Pages

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Uyên, Kha & TPP


Nguyên Anh (Danlambao) – Việt Nam đang cố gắng để được vào TPP, nhưng vào để làm gì và có những lợi ích gì khi tham gia Hiệp định xuyên Thái Bình Dương? Cái rõ ràng nhất là hàng rào thuế quan mà Mỹ là một thị trường hấp dẫn với các nền kinh tế đang phát triển.
- “Cắt giảm thuế quan theo lộ trình từ 2006 đến 2015.
- Các vấn đề thương mại phi thuế quan như xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, chính sách cạnh tranh.
- Các vấn đề phi thương mại như hợp tác trong lĩnh vực môi trường, lao động
- Chưa bàn đến các vấn đề đầu tư, dịch vụ tài chính.”[1]
Đó là cái Việt Nam cần để khôi phục nền kinh tế chủ đạo xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy hải sản, nguyên liệu thô, tiểu thủ công nghiệp vừa mới phôi thai so với thế giới. TPP hiển nhiên đem đến lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp VN mà thị trường Mỹ là cái đích đang nhắm tới.
Thế nhưng mới đây các nhà làm luật Hoa Kỳ đã xem xét lĩnh vực Nhân Quyền bị bóp nghẹt của VN và cho biết đó là một trong những điểu kiện tiên quyết loại VN ra khỏi cuộc chơi mà vụ án hai em Uyên & Kha được đặt lên tầm quan trọng.
“Tại buổi điều trần, Dân Biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Của Hạ Viện Hoa Kỳ, cho rằng, chính phủ Hoa Kỳ cần phải chứng minh là các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với Việt Nam đã đạt được những tiến bộ hoặc kết quả cụ thể.
 
Vị dân biểu này yêu cầu hai viên chức làm việc cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là ông Daniel Baer – phó trợ lý ngoại trưởng, phụ trách Dân chủ Nhân quyền-Lao động và ông Joseph Yun – Quyền trợ lý ngoại trưởng, Đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương, hãy “cho thấy ít nhất một ví dụ để chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam có thể mang lại một số kết quả đúng nghĩa.”
 
Dân Biểu Ed Royce nói thêm, bản án của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên là “điểm quan trọng để chính quyền Việt Nam bắt đầu tiến trình đó.”
 
Đáp lại, ông Daniel Baer “cam kết” phía hành pháp sẽ tiếp tục đề cập về trường hợp của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, sẽ “thúc đẩy chính quyền Việt Nam trả tự do cho Uyên và Kha.”
 
Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ nói thêm rằng, Hoa Kỳ phải hành động và không thể không lên tiếng khi từ đầu năm đến nay, chính quyền Việt Nam đã tống giam hơn 40 nhân vật bất đồng chính kiến như Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên.
 
Dân Biểu Ed Royce tin là việc gây áp lực để chính quyền Việt Nam phóng thích Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, cũng như những nhân vật bất đồng chính kiến khác không phải là một đòi hỏi quá đáng, bởi những nhân vật đó bị trừng phạt chỉ vì họ đã thực thi các quyền cơ bản của con người, bày tỏ quan điểm ôn hòa của công dân, vốn là những điều mà chính Việt Nam đã tự nguyện cam kết với công đồng quốc tế là sẽ tôn trọng.
 
Vị dân biểu này nhấn mạnh là chẳng gì có thể biện minh được cho hành động bắt bớ, đánh đập, giam cầm mà chính quyền Việt Nam đã thực hiện đối với Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên. Ông khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ nên kiểm tra các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, để chứng tỏ hành động của Hoa Kỳ đi đôi với lời nói trong lĩnh vực cổ xúy và bênh vực nhân quyền trên toàn cầu.
 
Trong buổi điều trần, một vị dân biểu khác tên là Gerry Connolly khuyến cáo thêm rằng, Quốc Hội Hoa Kỳ có thể khước từ đề nghị của chính phủ Hoa Kỳ về TPP (Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương) với Việt Nam, nếu thành tích nhân quyền của chính quyền Việt Nam không được cải thiện. (G. Đ) [2].”
Như vậy sức ép về kinh tế đã đè nặng lên nhà cầm quyền Hà Nội, liệu họ có ngoan ngoãn đi theo đường lối văn minh để các bên cùng có lợi hay vẫn chọn giải pháp im lặng thụ động? Dù chính phủ Hoa Kỳ chỉ mới nêu tên hai em Uyên & Kha nhưng đó chỉ mới là khởi điểm của điều kiện, ngay sau đó sẽ là Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Lô Thanh Thảo và những người bất đồng chính kiến khác bị kết án bằng những bản án oan sai phi lý, bị quản thúc sẽ hãnh diện vươn mình bước ra khỏi bóng tối lao tù về với vòng tay dân tộc vì đất nước này cần những con người như họ.
Giới doanh gia VN cũng mạnh dạn đầu tư, xuất khẩu vào những thị trường đem lại lợi nhuận còn nhà cầm quyền thì cũng giữ thề diện phần nào trên trường quốc tế. Nhưng nếu Hà Nội chọn phương án cứng rắn với đồng bào của mình và kiên định hô hào người dân trở về thời kỳ nghèo khó như bao cấp?
Xin thưa trước đây thì được, còn bây giờ ai cũng quen ăn sung mặc sướng đặc biệt trong hàng ngũ đảng viên, khi họ thấy không còn quyền lợi dồi dào chính bản thân họ sẽ tự diễn biến và bỏ đảng.
Chân lý của đảng không bằng chân lý của Tiền đảng ạ!
Nguyên Anh (Danlambao)
_________________________________
Chú thích:

Không có nhận xét nào: