Pages

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Lãng phí nghìn tỷ, nghe Đại biểu cứ xin lỗi là xong?


nocong-giaoduc
 Tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) chiều 6/6, hầu hết các đại biểu đều tỏ ra lo bức xúc trước tình trạng lãng phí hiện nay, nhưng vẫn chưa có người đứng đầu nào bị xử lý.
Tờ Tuổi trẻ dẫn lời Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) bày tỏ: “Nhìn lên các vị quan chức thì thấy nhiều vị cứ lên chức là lại thay đổi phòng ốc, chỗ ngồi, mua xe mới…”

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) nhận xét: “Trong tờ trình của Chính phủ, câu trước vừa nói “việc triển khai thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã thu được kết quả đáng khích lệ về tiết kiệm” thì ngay câu sau đã ghi “Tuy nhiên, tình trạng lãng phí chưa ngăn chặn được, vẫn xảy ra trên nhiều lĩnh vực”.
Theo bà Tâm, nói vậy là như đi hàng hai, nói như đánh đố đại biểu Quốc hội. Tôi có cảm giác cách ta làm báo cáo là không lấy thực tiễn để báo cáo mà chỉ nói làm sao cho nó tròn, thành tích cũng có mà khuyết điểm cũng không thiếu.

Dư luận mấy ngày nay đang ví von rằng, nhà vệ sinh của Trường THCS Long Hiệp với vốn đầu tư 600 triệu đồng là biểu tượng của đầu tư công và lãng phí, thất thoát...
Dư luận mấy ngày nay đang ví von rằng, nhà vệ sinh của Trường THCS Long Hiệp với vốn đầu tư 600 triệu đồng là biểu tượng của đầu tư công và lãng phí, thất thoát…
Dư luận mấy ngày nay đang ví von rằng, nhà vệ sinh của Trường THCS Long Hiệp với vốn đầu tư 600 triệu đồng là biểu tượng của đầu tư công và lãng phí, thất thoát…
Theo đại biểu Lê Văn Học, trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì công khai là hết sức quan trọng. Ví dụ như việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản trong cơ quan, cứ nói công khai nhưng nhiều cái thật ra không công khai, nhất là ở các cơ quan hành chính sự nghiệp cho nên hay có dư luận.
Có vẻ các đại biểu Quốc hội đã quên dẫn chứng công trình nhà vệ sinh của Trường THCS Long Hiệp (huyện Minh Long, Quảng Ngãi), chỉ rộng 29m2 nhưng có giá đầu tư cao chót vót gần… 600 triệu đồng. Tính ra mỗi m2 nhà vệ sinh này có giá hơn 20 triệu đồng, giá này gấp đôi (thậm chí hơn) giá nhà ở xã hội đang bán và tương đương giá căn hộ thương mại cao cấp đang chào bán hiện nay tại Thủ đô Hà Nội.
Dư luận mấy ngày nay đang ví von rằng, nhà vệ sinh của Trường THCS Long Hiệp là biểu tượng của đầu tư công và lãng phí, thất thoát…
Để chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng: “Kể cả về hưu cũng phải ra tòa. Cần phải quy định trách nhiệm người đứng đầu phê duyệt thầu, chỉ định thầu. Không thể để tiền của dân đem ra tiêu xài kém hiệu quả”.
Còn đại biểu Đỗ Văn Đương quả quyết: “Nếu tôi là người được quyết định, tôi đuổi hết 1/3 công chức không hiệu quả. Dân phải đóng thuế nhiều để nuôi đội ngũ công chức này thì bất công quá”.
Nhưng có đại biểu nhẹ nhàng hơn là “cần xin lỗi dân về sự lãng phí, thất thoát” (đề xuất của đại biểu Trần Thị Dung, Điện Biên), theo đúng không khí quan chức, lãnh đạo xin lỗi thời gian qua.
Bộ trưởng xin lỗi cũng đã nhiều, lãnh đạo không ít tỉnh cũng đã từng xin lỗi, như Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng từng xin lỗi sự cố sập cầu Cần Thơ, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng từng xin lỗi; Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cũng từng xin lỗi…
Tới như Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) năm 2012 lỗ hơn 619 tỷ đồng mà Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thành Phương cũng chỉ cần xin lỗi một lời là xong; Rồi như sự cố mất điện 22 tỉnh miền Nam thiệt hại hàng ngàn tỷ động mà lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng mới chỉ xin lỗi rồi mong người dân thông cảm, còn thiệt hại đó ai đền thì chưa biết.
Còn công chức nhà nước, vẫn có 30% làm việc không hiệu quả, “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, có cũng được không có cũng chả sao (nhận xét của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc). Nhưng rồi, họ vẫn ngồi đó, vẫn tiếp tục cắp ô đi – về, ai sẽ xin lỗi dân vì tiền thuế vẫn mất để trả lương cho số công chức này?
Hay để tiện cho việc xin lỗi, như chúng tôi từng đề xuất, chúng ta cần sớm thành lập Bộ Xin lỗi, để đại diện cho nhà nước xin lỗi người dân ở tất cả mọi vấn đề, lĩnh vực xảy ra. Khó gì đâu, cứ xin lỗi thôi, chẳng cần biết xin lỗi ai và xin lỗi vì cái gì.
Như thế, lãnh đạo thể hiện trách nhiệm với điều chưa đúng, còn người dân vui vẻ vì được xin lỗi. Tựu chung lại, tất cả chúng ta cùng được vui vẻ để “sống vui, sống khỏe, sống có ích”, xứng đáng với danh hiệu quốc gia xếp thứ 2 thế giới về chỉ số hạnh phúc. Các vị thấy thế nào?
Theo Đất Việt

Không có nhận xét nào: