Pages

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Dân vận hay dân giận ?

Vũ Bất Khuất (Danlambao) – Trong diễn văn bế mạc Hội Nghị TW/7 ông Nguyễn Phú Trọng có nói về công tác dân vận như sau: “…“tinh thần của việc dân vận”: “Phải tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân; luôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Thường xuyên chỉnh đốn, xây dựng đảng, Nhà nước, chính quyền trong sạch, vững mạnh; mọi quan điểm, chủ trương của đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước phải vì dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, tận tụy với công việc, nói đi đôi với làm để nhân dân tin tưởng, noi theo”… (hết trích) [1]
Tôi chỉ là một công dân hạng hai nên việc đảng và nhà nước làm thì hoàn toàn không biết. Nhưng trong đoạn văn trên có những, à không nhiều việc có liên quan tới dân. Tôi in tạm thời tách ra từng phần và đưa ra những sự kiện có liên quan, mang tính phổ biến, chớ không phải đơn lẻ.
1. “Phải tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân”
Nhân dân không làm chủ được bất cứ thứ gì, hãy nhìn các công trình Tái Định Cư khi người dân bị bứng ra khỏi nơi sinh sống quen thuộc của mình, để giao đất, phương tiện sản xuất, cho nhà nước xây dựng các công trình.
 
2. “Luôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân;”
Những ý kiến của dân chưa bao giờ được lắng nghe một cách nghiêm túc thì làm sao gọi là hiểu dân, tin dân nên những việc oan sai, khiếu kiện kéo dài mà không được giải quyết rốt ráo. Những phiên tòa xử những người trái ý đảng, “có những lời không hay về Trung Quốc” cứ liên tiếp xảy ra với những bản án nặng nề là hiểu dân, trọng dân, gần dân, tin dân sao?
3. “Những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh.”
Nhân dân bức xúc trước việc Trung Cộng o ép, xâm phạm chủ quyền đã tổ chức các cuộc biểu tình thật trật tự, không phá hoại, không cản trở giao thông, không phản đối nhà nước, không nguy hại cho chế độ. Đó là quyền lợi tinh thần mà bất cứ dân tộc nào cũng có quyền thể hiện, nhưng vẫn bị trấn áp một cách thô bạo tàn độc.
Ngoài ra, Trung Cộng từng ngày từng giờ lũng đoạn mọi lĩnh vực đời sống của nhân dân là có lợi hay có hại.
4. “Thường xuyên chỉnh đốn, xây dựng đảng, Nhà nước, chính quyền trong sạch, vững mạnh; mọi quan điểm, chủ trương của đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước phải vì dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.”
Mục tiêu chỉnh đốn, xây dựng đảng và nhà nước thì nói như vậy. Nhưng chỉnh đốn thế nào mà nạn tham nhũng vẫn cứ hoành hành. Những công trình tiền tỷ được xây dựng bằng tiền thuế của nhân dân được làm nửa chừng rồi bỏ. Danh sách những công trình trời thần đó dài lắm. Chắc ông Trọng đọc hơi mệt đấy, nên không đọc mà cứ tưởng ngon lành. Như vậy lợi ích của nhân dân nằm ở đâu? Nguyện vọng nào của nhân dân mới là chính đáng. Ông Trọng có hiểu không?
5. “Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, tận tụy với công việc”
Gương mẫu nằm ở đâu khi mà muốn làm công chức thì phải có 100 triệu, tận tụy như thế nào mà giờ công sở bị đánh cắp, 30% công chức được lãnh lương để không có việc gì làm.
Với 5 tình huống ghi trên thì việc “nói đi đôi với làm để nhân dân tin tưởng, noi theo” không cần bàn tới nữa.
_______________________________
Chú thích:

Không có nhận xét nào: