Pages

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Hagel kết thân với Việt Nam giữa lúc châu Á nghi ngại Trung Quốc

Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Daniel Ten Kate & David Lerman
, Bloomberg
Khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chuck Hagel đang còn là một trung sĩ phục vụ tại chiến trường Đông Nam Á, thì cùng lúc Nguyễn Tấn Dũng cũng đang đánh đuổi ông và những binh sĩ Hoa Kỳ khác ra khỏi Việt Nam.
Nguyen Tan Dung-Chuck Hagel - ShangriLa 2013 Hơn một thập kỷ sau, ở tuổi 63 Dũng đang là Thủ tướng Việt Nam. Ông cùng với những nhà lãnh đạo châu Á khác đang tìm kiếm thông điệp tái khẳng định của Hagel về việc Hoa Kỳ sẽ giữ vững sự hiện diện mạnh mẽ của họ ở châu Á–Thái Bình Dương nhằm đối phó với Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng.
 Khi các quan chức quốc phòng cấp cao hội họp tại Singapore, Hagel phải cân đối các mối quan ngại giữa các đồng minh của Hoa Kỳ về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc với sự cần thiết trong việc đàm phán với chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Các tranh chấp về đánh bắt cá, khai thác dầu mỏ và khi đốt trong các khu vực bờ biển của Trung Quốc sẽ mang đến nguy cơ gián đoạn giao thương giữa các con rồng đang lên tại châu Á, những sức mạnh chính đang thúc đẩy nên kinh tế toàn cầu.

 Trung Quốc và Hoa Kỳ có “trách nhiệm lớn nhất” trong việc thực hiện những bước đi có tính thực tế đối với hòa bình khu vực, Dũng cho biết trong buổi họp tại Singapore vào cách đây một tuần. “Chúng ta gắn chặt tầm quan trọng đặc biệt vào vai trò của một Trung Quốc đang lên như vũ bão và một Hoa Kỳ hùng cường, một sức mạnh Thái Bình Bương”.
 Hoa Kỳ vẫn đang bám vững kế hoạch đẩy mạnh mối gắn kết về an ninh đối với châu Á, Hagel cho hay. “Chúng tôi đã và đang có những xúc tiến đàm phán song phương với những đối tác mà chúng tôi đã từng có”. Tổng thống Barack Obama đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại California vào ngày 7 tháng Sáu, 2013. Vào tháng trước, ông cho biết việc cắt giảm ngân sách của Hoa Kỳ sẽ không ảnh hưởng tới việc quân đội nước này tập trung vào khu vực châu Á trong khi dần dần rút khỏi chiến trường Irag và Afghanistan. Ngân sách này bao gồm cả hệ thống vũ khí tại Nhật Bản và Hàn Quốc, và dự án luân phiên hải quân tại Úc cũng như cả việc tăng cường khả năng chiến đấu trên biển của Philippines.
 ‘Nghi ngại chính’
 “Mối lo ngại chính giữa các nước trong khu vực này là liệu Hoa Kỳ có thể đảm bảo được việc tái cân bằng đối với châu Á hay không”, Termsak Chalermpalunupap – một nghiên cứu sinh tại Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, cho hay. “Khi mà Hoa Kỳ còn giúp giữ vững nền pháp quyền [rule of law] thì sự tập trung lớn hơn của họ vào khu vực này sẽ vẫn còn được chào đón”. Nhà Trắng cũng gây chú ý trong việc hợp tác với Trung Quốc dù cho đôi bên vẫn có những bất đồng mạnh mẽ, đặc biệt về phản ứng đối với thử nghiệm tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, hay chương trình vũ khí của Iran và nội chiến tại Syria. Nhà Trắng liên tục lên án Trung Quốc về những chiến dịch tấn công mạng nhằm trộm cắp những công nghệ thương mại và quân sự của Hoa Kỳ.
 Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Tom Donilon trong buổi nói chuyện với Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào ngày 27 tháng Năm cho hay rằng, “Tổng thống Obama chắc chắn cam kết xây dựng mối quan hệ ở mức độ cao hơn trong sự hợp tác thực tế và sự tin tưởng nhau, đồng thời giải quyết mọi khác biệt và bất đồng giữa hai nước”.
 ‘Khá khó khăn’
 Hagel cho hay tại Singapore rằng ông sẽ thảo luận về việc cần thiết có một thước đo an ninh mạng tốt hơn, và các kế hoạch gặp gỡ các quan chức Trung Quốc cấp thấp không chính thức. Ông không thẳng thừng lên án Trung Quốc trong các vụ tấn công mạng mà nói rằng “khó có thể chứng mình được chúng được lãnh đạo bởi một nhóm nào đó, nhưng chúng tôi biết chúng tới từ đâu”.
 Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc muốn trao đổi các quan điểm với Hoa Kỳ bên lề cuộc hội đàm.
 “Chúng tôi tin rằng cả hai bên đều nên ngồi xuống và thực hiện các cuộc đối thoại hòa hảo về vấn đề an ninh mạng”, Hồng Lỗi cho hay tại buổi họp báo tại Bắc Kinh. Hoa Kỳ và Trung Quốc nên hợp tác để củng cố một thế giới mạng an toàn, mở và minh bạch”.
 Hagel cho biết ông đã mời người đồng nghiệp của ông bên phía Trung Quốc tới thăm Washington vào tháng Tám này. Phó Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Thích Kiến Quốc dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tới Đối thoại Shangri-La lần này, được tổ chức bởi Học viện Quốc tế về Nghiên cứu chiến lược.
 ‘Không thỏa đáng’
 Theo ông Ni Lexiong, giáo sư về quân sự và ngoại giao quốc tế tại Đại học Khoa học và Luật Thượng Hải, cho rằng các nước láng giềng của Trung Quốc đang đưa ra những luận điệu về Biển Đông không thỏa đáng vì họ muốn được khai thác nguồn dầu mỏ tại đây.
 “Nếu Trung Quốc không lấy lại được lãnh thổ của họ, áp lực từ nhân dân trong nước sẽ lên rất cao”, ông Ni cho biết qua điện thoại.
 Tính toán sai lầm về những tranh chấp lãnh thổ có thể làm gián đoạn thương mại trên biển, Dũng cho hay qua bài phát biểu. Ông nêu ra các dẫn chứng rằng hai phần ba tổng lượng thương mại quốc tế đều di chuyển qua Biển Đông.
 “Một hành động thiếu trách nhiệm đơn độc hay một tranh chấp cũng có thể dẫn tới sự gián đoạn một lượng giao thương lớn như vậy, và từ đó có thể dẫn tới những hậu quả khó có thể biết được không chỉ đối với nền kinh tế khu vực mà cả toàn thế giới”, Dũng cho biết thêm.
 Pentagon cắt giảm ngân khoản
 Một quan chức quốc phòng trong một cuộc họp báo dấu tên đã cho biết tại rằng, Hagel muốn cho thấy việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm sang châu Á mà đã được cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hillary Clinton tuyên bố vào tháng Mười một năm 2011 và chính sách này sẽ tiếp tục được duy trì. Việc tái cân bằng có nghĩa là khoảng 60% tàu hải quân sẽ có căn cứ tại Thái Bình Bương tính tới năm 2020. Con số này hiện nay chỉ ở mức khoảng 50%.
 Lầu Năm Góc cắt khoảng 37 tỉ USD khỏi ngân sách của họ trong năm nay và sẽ cắt giảm khoảng 500 tỉ USD trong 9 năm tới. Đây là hệ quả của việc cắt giảm ngân sách trong toàn bộ các chính sách của chính phủ Obama.
 Tháng tới, lần đầu tiên Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sẽ thực hiện một cuộc tập trận chung với Indonesia, Đại tá James Barker, giám đốc đào tạo và luyện tập của hạm đội cho hay trong một buổi phỏng vấn. Hoa Kỳ cũng sẽ cung cấp quỹ tập trận với Malaysia.
 Trong khi các cuộc tập trận quân sự với các đồng minh đang mở rộng thì chúng có thể không diễn ra ác liệt như trước, Barker cho biết. “Trong một vài trường hợp chúng tôi thậm chí đã giảm số lượng lính tham dự trong các cuộc tập trận”.
 Hagel có những mối duyên nợ với châu Á rất sâu đậm. Bố ông đã từng phục vụ tại chiến trường Thái Bình Dương trong Đệ nhị Thế chiến. Là người đầu tiên từng tại ngũ đứng đầu Lầu Năm Góc, Hagel dành được hai Huân Chương Bội Tinh trong thời gian ông phục vụ tại Việt Nam trong cuối thập niên 1960 và quay trở lại với sự hoài nghi về sức mạnh quân sự.
 “Điều duy nhất cho chúng ta thấy là các cuộc chiến tranh không thể lường trước được, và chúng vẫn còn là một hành động bản chất con người”, ông phát biểu trong bài diễn văn khai giảng năm học mới tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ tại West Point, bang New York.
 Xung đột tài nguyên
 Ba năm kinh nghiệm của Hagel trong ban điều hành Chevron Corp trước khi ông vào Lầu Năm Góc có lẽ đã chứng minh sự hữu ích trong việc xử lý các mâu thuẫn tại Biển Đông. Ngoài ngư dân, các công ty khai thác khí ga và dầu mỏ cũng đang có những tranh chấp trên biển.
 Kể từ năm 2010, khi Bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ lúc đó là Robert Gates đã cảnh báo về những công ty hung hang ở những khu vực này, Trung Quốc đã cắt cáp của tàu thăm dò của Việt Nam, đuổi tàu gần Philippines và mang máy khoan sâu đầu tiên của họ đặt vào trong khu vực có nhiều tranh chấp này. Năm ngoái, China National Offshore Oil Corp của Trung Hoa đã mở chào các vụ đấu thầu trong nhiều  khu vực thăm dò mà Việt Nam đã trao cho các công ty như Exxon Mobil Corp và OAO Gazproom.
 Trong tháng Ba vừa qua, các tàu hải quân Trung Quốc đã ghé thăm James Shoal ngoài khơi Malaysia, một khu vực gần nơi mà Royal Dutch Shell Plc (RDSA) và Petroliam Nasional Bhd đang có các hoạt động khai thác dầu và khí đốt. Tháng trước, Trung Quốc đã cho phép các khách du lịch ghé thăm quần đảo Trường Sa mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đóng từ Việt Nam trong năm 1974.
 ‘Thông điệp rõ ràng’
 Tuần trước, Philippines đã biểu tình sau khi tàu hải quân Trung Quốc áp giải một tàu đánh cá tại khu vực biển của nước này, sau khi họ đã mất đi quyền kiểm soát đối với rặng san hô Scarborough về phía Trung Quốc một năm trước. Tổng thống Benigno Aquino vào tuần trước đã quyết định nâng ngân sách nhằm hiện đại hóa quân sự và cho biết chiến hạm tuần dương của Hoa Kỳ thứ hai sẽ tới thăm nước này vào tháng Tám tới đây.
 “Tin nhắn của chúng tôi gửi ra thế giới rất rõ ràng: Cái gì thuộc về chúng tôi thì tức là thuộc về chúng tôi và chúng tôi có thể chiến đấu để bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa”, Aquino cho biết trong bài nói chuyện với Hải quân Philippines tại thành phố Cavite.
 Về phía Việt Nam, Dũng cũng tìm kiếm khả năng tăng cường sức mạnh quân sự của nước mình. Trong chuyến thăm Nga vừa rồi, ông đã gặp đội huấn luyện vận hành tàu ngầm hạng nặng, một trong sáu chiếc mà Việt Nam dự tính sẽ mua. Việc gặp gỡ giữa Hagel và Dũng tại Singapore có thể cho thấy một tin nhắn tích cực đối với khu vực, Richard Bush – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Nam Á tại Viện Brookings ở Washington, cho hay.
 “Ông ta không thể đi sai được nếu vận dụng hết khả năng cũng như mong mỏi của kẻ thù cũ đang tìm kiếm một con đường hòa giải”, Bush ám chỉ tới Hagel. “Có những kẻ thù khác ở châu Á cũng có thể học hỏi được từ chuyện này”.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào: