Chính quyền của ông Barack Obama bị chỉ trích quá nôn nóng muốn bán công nghệ hạt nhân cho Việt Nam.
Người lên tiếng nói như vậy là ông Henry Sokolski, giám đốc điều hành của Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến vũ khí hạt nhân có trụ sở tại Arlington, Virginia, Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao sau đó đã phải rút lại dự thảo với những điều kiện không phổ biến vũ khí hạt nhân "lỏng lẻo" và chính quyền Hoa Kỳ hứa sẽ xem xét lại chính sách liên quan tới không phổ biến vũ khí.Ông Sokolski nói Washington lại đang muốn bán các lò phản ứng hạt nhân Westinghouse cho Hà Nội sau khi một dự thảo thỏa thuận hạt nhân dân sự mà Bộ Ngoại giao dưới thời bà Hillary Clinton chủ xướng với Việt Nam đã bị Quốc hội phản đối.
Mặc dù vậy ông Sokolski nói Tổng thống Obama còn chưa xem đến những đề nghị mà nhóm nghiên cứu lại chính sách trình lên từ tháng Chín năm ngoái.
Trong lúc đó mọt phái đoàn xuất khẩu hạt nhân của Hoa Kỳ, vốn bao gồm cả giám đốc chính sách hạt nhân của Nhà Trắng và thứ trưởng thương mại cũng như thứ trưởng năng lượng phụ trách năng lượng hạt nhân và nhiều đại diện khác, đã tới Hà Nội trong tháng trước.
Chuyến đi, ông Sokolski nói, đã không được thông báo cho Quốc hội và hiện các dân biểu đang tìm hiểu thêm thông tin về chuyến đi này.
Lo ngại hạt nhân
Vị Giám đốc điều hành Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến vũ khí hạt nhân Bấmnói Quốc hội lo ngại về khả năng hạt nhân dân sự có thể bị chuyển thành vũ khí.
Điều này thể hiện qua chuyện họ buộc Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất phải hứa không sản xuất vũ khí hạt nhân và chịu thanh tra quốc tế gắt gao trong hiệp định hạt nhân song phương mà Quốc hội thông qua hồi năm 2009.
Những điều kiện ngặt nghèo này, ông Sokolski nói, không được đưa vào dự thảo thỏa thuận với Việt Nam hồi năm 2010.
Gần đây hơn, chính quyền Obama cũng đã chỉ tạm thời gia hạn thêm hai năm hiệp định hạt nhân với Hàn Quốc, vốn trước đó có hiệu lực 30 năm và Seoul muốn kéo dài thêm 30 năm nữa, theo ông Sokolski.
Tuy nhiên Seoul muốn sửa hiệp định để họ có thể chế biến nhiên liệu hạt nhân từ nguyên liệu hạt nhân của Hoa Kỳ.
Các nhà đàm phán Hoa Kỳ không muốn điều này và do vậy chỉ quyết định gia hạn hiệp định thêm hai năm trong lúc đàm phán tiếp.
Quốc hội cũng sẽ phải thông qua việc gia hạn hiệp định này.
Ông Sokolski nói Nhật Bản cũng đang có kế hoạch mở một nhà máy hạt nhân ở Rokkasho vốn có khả năng sản xuất một lượng plutonium đủ để chế ra từ 1.000-2.000 trái bom hạt nhân.
Theo chuyên gia này, Quốc hội Hoa Kỳ không muốn thấy một cuộc chạy đua hạt nhân ở Châu Á và cũng không muốn chính phủ Hoa Kỳ có chính sách hạt nhân áp dụng riêng biệt cho từng nước một vì "chính sách 'tùy từng trường hợp' không phải là chính sách."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét