m. Trang bị tên lửa hành trình “hải đối đất” Hyunmoon IIIC, tương tự Tomahawk, tầm bắn 1.500 m, 16 tên lửa chống hạm SSM-700K, tên lửa tầm ngắn RIM-166, 80 ống phóng thẳng đứng tên lửa SM-2, ngư lôi chống ngầm K-VLS.
Đội tàu khu trục có 6 chiếc Chungmugong, dự án KDX-2, có độ choán nước 5.520 tấn, dài 150 mét được trang bị hệ thống đánh chận tên lửa Aegis hiện đại nhất thế giới, 64 ống phóng, 8 tên lửa chống hạm và 21 tên lửa tầm ngắn.
Tàu hiện đại và mạnh nhất của Hàn Quốc là tàu đổ bộ “DOKDO” được trang bị cho Hải quân từ tháng 7/2007: Lượng choán nước 18.000 tấn, chiều dài 200 m, có thể chứa 15 trực thăng. Đây là chiến hạm lớn nhất của Hàn Quốc, gồm có 3 sàn:
• Sàn thứ nhất: có thể chứa 5 trực thăng UH-60 và các máy bay cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng kiểu Harrier hay F-35.
• Sàn thứ 2: gồm cabin, phòng chỉ huy, có đủ chỗ cho 700 quân đổ bộ.
• Sàn ba: đủ sức chứa 2 tàu đổ bộ đệm không khí – LCAC, 70 xe tăng hoặc 200 xe vận tải, một tiểu đoàn cơ giới.
• Vũ khí trang bị trên tàu gồm hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 và hệ thống tầm
ngắn Goalkeeper.
ngắn Goalkeeper.
Quân số Hải quân Hàn Quốc có khoảng 68.000 người, trong đó có 25.000 TQLC, cùng 170 tàu chiến các loại. Tuy số lượng ít hơn Bắc Triều Tiên, nhưng đa số đều là chiến hạm mới và hiện đại hơn và trang bị vũ khí tối tân hơn. Hải quân được chia ra làm 3 hạm đội: Hạm đội 1: đảm trách biển phía Tây. Hạm đội 2: bảo vệ biển phía Đông. Hạm đội 3: bảo vệ từ Đông Hải tới eo biển Hàn Quốc.
Hàn Quốc đã có chiến lược đầu tư vào ngành đóng tàu để trở thành cường quốc hải quân trên biển. Giống như Nhật Bản, công nghiệp Quốc phòng Hàn Quốc nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Mỹ. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng nhận sự giúp đở của Đức để đóng các tàu ngầm lớp Type-209 tên Changbogo (theo tên một Đô đốc HQ, vương triều Koryo cách đây 1000 năm). Tàu có lượng giãn nước 1.200 tấn, lặn sâu 250 m, tốc độ 11 – 21 hải lý/ giờ, trang bị 14 ngư lôi cỡ 533 mm và 28 thủy lôi, tên lửa chống hạm Harpoon. Hãng Huyndai đang bắt tay chế tạo tàu ngầm Type-214 (Chang Bogo II) sẽ được trang bị tên lửa hành trình hạng nặng nội địa Cheonryon có tầm bắn 500 km.
HẢI QUÂN AUSTRALIA:
Australia sẽ cần tới 12 tàu ngầm tầm xa loại lớn để trợ giúp quốc gia nầy định hình chiến lược tương lai của mình để giảm áp lực từ Trung Cộng. Trước đó, ông PAUL DIBB, tác giả “Sách Trắng Quốc Phòng Australia năm 1987” dự kiến đến năm 2030, TC sẽ có thể sở hữu tới 100 tàu ngầm và sẽ ngày càng gia tăng sức mạnh thống trị khu vực nầy.
Tại cuộc hội đàm Ausmin, GS Dibb phát biểu tại “Hội nghị Học Viện Tàu Ngầm Perth” rằng, Australia cần phát triển lực lượng tàu ngầm để bảo vệ lợi ích trên biển trước sự phát triển ngày càng mạnh của đối phương, Australia đã có cái nhìn chiến lược nghiêm túc hơn nhiều. Ông nói: “Chúng ta đã quá nguy hiểm khi bỏ qua vị trí địa lý chiến lược duy nhất của chúng ta trong những thập kỷ trước. Sở hữu lực lượng tàu ngầm lớn hơn và mạnh hơn phải là ưu tiên chiến lược trọng tâm của Australia và phải có sự thỏa thuận lưỡng đảng chính trị về điều đó.”
Theo ông, các tàu ngầm này cần được đóng tại Australia và được trang bị vũ khí tầm xa có hỏa lực mạnh như các tên lửa hành trình, cần phải tăng cường khả năng chiến đấu trong khu vực kéo dài từ phía đông Ấn Độ Dương đến phía nam Thái Bình Dương và cả vùng biển thuộc Đông Nam Á, bao gồm cả Biển Đông. Bên cạnh đó, các tàu ngầm cần phải có khả năng hợp đồng tác chiến với các nước đồng minh trong các trận chiến có cường độ cao.
Theo sách trắng Quốc phòng Australia, nước nầy sẽ đóng 12 chiếc tàu ngầm tầm xa với mức chi phí 36 tỷ USD và cần phải có lực lượng không quân mạnh. Hiện tại, hải quân Australia có 6 tàu ngầm lớp Collino đã lão hóa cần phải thay thế. Austria quan tâm đặc biệt tới công nghệ tàu ngầm SORYU của Nhật Bản.
Tờ Keizai Shimbun của Nhật cho rằng, xung quanh vấn đề Australia lên kế hoạch tăng thêm tàu ngầm mới, BQP Nhật Bản hiện đang tiến hành về việc có thể viện trợ công nghệ tàu ngầm của JMSDF cho phía Quân đội Austria, động thái nầy của Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác với Australia, cùng ứng phó với Hải quân Trung Cộng trên biển ngày càng mạnh và liều lĩnh. Vì vậy, lần này Nhật Bản hổ trợ công nghệ cho Australia sẽ trở thành mục tiêu quan trọng, được BQP Nhật Bản nghiên cứu. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác về kỷ thuật quân sự, trang bị…
Tàu nổi trên mặt nước, Australia có 12 tàu gồm: 4 chiếc thuộc lớp Adelaid và 8 chiếc thuộc lớp Anzac:
• Chiến hạm lớp Adelaid trang bị tên lửa đối hạm Harpoon RGM-84C, tên lửa phòng không SM-1MR, ngư lôi 324 mm, 1 pháo 76 mm, 2 trực thăng Seahawk 70B chống tàu ngầm.
• Chiến hạm lớp Anzac trang bị tên lửa phòng không Sea Sparrow, ngư lôi 324 mm, 1 pháo 127 mm, 1 trực thăng SH-2G.
Tháng 3/ 2011, Hải quân Australia vừa hạ thủy tàu đổ bộ lớn nhất mang tên HMAS Canberra dài 230,8 m, rộng 32 m, lượng giãn nước 30.700 tấn, đạt tốc độ tối đa 20,5 hải lý/giờ, tầm hoạt động 9.000 hải lý liên tục 50 ngày đêm trên biển, chở 1.000 binh sĩ và 150 xe tăng (M1A1). Boong tàu rộng, cho phép 6 trực thăng hạ cánh hay cất cánh cùng một lúc. Khoang dưới tàu chứa 16 máy bay hạng nặng hoặc 24 máy bay hạng trung. Hệ thống phòng thủ tên lửa có Radar GIRAFFE.
Lực lượng Hải quân Australia có 13.000 người với 80 tàu trong số đó có: 6 tàu ngầm, 12 tàu hộ tống, 5 tàu đổ bộ cỡ lớn, 20 tàu phục vụ. Phi cơ Hải quân hơn 50 chiếc chống ngầm S-70B-2, SH-2G, hổ trợ chiến đấu AS-350BA.
Hãng tin Reuter đưa tin, BQP Australia ngày 5/5/2013 đã chính thức thông báo kế hoạch Không quân nước nầy sẽ tiếp tục đặt mua 100 chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II như đã dự định trước đây.
Theo tài liệu Viện Chính sách Chiến Lược Australia (ASPI) được tiết lộ ngày 15/4/2013 mang tên: “TRẬN CHIẾN “TRÊN KHÔNG – TRÊN BIỂN” & TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI ÚC” bao gồm các nội dung kế hoạch chuẩn bị chiến tranh chống Trung Cộng của Ngũ Giác Đài nằm trong chiến lược “xoay trục” trở lại Châu Á của Hoa Kỳ, nhằm ngăn chận và bao vây TC trên mọi mặt trận ngoại giao, kinh tế, thương mại và quân sự.
Nhà phân tách Ben Schreer của ASPI cho biết: Ngũ Giác Đài đang toan tính một chiến lược quân sự nhằm phát động và đánh thắng trong một cuộc chiến tranh lớn chống Trung Cộng. Chủ yếu sử dụng các loại tàu chiến, các chiến đấu cơ, tên lửa nhằm đánh sập toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự khi cần thiết phải sử dụng vũ lực. Bao vây và phong tỏa làm tê liệt nền kinh tế TC mà không cần chiến tranh.
Trong khi đó, tại một buổi hội thảo về quyền lợi của TQ hồi tháng 1/2013, các học giả TQ đã lên án Mỹ “đe dọa nghiêm trọng quyền lợi của TQ” nhất là trên Biển Đông, Điếu Ngư / Senkaku và Đài Loan và kềm chế TQ bằng các liên minh quân sự truyền thống như: Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Singapore.
MỸ PHONG TỎA TRUNG CỘNG BẰNG CHUỖI CĂN CỨ QUÂN SỰ:
Theo số liệu của Ngũ Giác Đài, Mỹ duy trì một hệ thống căn cứ quân sự nổi trên toàn thế giới lên đến 865 căn cứ tại 90 quốc gia. Tuy nhiên, con số thực tế có thể nhiều hơn, vì có những căn cứ hoạt động trong vòng bí mật.
Tại Australia, TQLC Mỹ có mặt ở Darwin và đang có kế hoạch xây dựng các căn cứ cho máy bay không người lái tại quần đảo Dừa của Australia và triển khai xuống bang Brisbane và thành phố Perth.
Tại Thái Lan, Ngũ Giác Đài đang thương lượng được quyền thành lập một “Trung tâm giải cứu thiên tai” tại sân bay Utapao mà tầm ngắm đích thực là đánh sập các đập thủy điện trên sông Mekong và đập Tam Hiệp, vì đó là những tử huyệt của con rồng đỏ Trung Cộng.
Tháng 6/2012, chính phủ Philippines đã đi đến thỏa thuận cho phép Mỹ tái sử dụng căn cứ CLARK và SUBIC cũng như các căn cứ sửa chửa khác.
Tổng Tư Lệnh TBD là Đô đốc Samuel Locklear III nói rằng: “Chúng tôi không thể chỉ ở một chỗ mà làm được tất cả những điều cần làm.”. Rõ ràng, Mỹ đã xác định là phải PHONG TỎA và KỀM CHẾ một thế lực đang trỗi dậy đầy tham vọng và điên cuồng là Trung Cộng, bằng chuỗi căn cứ quân sự bao quanh TC đã có lâu đời tại các nước Nhật, Hàn, Philippines, Singapore, siêu căn cứ Guam và mới đây, Hải quân Mỹ đang xúc tiến xây dựng thêm một căn cứ hải quân trên đảo Jeju thuộc Hàn Quốc, đảo nầy chỉ cách bờ biển phía Đông TC chưa tới 300 hải lý, đó là chưa kể các căn cứ quân sự ở Mỹ ở Trung Á, Nam Á và Châu Phi.
Cùng với chiến lược xoay trục chiến lược về Châu Á – TBD, Mỹ dàn trận bằng dàn vũ khí tối tân và hiện đại để răn đe TC như chiến đấu cơ tàng hình F-22. máy bay ném bom chiến lược B-52, B-1B, B-2 tàu ngần nguyên tử lớp Ohio, HKMH nguyên tử USS George Washington…đều có mặt tại khu vực Châu Á – TBD.
Tháng 3/2013, tàu tuần dương thế hệ mới mang tên USS FREEDOM của Mỹ đã lên đường đến Singapore và trong tương lai gần đây, Mỹ sẽ triển khai 4 tàu tuần duyên loại nầy đến quân cảng CHANGI của Singapore, làm căn cứ chủ lực để tăng cường kiểm soát eo biển MALACCA là một trong 16 tuyến đường biển quan trọng trên thế giới. Hãng Lockheed Martin chính thức dự doán khả năng đơn đăït hàng của các nước ngoài có thể đạt tới 50 chiếc để xiết cổ họng con RỒNG ĐO.Û Được biết tàu tuần duyên lớp Freedom (LCS-1) dài 115,3 m, rộng 17,5 m, cao 4,1 m, lượng giãn nước 2.800 tấn, có bãi đáp trực thăng và lắp đặt tên lửa kiểu phóng thẳng “sea sparrow” (LSSM).
MỸ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG CHIẾN TRANH CHỐNG TC:
Hải quân Mỹ đã quyết định xúc tiến việc chế tạo hệ thống động lực mới cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo là chạy liên tục 50 năm không cần thay nhiên liệu và khi chạy không phát ra tiếng ồn, giảm thiểu tối đa việc tiêu hao năng lượng của lò phản ứng hạt nhân. Ohio hiện là loại tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới, nó lượng giãn nước 19.000 tấn, được trang bị hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới gồm: 24 tên lửa đạn đạo “Trident D5”, mỗi quả mang theo 12 đầu đạn hoặc 154 tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk.
“TẠI SAO HOA KỲ VẪN CẦN HKMH” đó là đề bài viết của Tướng David Bath, William Moran và Thomas Moore thuộc Hải quân Hoa Kỳ: Muốn duy trì vị trí lãnh đạo thế giới, Hoa Kỳ cần phải có đầy đủ chiến hạm để duy trì lâu dài ở những khu vực có lợi ích quan trọng đối với Mỹ, khả năng tác chiến đủ để làm bất cứ đối thủ nào cũng phải kiêng nể. Hải quân Mỹ phải thực hiện được mục tiêu răn đe đầy đủ, gây ảnh hưởng, uy hiếp mạnh mẽ và giành thắng lợi trên biển. Các chiến đấu cơ cất cánh từ HKMH đã vượt qua giới hạn về mặt không gian, đóng vai trò chiến lược quan trọng, bảo đảm cho “HÒA BÌNH & ỔN ĐỊNH” trên phạm vi toàn thế giới. HKMH không chỉ là biểu tượng của quyền lực mà còn là cốt lõi sức mạnh của quân đội Mỹ trong hơn 70 năm qua.
Siêu hàng không mẫu hạm CVN 78 GERALD R. FORD được xem là niềm tự hào của Hải quân Hoa Kỳ sắp hoàn tất 100%, sẽ nâng tổng số HKMH của Mỹ là 12 chiếc, trong khi đó TC chỉ có 1 chiếc tàu sân bay, đồ phế thải của Nga, TC mua về tân trang lại tên Liêu Ninh chỉ có thể hoạt động gần bờ. Tương quan lực lượng, nếu cuộc chiến tranh nổ ra giữa Mỹ và TC thì khả năng chiến thắng của TC được bao nhiêu phần trăm?
Một chiến hạm khổng lồ có tên là ZUMWALT, đắt tiền nhất và được trang bị đầy đủ những công nghệ tối tân nhất, đang được thành hình tại nhà máy đóng tàu của thành phố Bath, thuộc Tiểu bang Maine của Mỹ và chiếc đầu tiên sẽ được hạ thủy bàn giao cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2014. Zumwalt có kích thước dài và nặng hơn bất cứ tàu chiến nào hiện nay, nhưng lại chỉ cần ít thủy thủ đoàn vì đã có các hệ thống tự động.
Đô đốc JONATHAN GREENET đánh giá Zumwalt: “Với độ êm, hệ thống phát hiện tàu ngầm hiệu quả đến mức kinh ngạc, khả năng tấn công chỉ cần vài người vận hành. Đây là tương lai hải quân của chúng tôi.” Mục tiêu ban đầu là đóng 32 chiếc, nhưng do kinh phí quá đắt (ước tính vào khoảng 3,8 tỷ USD); cuối cùng, dự án chỉ còn đóng 3 chiến hạm.
MỸ PHANH THÂY CON “RỒNG ĐỎ” BẰNG TÊN LỬA & VŨ KHÍ HẠT NHÂN:
VỀ TÊNLỬA: Công ty Lockheed Martin đã thử nghiệm thành công loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa JASSM, còn gọi là AGM-158, có thể khắc chế hệ thống phòng không TC:
- Lần thứ nhất: Tại căn cứ thử nghiệm Utah, một máy bay B-52 đã thả một tên lửa JASSM từ độ cao 10.600 m và tốc độ bay Mach 0.71.
- Lần thứ hai: Tại trường bắn White Sand, một máy bay ném bom B-52 đã thả một tên lửa JASSM từ độ cao 10.000 m ở tốc độ Mach 0.85. Cả hai tên lửa 2.000 pound nầy đều xác định trước mục tiêu từ trên máy bay B-52 trước khi phá hủy thành công các mục tiêu cố định.
JASSM là tên lửa không đối đất, được hổ trợ bởi hệ thống định vị toàn cầu GPS để tìm ra các mục tiêu trong suốt hành trình bay, nên độ chính xác rất cao và thích hợp cho các máy bay ném bom B-1, B-2, B-52, F-16 và F-15E của Không quân Mỹ. Ngoài ra, JASSM còn được trang bị thích hợp cho các chiến đấu cơ F/18, F-18 A/B của Không quân Australia. Hiện nay, Locheed Martin đã sản xuất hơn 1.200 trên tổng số 4.900 quả theo dự trù.
Với tầm bắn xa 370 km, JASSM tăng khả năng tấn công chính xác các mục tiêu đối phương từ xa, được trang bị cho các phi đội ném bom của Không quân Mỹ; ngược lại, JASM còn có khả năng phòng thủ trên không trước loại tên lửa “đất đối không” tầm xa của đối phương.
VỀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN: Mỹ đang có kế hoạch đầu tư khoảng 10 tỷ USD nâng độ chính xác các loại bom HẠT NHÂN CHIẾN THUẬT dự trữ trong các kho ở Châu Aâu để trang bị trên các máy bay F-35 bán cho Hàn Quốc, Aán Độ, Nhật Bản…Hiện nay, Mỹ đang dự trử khoảng 200 quả bom hạt nhân chiến thuật. Sau khi các loại bom nầy được lắp đặt thêm cánh ở đuôi, sẽ biến thành các loại bom được điều khiển chính xác, được dẫn đường bằng hệ thống GPS.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật dùng để tấn công các mục tiêu chiến lược và chiến thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quân sự, nó có khả năng tấn công trên mọi chiến trường cao hơn các loại vũ khí hạt nhân chiến lược. Trong tương lai gần đây, bom hạt nhân chiến thuật sẽ được thay thế bằng bằng bom hạt nhân có cánh B-61-12 được trang bị trên chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35.
Theo Japan Times của Nhật vừa mới đang tải bài viết của Michael Richardson – Viện nghiên cứu ĐNÁ Singapore – với tựa: “TRUNG QUỐC LO NGẠI NHỮNG VŨ KHÍ MỚI CỦA MỸ” Ngày 01/5/2013, Mỹ thử nghiệm thành công thiết bị bay siêu thanh X-51 WaveRider với tốc độ chính xác 6245 km, vượt qua tốc độ siêu thanh Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh) và Falcon HTV-2 bay với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh. Những loại vũ khí mới nhất nầy nằm trong “KẾ HOẠCH TẤN CÔNG NHANH TOÀN CẦU” làm Nga lo ngại, nhưng Trung Cộng mới là nước lo sợ nhất.
Các nhà phân tích cho rằng, Mỹ bố trí các loại vũ khí hạt nhân tại các căn cứ quân sự nước ngoài là xu thế tất yếu, nhằm thực hiện chiến lược “ĐÔNG TIẾN”, vừa đáp ứng được với trọng điểm chiến lược “xoay trục” trở lại Châu Á – TBD tạo lên sức ép cực lớn lên chủ nghĩa bành trướng, bá quyền TC tại Biển Đông và Hoa Đông.
Ngày 15/5/2013, HKMH CVN-68 USS Nimitz hiện diện trên biển Đông nhằm mục đích cảnh cáo các tàu chiến TC là Mỹ sẽ hậu thuẩn cho Philippines trong cuộc chiến sống còn trên Biển Đông. HKMH USS Nimitz mang theo chi đội máy bay tấn công 11, gồm máy bay tiêm kích F/A-18 Super Hornet C/D/E/F, trung đội máy bay E-2C “Hawkeye”, tăng cường thêm đội máy bay chống ngầm và máy bay chiến đấu điện tử EA-6B Prowler.
Biên đội hộ tống HKMH CVN-68 USS Nimitz gồm: Tuần dương hạm Ticonderoga CG-65 USS Chosin, Khu trục hạm lớp Arleigh Burke (DDG-102) USS Sampson, khu trục hạm lớp Arleigh Burke USS Pinckney (DDG 91) và tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry USS Rentz (FFG 46)) và một tàu ngầm hạt nhân tấn công rất mạnh. Mục đích áp chế cả 3 hạm đội TC gồm 3 hạm đội Bắc Hải, Đông hải và Nam Hải của TC đang hiện diện trên Biển Đông.
Hiện nay, TC đang rất lo sợ Mỹ đơn phương triển khai hệ thống phòng thủ lá chắn tên lửa NMD dưới hình thức một vành đai khép kín từ ALASKA đến AUSTRALIA. Vành đai đó bao phủ cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines; bởi vì, khả năng của Bắc Kinh trong lãnh vực tên lửa đạn đạo liên lục địa vẫn còn hạn chế. Mỹ cũng dự định lắp đặt trạm radar theo dõi thứ hai ở Nhật Bản và tăng cường tiềm năng tên lửa tại Hàn Quốc.
PHẢN ỨNG CỦA TRUNG CỘNG:
Ngày 16/1/2013, tờ “Hoàn Cầu Thời Báo” có đăng tải bài viết của ông CHU KỲ – Viện Khoa Học Xã hội Trung Quốc – với tựa đề: “ KHÔNG ĐƯỢC COI THƯỜNG CHIẾN LƯỢC CHÂU Á – TBD CỦA MỸ”. Oâng ta phân tích chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ với 4 đặc điểm quan trọng như sau:
1. Hoa Kỳ đang xây đang mối quan hệ hợp tác nhiều tầng, đa diện, đa phương với các quốc gia Đông Nam Á trên mọi lãnh vực như phát triển kinh tế, văn hóa, hợp tác quốc phòng, chống khủng bố, cứu trợ thiên tai…
2. Ngoài những đồng minh truyền thống như Nhật, Hàn, Phi, Uùc, Singapore, Mỹ còn xây dựng mối quan hệ mật thiết với Aán Độ, Nam Dương, Miến Điện.
3. Mỹ tăng cường sự hiện diện với các nước Châu Á – TBD, đặc biệt là ĐNÁ bằng cách tham gia chương trình nghị sự, hội nghị…
4. Tích cực can dự vào việc tranh chấp lãnh thổ giữa TC và các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Aán Độ, Philippines, Việt Nam, Malaysia.
Thông tấn xã Đài Loan đưa tin ngày 28/5/2013, Gs Hàn Húc Đông – Đại học Quốc phòng TC -nói rằng: “Rất khó giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực thông qua “quyền lực mềm”, như vận động ngoại giao mà thay vào đó Bắc Kinh nên tấn công bất cứ lúc nào cần thiết, đối với bất kỳ nỗ lực nào của các nước khác nhằm kiểm soát các đảo nhỏ trên Biển Đông,” ông ta đặt câu hỏi. “Tại sao Bắc Kinh lại không có hành động quân sự ngay khi mà Bãi Cỏ May và bãi cạn Scarborough thuộc chủ quyền của TQ?”
Rõ ràng, đây là thái độ hèn nhát của giới trí thức TC, chỉ dám dùng vũ lực với các nước nhược tiểu như Philippines và VN ở Biển Đông. Tại sao không dám dùng vũ lực đối với Nhật Bản để đòi Điếu Ngư / Senkaku tại biển Hoa Đông? Xin nói thẳng ra là TRUNG CỘNG SỢ NHẬT BẢN, đây mới đúng là bản chất thực sự của chủ nghĩa Đại Hán, chỉ ỷ mạnh hiếp yếu và run sợ trước địch thủ mạnh hơn mình. Bắc Kinh nói rằng, Nhật Bản ăn cắp đảo Điếu Ngư / Senkaku của TQ. Thế còn Rợ Đại Hán ăn cướp, cưỡng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì sao? Hành động “ăn cắp” và “ăn cướp” khác nhau xa.
KẾT LUẬN:
Xin trích dẫn những nhận xét của các chuyên gia quốc tế bình luận về vấn đề nầy để tạm thay cho lời kết:
Cựu Ngoại trưởng Aán Độ R. S. KALHA: Liên quan tới việc TC đưa quân đội tới trú đóng cái gọi là thành phố TAM SA, ông cho rằng: “TC muốn gởi thông điệp tới tất cả các nước liên quan tới tranh chấp Biển Đông rằng, TC muốn có một giải pháp ngoại giao, nhưng cũng có thể sử dụng vũ lực để bảo vệ quan điểm của mình (vừa ăn cướp, vừa la làng) trên Biển Đông. TC cũng muốn chứng minh rằng, Mỹ và Nga không cần thiết phải can dự quân sự vào khu vực tranh chấp nầy,” ông nói. “Chính sách tự phụ của TC chứa đựng nhiều nguy hiểm mà chính Aán Độ đã trải qua khi nổ lực thực hiện điều tương tự ở khu vực LADAKH trong nhiều thập niên trước đây. TC sẽ phải điều động một số lượng lớn sức mạnh Hải – Lục – Không quân để bảo vệ an ninh vùng tạm chiếm, chưa tính đến công tác hậu cần tiếp liệu rất khó khăn. Các nước liên quan trọng khu vực tranh chấp với TC cần phải đoàn kết lại và hoan nghênh sự hiện diện và hỗ trợ quân sự của Mỹ và đồng minh Aán, Nhật, Uùc, Hàn.
Theo ông, bây giờ vẫn chưa muộn để Bắc Kinh nhận ra sự dại dột của họ và rút quân ra khỏi các đảo cưỡng chiếm của Philippines, Việt Nam và tìm kiếm giải pháp hòa bình trong khuôn khổ Công Ước LHQ về luật biển UNCLOS 1982. Hợp tác và hữu nghị với các quốc gia Đông Bắc Á và cộng đồng quốc tế có lợi ích hơn nhiều, so với bất cứ lợi ích nào mà TC đơn phương đi chiếm giữ bất hợp pháp các đảo Hoàng Sa của VN, đảo Macclesfield, bãi đá ngầm Scarborough của Philippines.
Nhà ly khai Trung Quốc, luật gia khiếm thị TRẦN QUANG THÀNH tuyên bố ngày 14/05/2013 tại diễn đàn nhân quyền, nhận định rằng: “Trung Quốc sẽ phải thay đổi, điều nầy là không thể tránh khỏi và trên thực tế đã bắt đầu. Chúng tôi không thể chờ đợi DÂN CHỦ, TỰ DO VÀ BÌNH ĐẲNG từ bên ngoài đưa đến mà theo ông được biểu hiện qua hơn 200.000 vụ quần chúngï nổi dậy mỗi năm và việc huy động các nhóm đấu tranh qua internet,” Ls Trần Quang Thành nói thêm. “Không có gì phải e ngại một chế độ rệu rã đã đánh mất nền tảng luân lý, đạo đức và pháp luật. Ý tưởng cho rằng giá trị của xã hội dân sự về mặt nhân quyền không thể thích ứng với Trung Quốc hoàn toàn là một sự huyễn hoặc do chế độc đoán tuyên truyền.” Đối với bọn lãnh đạo Bắc Kinh, biến cố THIÊN AN MÔN vẫn còn là cơn ác mộng kinh hoàng đối với họ.
Đài VOA đưa tin ngày 9/5/2013, anh của luật sư Trần Quang Thành tên Trần Quang Phú cho biết ông đã bị những tên côn đồ do chính quyền thuê mướn đánh đập, trong lúc ông đang trên đường về nhà ở tỉnh Sơn Đông.
Dù TC được coi là có nền kinh tế thứ hai thế giới, nhưng năng lực về tài chánh của TC có lẽ còn lâu mới so sánh được với Hoa Kỳ. Hàng tỷ đô la từ ngân sách của TC được chi cho ngân sách quốc phòng và nội an. Và bất chấp những thành công về kinh tế, số lượng người nghèo đói ở Trung Cộng đã cán mốc 500 triệu người, phần lớn là nông dân đói ăn. Tuy nhiên, thay vì giải quyết vấn đề nghèo đói, môi trường sống bị ô nhiễm xuống cấp trầm trọng, dân chúng thiếu không khí sạch để thở, nước sạch để uống, thực phẩm không an toàn để ăn. Mới đây, ngày 28/5/2013, Cảnh sát Ý đã bắt giữ 15 triệu sản phẩm nguy hiểm, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Cộng. Cảnh sát Ý đưa ra nhận định, vụ bắt giữ nầy là một đòn giáng mạnh vào uy tín của các loại hàng hóa mang nhãn hiệu “MADE IN CHINA”. Trong khi đó, Bắc Kinh đã bỏ tiền mua vũ khí từ Nga và đầu tư hàng trăm tỷ đô la vào việc tự sản xuất các phương tiện chiến tranh bằng hàng nhái.
Nhà báo Quốc tế Dr. Conn Halliman nói: “Ngân sách vũ khí của TQ hiện lớn thứ hai thế giới với mức 106 tỷ đô la, đó là con số chi tiêu khổng lồ, nó sẽ tạo nên một tác động thực sự với tình trạng đói nghèo của TQ hiện nay.” Còn ngân sách “nội an” để củng cố bộ máy đàn áp các cuộc nỗi dậy của dân chúng cũng vượt qua mốc trên 100 tỷ USD / năm.
Theo nhận định của một số chuyên gia, chiến lược xoay trục trở lại Châu Á – TBD, Hoa Kỳ chỉ cần thể hiện sức mạnh vô địch của mình là đủ. Hoa Kỳ có thể chưa cần thiết phải dùng đến vũ lực để phanh thây con rồng đỏ vào thời điểm nầy, chỉ cần kềm chế, bao vây, phong tỏa, cô lập an ninh năng lượng sẽ gây áp lực nặng nề buộc TC phải chạy đua vũ trang. Họ vẫn tin tưởng rằng, một cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên Xô vào những năm 1950 – 1960 đã làm cho nền kinh tế Liên Xô suy yếu dần và phải phá sản. Liên Xô đã trở thành nạn nhân của cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ thì ngày nay Trung Câộng cũng sẽ trở thành nạn nhân giống như vậy.
Những gì mà Mỹ cáo buộc hacker TC đột nhập vào ăn cắp các bản thiết kế hơn 20 hệ thống vũ khí tiên tiến bậc nhấtõ, những thứ nầy đã lổi thời đối với nền khoa học kỷ thuật của Mỹ hiện nay. Đó chỉ là những miếng mồi để nhử TC chạy đua vũ trang mà thôi.
Nếu như bọn lãnh đạo Trung Nam Hải chưa thức tỉnh, ngoan cố gây chiến chống lại Mỹ và đồng minh Aán, Nhật, Úc, Hàn thì TC sẽ lâm vào thế “MÃNH HỔ NAN ĐỊCH QUẦN HỒ”, huống gì Trung Cộng chỉ là con “HỔ GIẤY” chỉ hù dọa được các quốc gia nhược tiểu như VN, Philippines, Malaysia. TC càng ngày tỏ ra bất lực nhìn các cường quốc hiện diện tại Châu Á TBD. Ngày 3/6/2013, RFI đưa tin, Tổng thống Pháp Francois Hollande có chuyến công du Nhật Bản. Chánh sách ngoại giao đã chuyển trục sang châu Á đang tăng trưởng mạnh mẽ. Báo Le Figaro đánh giá, trong chiến lược của Pháp tiến gần đến các Châu Á, Pháp không thiếu chủ bài. Một số chuyến công du Pháp tại Châu Á sắp tới, đáng chú ý là Việt Nam và Nam Dương.
Hy vọng là tên GS Hàn Húc Đông hiếu chiến phải hiểu rõ điều nầy: Chỉ cần tàu Hải quân Trung Cộng khai hỏa trước, nhắm vào bất cứ tàu Hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đông hoặc tàu Hải Quân Nhật Bản ở Hoa Đông thì Hoa Kỳ và các đồng minh Aán, Nhật, Australia, Hàn quốc và cả Anh, Canada cũng sẽ không đứng ngoài cuộc, sẽ biến Trung Hoa Lục Địa trở lại “THỜI KỲ ĐỒ ĐÁ” và Trung Hoa Lục Địa sẽ tan vỡ từng mảnh.
Đừng hòng hy vọng Nga sẽ nhập cuộc giúp TC chống lại Liên minh Mỹ & đồng minh. TT Putin là con cáo già về thủ đoạn chính trị. Nga sẽ “TỌA SƠN QUAN HỔ ĐẤU”. TT Putin sẽ mượn tay Mỹ và đồng minh diệt TC, giải trừ mối hiểm họa tiềm ẩn sát biên giới Nga…
Toàn thể nhân loại, chắc không một ai mong muốn thấy viễn cảnh Hoa Kỳ và liên minh Aán Độ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc hợp lực phanh thây con RỒNG ĐỎ Trung Cộng, vì các chế độ Cộng Sản độc tài toàn trị “TỰ SINH” và đến lúc nào đó nó phải “TỰ DIỆT” giống như ĐẾ QUỐC LIÊN XÔ và các chế độ CS Đông Âu trước đây, đó là quy luật tất yếu. Chỉ tội nghiệp cho những tên lãnh đạo ĐCSVN ngu muội chưa thức tỉnh, vẫn còn ôm chân tên Thực Dân Mới Trung Cộng trên đà suy tàn đang bị thế giới kinh tởm, lên án và cô lập.
Hãy nhìn sang nước Myanmar để rút kinh nghiệm và học hỏi, TT Thein Sein thức thời “xoay trục” về phía Hoa Kỳ và Phương Tây để thoát khỏi bóng ma Trung Cộng. Chỉ ít ngày sau TT Obama tiếp TT Myanmar trong chuyến thăm lịch sữ tại Hoa Thinh Đốn, TT Nhật Shinzo Abe đã tới thăm Myanmar và tuyên bố sẽ cung cấp mọi hổ trợ có thể có trong công cuộc tái thiết đất nước. Cụ thể là dự án Thilawa với quy mô 2400 ha được Nhật và Myanmar cùng triển khai cho sự hợp tác song phương. Dự án bao gồm hải cảng và một đặc khu kinh tế sẽ đem lại những thành công nhanh chóng cho người dân Myanmar, nhất là tạo công ăn việc làm và hổ trợ kỹ thuật rất cần thiết cho Myanmar.
TT Abe dự kiến sẽ công bố hổ trợ khoản 1 tỷ mỹ kim cho kế hoạch xây dụng mạng lưới điện tòan quốc cho Myanmar. Nhật đã xóa nợ 6,6 tỷ USD cho Myanmar, đồng thời cung cấp thêm các khoản vay mới để giúp nước nầy trả nợ cho Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới (WB).
RFI đưa tin ngày 4/6/2013, Khoảng 900 đại biểu đến từ hơn 50 quốc gia hiện có mặt tại Naypyidaw, thủ đô mới của Miến Điện để dự “DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI”, sẽ khai mạc ngày 5/6/2013 và kéo dài trong 3 ngày. Đây là một “sự cố” mang đầy tín biểu tượng sau 50 năm Miến Điện bị cô lập trên trường quốc tế đã trở thành một địa điểm hấp dẫn giới doanh nghiệp toàn cầu.
Hành động kết án hai sinh viên nhiệt tình yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha từ 6 đến 8 năm tù giam về tội danh kêu gọi “TỰ DO – DÂN CHỦ” và chống “TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC”. Đây là phiên tòa cực kỳ ngu xuẩn do bè lũ BÁN NƯỚC toa rập với nhau, kết án những con dân Việt Nam nhiệt tình YÊU NƯỚC như hai cháu UYÊN & KHA.
Chế độ CHXHCNVN là một thứ chế độ quái thai và quái đản nhất thế giới, người dân bình thường biểu lộ tinh thần yêu nước mà cũng bị bắt tội và cuộc biểu tình ngày 2/6/2013 nổ ra tại Hà Nội nhằm phản đối bọn Rợ Hán ngang ngược cho tàu hải giám đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, Thanh Hóa ngay tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của VN, đã bị chánh quyền cho bọn du đảng côn đồ, khoát áo công an đàn áp dã man, tại sao?
Bao giờ thì giới lãnh đạo ĐCSVN thức tỉnh “xoay trục” đứng về phía Hoa Kỳ để thoát khỏi bóng ma Trung Cộng? Dù biết, liên kết với Mỹ thì phải thực hiện “Tự Do – Dân Chủ” thì còn có nơi hạ cánh an toàn giống như nhóm quân phiệt ở Myanmar; đồng thời để được Mỹ, Nhật và Phương Tây giúp đở để vươn lên, còn hơn là ôm chân bọn Tàu Khựa để củng cố ĐCSVN chết tiệt, cam tâm làm nô lệ cho bọn Tàu Khựa để rồi mất nước, mất Đảng, mất hết tài sản và khó bảo toàn cả tính mạng.
Hãy nhìn tấm gương của Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông để thức tỉnh. Sau mùa săn, ưng khuyển tất phải bị phanh thây, bọn lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ tin dùng những tên sai bản địa làm thái thú để cai trị dân bản xứ. Không biết quý vị lãnh đạo ĐCSVN đã ngộ ra điều nầy chưa? Một câu hỏi được đặt ra cho quý vị: “Xoay trục” đứng về phía Hoa Kỳ và Phương Tây hay khư khư ôm chân bọn Tàu Khựa gian ác, đằng nào có lợi cho Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam hơn?”
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét