Pages

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Hợp tác Việt – Nga tại Thái Bình Dương

Viet-Nga-2

Trong bối cảnh sự chuyển hướng được tranh luận nhiều của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD), cũng có nhiều cuộc tranh luận về “sự chuyển hướng” của Nga ở CA-TBD, đặc biệt là những diễn biến rõ nét xuất hiện vào tháng 7/2013 khi những động thái mới nhằm tăng cường sự can dự của Nga ở khu vực châu Á. Các cuộc tập trận bất ngờ ở phía Đông ngoài khơi của Nga ngay sau cuộc tập trận chung ngoài biển định kỳ giữa hải quân hai nước Nga-Trung. Hai sự kiện xảy ra cùng thời điểm thật khó hiểu. Việc tập trận chung với Trung Quốc được cho là “một tín hiệu” của Mátxcơva nhằm tăng cường quan hệ với Bắc Kinh còn cuộc tập trận đầy bất ngờ sau này được cho là một “biếu hiện lạ”. Những chính sách bê ngoài có vẻ không rõ ràng của Nga về khu vực CA-TBD cho thấy vai trò quan trọng đối với những lợi ích hàng hải của Nga ở khu vực này. Trong bối cảnh hiện nay, giới quan sát cho rằng những xu hướng gần đây về sự hợp tác hàng hải giữa Nga và Việt Nam, một trong những đồng minh lâu đời nhất của Nga ở khu vực CA-TBD và việc Việt Nam đón tiếp một trong những con tàu lớn của Nga ở nước ngoài, cho thấy “sự định hướng” về phía Nam của Nga đang tăng lên.  
 
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, tướng Sergei Shoigu, đến Hà Nội (tháng 4/2013) đã chứng tỏ tầm quan trọng của mối quan hệ về hợp tác hải quân giữa Nga và Việt Nam, cả Nga và Việt Nam đều chính thức đồng ý để Nga giúp đỡ Việt Nam phục hồi cảng Cam Ranh ở miền Trung Việt Nam. Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã cố gắng “giảm nhẹ” sự liên quan của Nga bằng tuyên bố:. “Đó là một vấn đề bình thường, các nước khác cũng muốn hợp tác với hải quân Việt Nam”, nhưng tầm quan trọng mang tính chiến lược và quân sự của cảng Cam Ranh vẫn không thể bị bỏ qua.

Nằm gần đường biển trọng yếu của khu vực Biển Đông và gần khu vực giàu dầu mỏ của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược lớn. Về mặt lịch sử, vị trí chiến lược của cảng Cam Ranh được đánh giá bằng thực tế nhiều nước kể cả Nhật Bản, Pháp, Mỹ và các nước thuộc Liên Xô trước đây từng có căn cứ quân sự đóng tại đây. Lợi ích được khôi phục của Nga ở cảng quan trọng và mang tính chiến lược này là một yếu tố quan trọng trong việc cân nhắc và tính toán nhằm khôi phục quan hệ hải quân Nga-Việt.

Để chứng minh tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Mátxcơva, Phó đô đốc hải quân Nga, tướng Viktor Kravchenko, từng cho rằng: “Nếu Nga vẫn coi mình là một cường quốc hải quân, thì việc phục hồi các cảng như cảng Cam Ranh là một điều chắc chắn”. Cùng với một thoả thuận về việc sử dụng nhân sự Nga và các tàu hỗ trợ cho việc nâng cấp các trang bị hải quân, lãnh đạo hai nước cũng quyết định thành lập một cơ sở sửa chữa thương mại tại cảng Cam Ranh. Theo tuyên bố chính thức, công ty Tân Cảng, thuộc Hải quân Việt Nam, sẽ xây dựng một cơ sở sửa chữa thương mại. Sự hợp tác của Nga đối với dự án này sẽ do Tập đoàn Vietsopetro, một tập đoàn liên doanh giữa Zarubezhneft, Nga và PetroVietnam góp vốn. Mặc dù cơ sở này chủ yếu là phục vụ lực lượng hải quân Việt Nam song Việt Nam hy vọng rằng các dịch vụ cung cấp cho các tàu hải quân nước ngoài có thể sẽ giúp bù đắp chi phí cho các hoạt động của cơ sở này.

Bên cạnh đó, việc ký kết một thỏa thuận về việc Nga cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm lớp Kilo vào năm 2012 đã cho thấy “một bước ngoặt” trong sự hợp tác hải quân giữa Nga và Việt Nam. Với giá trị lên đến 3,2 tỷ USD, đây được coi là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử xuất khẩu quốc phòng của Nga. Động thái này được cho là quan trọng vì thỏa thuận trên được ký trong bối cảnh của sự tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông, một trong những tuyến đường biển huyết mạch ở khu vực CA-TBD.

Thoả thuận quốc phòng này đã có ảnh hưởng đến những tranh chấp tại Biển Đông. Khả năng kiểm soát tài nguyên dưới đáy biển của Việt Nam được tăng lên đáng kể và tạo sự cân bằng trước hải quân Trung Quốc đang phát triển mạnh ở khu vực Biển Đông, cần lưu ý rằng Trung Quốc đã có tàu Kilo từ những năm 1990 và do đó, việc sở hữu tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ không tạo ra được “thách thức” lớn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, một sự thật không thể bác bỏ là những quan ngại hiện nay đối với các nhà hoạch định hải quân Trung Quốc, những người mà trước đây không tính đến khả năng kiểm soát đáy biển của hải quân Việt Nam.

Có thể hiểu rằng Việt Nam đang muốn thúc đẩy và tăng cường hợp tác quân sự với Nga và đây là một lĩnh vực được ưu tiên cao độ. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từng nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục mua vũ khí, phần lớn là từ Nga. Về chính trị, Nga là một đối tác đáng tin cậy. Về công nghệ, vũ khí của Nga hiện đại và chúng tôi từng sử dụng. Nga vẫn là một trong những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Hơn nữa, vũ khí của Nga cũng rẻ hơn của các nước phương Tây”.

Bắc Kinh cảm thấy “khó chịu” đối với sự hợp tác tự nhiên giữa Mátxcơva và Hà Nội. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Trung Quốc hy vọng các bên ngoài khu vực Biển Đông tôn trọng và ủng hộ những nỗ lực đàm phán giữa các nước liên quan trực tiếp và rằng các bên nên tránh những hành động can thiệp đối với những nỗ lực trên”.

Trong chừng mực nào đó, Nga tỏ ra rất thận trọng, không chống lại Trung Quốc, nước đang nổi lên như một đối tác thương mại lớn thứ hai của Mátxcơva ở khu vực CA-TBD. Năm 2011, tổng kinh ngạch thương mại Nga-Trung đạt 83,5 tỷ USD. Hơn nữa, với nhu cầu năng lượng đang gia tăng mạnh mẽ, Trung Quốc nổi lên như là một thị trường lớn đối với lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga. Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc đã ký một thoả thuận quan trọng nhập khẩu, ít nhất 743.000 thùng dầu thô/ngày, từ Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga từ nay đến năm 2018.

Rõ ràng Trung Quốc đã trở thành đối tác rất quan trọng đối với sự hội nhập kinh tế của Nga ở khu vực này. Đồng thời Việt Nam cũng đang nổi lên như là một đối tác kinh tế quan trọng của Nga ở khu vực CA-TBD. Năm 2012, Nga đứng thứ 18 trong số 101 nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam, với số vốn đăng ký trên 2 tỷ USD vào 93 dự án. Để thúc đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế thương mại song phương, việc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với Liên minh hải quân Nga, Bêlarút và Cadắcxtan đã được khởi xướng từ tháng 3/2013.

Các quan chức Nga giải thích lý do của sự hợp tác hải quân Nga-Việt dựa trên cơ sở của việc Nga ủng hộ Luật quốc tế về tự do hàng hải, được quy định tại điều 87, khoản 1 của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển. Trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Tướng Sergei Shoigu đã “giải thích” quan điểm của Nga rằng: “Cũng giống như các cường quốc hải quân khác, Nga ủng hộ tự do hàng hải. Nga sẽ chống lại bất kỳ mối thách thức nào đối với tự do hàng hải cùng như cách mà Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đã làm nhằm thực hiện quyền của Nga được quy định trong luật pháp quốc tế”.

Mặc dù những giải thích và tuyên bố chính thức về quan điểm của Nga là đứng ngoài các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông hiện nay, nhưng mối quan hệ tự nhiên của Nga, cụ thể là sự hợp tác hải quân với Việt Nam, đã cho thấy một chiều hướng khác. Rõ ràng, Nga đang hướng đến khu vực CA-TBD nhằm quyết tâm hội nhập kinh tế với các cường quốc kinh tế thế giới cũng như việc tìm đối tác mới trong khu vực đang nối lên tranh cãi về địa lý này.

Sadhavi ChauhanObserver Research Foundation

_______
Endnotes :
1. Alexander Khramchikhin, described by the BBC as an independent Moscow-based military analyst, told the UK broadcaster “the land part of the exercise is directed at China, while the sea and island part of it is aimed at Japan”, cited in Zachary Keck, “Russia Holds Massive Military Drill Aimed at China, Japan”, The Diplomat, 17 July, 2013. Available at http://thediplomat.com/flashpoints-blog/2013/07/17/russia-holds-massive-military-drill-aimed-at-china-japan/
2. China and Vietnam hold contesting sovereign claims over the Paracels and the Spratlys Islands in the South China Sea, and the historical claims made by both the countries to establish their sovereignty over the Islands is making the dispute intractable.
3. KohSwee Lean Collin, “Vietnam’s New Kilo-class Submarines: Game-changer in Regional Naval Balance?”, RSIS Commentaries, 28 August, 2012. Accessible at http://dr.ntu.edu.sg/bitstream/handle/10220/8900/RSIS1622012.pdf?sequence=
4. See “Shipyard will not put military secrets at risk”, Thanhnien, Accessible at: http://www.thanhniennews.com/2010/pages/20101105222629.aspx
5. It is expected that the FTA between Vietnam and the Customs Union of Russia, Belarus and Kazakhstan will help increase bilateral trade turnover to US$ 10 billion before 2020. See “Vietnam, Customs Union kick off FTA talks”, Vietnam Plus, 28 March 2013. Accessible at http://en.vietnamplus.vn/Home/Vietnam-Customs-Union-kick-off-FTA-talks/20133/32917.vnplus

Trích từ Một góc của tôi
 
(Tạp chí Phía trước)

Không có nhận xét nào: