"...Câu này thực sự khó hiểu quá ông Tự ạ! Chẳng lẽ cả dân tộc viết đơn về một vụ tham nhũng nào đó à? Ông nói cứ nêu thẳng vụ việc, chỉ đích danh, nhưng chính ông lại không dám nói thẳng tên của một vị ở Bộ Chính trị, chỉ dám nêu ra cái ẩn số tắc tị: “Đồng chí X”!..."
Hơn một tuần qua, đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chật kín thông tin trên các bào và mạng Internet. Dư luận ít chu sý đến một thông tin rất quan trọng, liên quan đến những bức xúc từ cả mấy chục năm nay của toàn xã hội: Tham nhũng.
Ngày 11/10 tại quận 1 và quận 3, TP.HCM, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc tiếp xúc với cử tri, trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa VIII. Lại thêm một lần, như đã nhiều lần, cử tri và Chủ tịch nước lại có dịp khơi ra “vấn đề nóng hổi, cấp bách, nguy hại lớn ho xã hội”.
Cử tri Lê Văn Hoàng (quận 1) đề nghị Quốc hội phải có những giải pháp cụ thể, quyết liệt để ngăn chặn các “Nhóm lợi ích” điều hành, chi phối các cơ quan quản lý nhà nước, và chỉ rõ “Nhóm lợi ích” là ai, tổ chức nào?
Mạnh dạn và khá thẳng thắn, cử tri Trần Hậu Vỹ (quận 3) nói rằng: “Chỗ nào có tham nhũng là chỗ đó có lợi ích nhóm tồn tạ”i. Ông đề nghị các cấp ủy đảng “phải ra tay giải quyết trong nội bộ từ trên xuống dưới, và cử đúng thành viên vào công tác chống tham nhũng”. Cử tri Trần Giao Phú (quận 3) gửi gắm: “Nếu không có tiêu cực, tham nhũng thì cuộc sống của nhân dân ta sẽ ấm no hơn rất nhiều”. Cũng theo ông Phú, dù đã hô hào nhiều nhưng tham nhũng không những không giảm mà còn gia tăng, trong khi đó quá trình thanh tra, kiểm toán chỉ phát hiện được những vụ nhỏ lẻ, tới lúc xử lý lại không nghiêm đã làm dân mất lòng tin vào nhà nước pháp quyền.
Cử tri Vũ Ngọc Bình (quận 3) thì cho rằng “Trung ương chưa dám nhìn thẳng vào sự thật khi dùng từ “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên…”. Theo ông “một bộ phận không nhỏ” có nghĩa là nhiều, “vậy tại sao không nói thẳng là nhiều cán bộ, đảng viên…”. Còn với cử tri Huỳnh Ngọc Thành (quận 1) thì hành vi tham ô, lãng phí dù cho có cố ý hay không đều phải coi như “kẻ thù”, bởi nó làm hỏng tinh thần, phá hoại sự trong sạch.
Góp ý vào dự thảo Luật tiếp công dân, cử tri Tạ Quang Hưng (quận 1) khẳng định đây là bộ luật rất cần thiết, bởi dường như chính quyền đang xa dân, chỉ làm hết giờ chứ không hết việc. Ông cũng nhắn gửi các ĐBQH phải lắng nghe dân, đi đến cùng sự việc chứ không chỉ là “anh bưu điện chuyển đơn thư”.
Trong khi đó cử tri Nguyễn Minh Châu (quận 1) cũng cho rằng phải nhanh chóng hoàn thiện và thông qua bộ luật này bởi người dân rất kỳ vọng. Cũng theo ông thì cơ quan chức năng “phải tiếp người dân có những bức xúc thực sự, chứ nếu chỉ tiếp những lực lượng chính trị nòng cốt thì có giải quyết được gì đâu”.
Ngày 11/10 tại quận 1 và quận 3, TP.HCM, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc tiếp xúc với cử tri, trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa VIII. Lại thêm một lần, như đã nhiều lần, cử tri và Chủ tịch nước lại có dịp khơi ra “vấn đề nóng hổi, cấp bách, nguy hại lớn ho xã hội”.
Cử tri Lê Văn Hoàng (quận 1) đề nghị Quốc hội phải có những giải pháp cụ thể, quyết liệt để ngăn chặn các “Nhóm lợi ích” điều hành, chi phối các cơ quan quản lý nhà nước, và chỉ rõ “Nhóm lợi ích” là ai, tổ chức nào?
Mạnh dạn và khá thẳng thắn, cử tri Trần Hậu Vỹ (quận 3) nói rằng: “Chỗ nào có tham nhũng là chỗ đó có lợi ích nhóm tồn tạ”i. Ông đề nghị các cấp ủy đảng “phải ra tay giải quyết trong nội bộ từ trên xuống dưới, và cử đúng thành viên vào công tác chống tham nhũng”. Cử tri Trần Giao Phú (quận 3) gửi gắm: “Nếu không có tiêu cực, tham nhũng thì cuộc sống của nhân dân ta sẽ ấm no hơn rất nhiều”. Cũng theo ông Phú, dù đã hô hào nhiều nhưng tham nhũng không những không giảm mà còn gia tăng, trong khi đó quá trình thanh tra, kiểm toán chỉ phát hiện được những vụ nhỏ lẻ, tới lúc xử lý lại không nghiêm đã làm dân mất lòng tin vào nhà nước pháp quyền.
Cử tri Vũ Ngọc Bình (quận 3) thì cho rằng “Trung ương chưa dám nhìn thẳng vào sự thật khi dùng từ “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên…”. Theo ông “một bộ phận không nhỏ” có nghĩa là nhiều, “vậy tại sao không nói thẳng là nhiều cán bộ, đảng viên…”. Còn với cử tri Huỳnh Ngọc Thành (quận 1) thì hành vi tham ô, lãng phí dù cho có cố ý hay không đều phải coi như “kẻ thù”, bởi nó làm hỏng tinh thần, phá hoại sự trong sạch.
Góp ý vào dự thảo Luật tiếp công dân, cử tri Tạ Quang Hưng (quận 1) khẳng định đây là bộ luật rất cần thiết, bởi dường như chính quyền đang xa dân, chỉ làm hết giờ chứ không hết việc. Ông cũng nhắn gửi các ĐBQH phải lắng nghe dân, đi đến cùng sự việc chứ không chỉ là “anh bưu điện chuyển đơn thư”.
Trong khi đó cử tri Nguyễn Minh Châu (quận 1) cũng cho rằng phải nhanh chóng hoàn thiện và thông qua bộ luật này bởi người dân rất kỳ vọng. Cũng theo ông thì cơ quan chức năng “phải tiếp người dân có những bức xúc thực sự, chứ nếu chỉ tiếp những lực lượng chính trị nòng cốt thì có giải quyết được gì đâu”.
Lấy trực tiếp ví dụ về vụ việc của mình, cử tri Nguyễn Gia Cường (quận 3) cho biết, dù nhiều lần ông đã gửi đơn nhưng đều bị từ chối vì lý do bận họp, có những lần nhận thì sau đó lại trả về, do đó ông cho rằng: “Luật này phải bố trí làm sao để người dân gặp trực tiếp được lãnh đạo, nếu lãnh đạo cố tình né tránh thì phải xử lý thật nghiêm”…
Trong phần trả lời cử tri, Chủ tịch Trương Tấn Sang tiếp tục nhấn mạnh đến những hành động thiết thực để chống tham nhũng, lãng phí. Theo ông: “Luật chúng ta đã ban hành, những gì không thực tế sẽ được bổ sung, tuy nhiên cái thiếu là hành động thực thi pháp luật”.
Chủ tịch nước tiếp tục: “Chúng ta đã dùng đến từ “đe dọa sự tồn vong của chế độ là hết từ ngữ rồi, chúng ta nói không sai (...) Nói không đạt được gì thì không phải, đạt yêu cầu cũng không phải, vậy nên ngay trong các văn kiện đại hội Đảng cũng chỉ nói rằng mang lại kết quả nhưng chưa được như mong muốn”.
Do đó Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Vai trò của nhân dân hết sức quan trọng, mọi người hãy phát hiện và báo cho chúng tôi, ngoài việc góp ý phải nêu cụ thể, chúng tôi xin cam kết những địa chỉ đó sẽ không được bỏ qua”.
Ông tiếp tục gửi gắm: “Đề nghị bà con lắng nghe ngay từ khu phố của mình, tất nhiên có cái đúng, cái sai nhưng mình phải chắt lọc (…) chúng ta không chấp nhận cam chịu “không đạt yêu cầu” mãi”.
Cũng theo Chủ tịch Trương Tấn Sang, 10 “đại án” tham nhũng lớn đang được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng rà soát và cuối năm sẽ đưa ra xét xử một số vụ.
Qua những thông tin này, trước các cử tri, ông Tư Sang nói nghe rất ngon, tỏ ra có sự đề cao và coi trọng dân chủ, thái độ như là rất chí quyết, nhưng xem ra với những câu nói như thế, ông lại thêm một lần “đơm đó” người dân rồi. Xin nhắc lại lời ông nói: “Vai trò của nhân dân hết sức quan trọng, mọi người hãy phát hiện và báo cho chúng tôi, ngoài việc góp ý phải nêu cụ thể, chúng tôi xin cam kết những địa chỉ đó sẽ không được bỏ qua”.
Ôi, câu này quen quá. Lối nói ‘xoa dịu lòng dân’, và tỏ ra có trách nhiệm, nghe quen quá. Bộ trưởng Y Tế , bà Kim Tiến, nói: “Bà con thấy bác sĩ, y sĩ nhận phong bì của bệnh nhân, hãy chụp ảnh, quay video gửi thẳng cho tôi”. Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh nói; “Bà con ai phát hiện ra các vụ tham nhũng háy báo thẳng đến tôi”. Nay Chủ tịch nước Trương Tán Sang…cũng nói vậy!
Sao lạ thế? Cả những bộ máy cồng kềnh, nào là cục này vụ kia, phòng này ban nọ, tốn biết bao bao tiền của dân nuôi họ, mà đến những đơn từ, chứng cứ tố cáo phải đến thẳng trực tiếp ‘cấp bự’ nhất, là sao? Thế hoa sra, các vị lãnh đoạ đa xthừa nhận: Toàn bộ các loại hình của bộ máy cồng kềnh có hủ quản, chuyên trách, chuyên ngành của các vị bị tê liệt hết rồi. Thế thì, gửi thẳng cho các vị có tích sự gì? Chanwg nhẽ các ị một thân một mình xắn tay áo đi làm mọi vụ cho ra nhẽ, các vị trực tiếp “đánh”? Còn giao cho “bộ máy” ư? Qua thực tế, bộ máy này có còn vận hành chống tham nhũng có hiệu quả không? Có ai tin được không?
Gửi thẳng đến Chủ tịch nước ư? Để làm gì? Đi đến đâu? Mà dễ gì qua biết mấy ”hàng rào phòng vệ” để rồi đơn, chứng cứ của người dân đến dược tay ông? Cái trò ngăn chặn từ xa, 'bế quan dìm đơn' đã xảy ra không ít. Sẽ không dễ mà gửi thẳng đến ông được đâu. Cứ xem một số vụ lớn, ngay như Thanh tra Chỉnh phủ báo cáo cùng đưa ra con số cập kênh, vênh vẹo ‘thất điên bát đảo’.
Những con số này ông đâu có lạ, và theo đó, ông có tin được 'bộ máy' nhà nước chuyến trách, chuyên ngành, chuyên môn hay không? Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ: 6 tháng đầu năm 2013, Thanh tra chính phủ đã thực hiện 4.724 cuộc thanh tra hành chính, 89.281 cuộc thanh tra chuyên ngành, và 3.745 cuộc thanh tra do bộ, ngành và địa phương thực hiện, tại 283.183 đơn vị , cá nhân trên cả nước. Thế đấy, trong 6 tháng = 180 ngày = 4.320 giờ, tính cả chủ nhật, ngày lễ. Từ đó suy ra, mỗi ngày có 543 đoàn thanh tra, kiểm tra và mỗi giờ thanh tra, kiểm tra được 65 đơn vị, cá nhân. Không biết Thanh tra chính phủ có phép Lão Tôn đi mây về gió, thêm 72 phép thần thông biến hoá hay sao mà tài tình thế?!...
Rồi nào là tổ chức các đoàn thanh tra lên, kiểm tra chéo, ngang - dọc, đủ kiểu, đoàn này phái kia cứ làm rối tinh lên, rồi lại ‘chìm xuồng’. Ngay như số tiền nợ xấu của các ngân hàng thay đổi năm lần bảy lượt, đến nay vẫn chỉ là “áng chừng” tường đối, còn bổ sung tiếp…Cái bộ máy không giúp các ông được bao nhiêu, có khi chỉ muốn có vụ việc đẻ 'đục nước béo cò'. khó làm lắm ông Tư ơi!
Nhiều vụ tham nhũng sờ sờ, chứng cứ không ít, nhưng rồ cũng đựo bảo kê, che đậy, bị bịt lại, lấp liếm, rồi ù xoẹ cho qua hết. Thế mà ông Tư Sang nói: “…chúng tôi xin cam kết những địa chỉ đó sẽ không được bỏ qua”. Cái từ “cam kết’ nói ra thi dễ lắm, do đó cũng dễ trở thành gió thoảng mây bay. Ai chịu trách nhiệm trước những lời nói như thế?
Năm ngoái, cũng không đâu khác, ngay với chính những cử tri tại T.p này, ông đã nói trắng ra rằng: “Không chỉ một con sâu mà cả bầy sâu”. Nói ra được như thế, có nghĩa là ông đa biết sâu ở đâu, những loại sâu nào rồi! Năm ngoái ông nói về những con sâu, nhưng xem ra năm nay chúng đã hoá ra bạch tuộc đen đúa nhiều vòi hiểm hóc rồi. Ông biết rõ hơn ai hết, hiểu sâu và kỹ hết, biết rõ kẻ chủ mưu đầu trò, kẻ a tòng, kẻ liên quan ở từng ‘nhóm lợi ich’. Chẳng qua, ông không làm mà thôi, đâu cần phải ai phát hiện, tố cáo? Ông nói, người dân cứ manh dạn nói thẳng kẻ tham nhũng, đừng sợ bị trù úm, ‘người ta có thể trù úm một vài người, không thể trù úm cả dân tộc” – là sao? Câu này thực sự khó hiểu quá ông Tự ạ! Chẳng lẽ cả dân tộc viết đơn về một vụ tham nhũng nào đó à? Ông nói cứ nêu thẳng vụ việc, chỉ đích danh, nhưng chính ông lại không dám nói thẳng tên của một vị ở Bộ Chính trị, chỉ dám nêu ra cái ẩn số tắc tị: “Đồng chí X”!.
Lần này, gặp cử tri ông lai kêu gọi: “…, mọi người hãy phát hiện và báo cho chúng tôi”. Chúng tôi ở đây là ai? Mà có cần dân phát hiện, tố cáo mới biết hay không? Ai cũng thừa hiểu, ông Chủ tịch nước chẳng qua cũng xuê xoa, lấp lửng ‘nói dzậy mà hổng phải dzậy”. Ông Tư cũng biết tỏng tòng tong hết rồi, biết sâu nào, nhiều màu, sâu nào nhiều lông, mấy chân ...sâu nào đã thành tinh đổi màu nguỵ trang biến hoá, sâu nào cái tổ ở đâu, thích ăn gì, phá hỗ nào?... Chẳng qua không dám làm, không biết cách, không có ‘lực lượng’, thiếu chí quyết và thả nổi mà thôi. Chẳng lẽ ông Tư chưa hiểu hết sự tắc vướng chống tham nhũng, nó đang nằm lù lù ở đâu?
Bùi Văn Bồng
Trong phần trả lời cử tri, Chủ tịch Trương Tấn Sang tiếp tục nhấn mạnh đến những hành động thiết thực để chống tham nhũng, lãng phí. Theo ông: “Luật chúng ta đã ban hành, những gì không thực tế sẽ được bổ sung, tuy nhiên cái thiếu là hành động thực thi pháp luật”.
Chủ tịch nước tiếp tục: “Chúng ta đã dùng đến từ “đe dọa sự tồn vong của chế độ là hết từ ngữ rồi, chúng ta nói không sai (...) Nói không đạt được gì thì không phải, đạt yêu cầu cũng không phải, vậy nên ngay trong các văn kiện đại hội Đảng cũng chỉ nói rằng mang lại kết quả nhưng chưa được như mong muốn”.
Do đó Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Vai trò của nhân dân hết sức quan trọng, mọi người hãy phát hiện và báo cho chúng tôi, ngoài việc góp ý phải nêu cụ thể, chúng tôi xin cam kết những địa chỉ đó sẽ không được bỏ qua”.
Ông tiếp tục gửi gắm: “Đề nghị bà con lắng nghe ngay từ khu phố của mình, tất nhiên có cái đúng, cái sai nhưng mình phải chắt lọc (…) chúng ta không chấp nhận cam chịu “không đạt yêu cầu” mãi”.
Cũng theo Chủ tịch Trương Tấn Sang, 10 “đại án” tham nhũng lớn đang được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng rà soát và cuối năm sẽ đưa ra xét xử một số vụ.
Qua những thông tin này, trước các cử tri, ông Tư Sang nói nghe rất ngon, tỏ ra có sự đề cao và coi trọng dân chủ, thái độ như là rất chí quyết, nhưng xem ra với những câu nói như thế, ông lại thêm một lần “đơm đó” người dân rồi. Xin nhắc lại lời ông nói: “Vai trò của nhân dân hết sức quan trọng, mọi người hãy phát hiện và báo cho chúng tôi, ngoài việc góp ý phải nêu cụ thể, chúng tôi xin cam kết những địa chỉ đó sẽ không được bỏ qua”.
Ôi, câu này quen quá. Lối nói ‘xoa dịu lòng dân’, và tỏ ra có trách nhiệm, nghe quen quá. Bộ trưởng Y Tế , bà Kim Tiến, nói: “Bà con thấy bác sĩ, y sĩ nhận phong bì của bệnh nhân, hãy chụp ảnh, quay video gửi thẳng cho tôi”. Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh nói; “Bà con ai phát hiện ra các vụ tham nhũng háy báo thẳng đến tôi”. Nay Chủ tịch nước Trương Tán Sang…cũng nói vậy!
Sao lạ thế? Cả những bộ máy cồng kềnh, nào là cục này vụ kia, phòng này ban nọ, tốn biết bao bao tiền của dân nuôi họ, mà đến những đơn từ, chứng cứ tố cáo phải đến thẳng trực tiếp ‘cấp bự’ nhất, là sao? Thế hoa sra, các vị lãnh đoạ đa xthừa nhận: Toàn bộ các loại hình của bộ máy cồng kềnh có hủ quản, chuyên trách, chuyên ngành của các vị bị tê liệt hết rồi. Thế thì, gửi thẳng cho các vị có tích sự gì? Chanwg nhẽ các ị một thân một mình xắn tay áo đi làm mọi vụ cho ra nhẽ, các vị trực tiếp “đánh”? Còn giao cho “bộ máy” ư? Qua thực tế, bộ máy này có còn vận hành chống tham nhũng có hiệu quả không? Có ai tin được không?
Gửi thẳng đến Chủ tịch nước ư? Để làm gì? Đi đến đâu? Mà dễ gì qua biết mấy ”hàng rào phòng vệ” để rồi đơn, chứng cứ của người dân đến dược tay ông? Cái trò ngăn chặn từ xa, 'bế quan dìm đơn' đã xảy ra không ít. Sẽ không dễ mà gửi thẳng đến ông được đâu. Cứ xem một số vụ lớn, ngay như Thanh tra Chỉnh phủ báo cáo cùng đưa ra con số cập kênh, vênh vẹo ‘thất điên bát đảo’.
Những con số này ông đâu có lạ, và theo đó, ông có tin được 'bộ máy' nhà nước chuyến trách, chuyên ngành, chuyên môn hay không? Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ: 6 tháng đầu năm 2013, Thanh tra chính phủ đã thực hiện 4.724 cuộc thanh tra hành chính, 89.281 cuộc thanh tra chuyên ngành, và 3.745 cuộc thanh tra do bộ, ngành và địa phương thực hiện, tại 283.183 đơn vị , cá nhân trên cả nước. Thế đấy, trong 6 tháng = 180 ngày = 4.320 giờ, tính cả chủ nhật, ngày lễ. Từ đó suy ra, mỗi ngày có 543 đoàn thanh tra, kiểm tra và mỗi giờ thanh tra, kiểm tra được 65 đơn vị, cá nhân. Không biết Thanh tra chính phủ có phép Lão Tôn đi mây về gió, thêm 72 phép thần thông biến hoá hay sao mà tài tình thế?!...
Rồi nào là tổ chức các đoàn thanh tra lên, kiểm tra chéo, ngang - dọc, đủ kiểu, đoàn này phái kia cứ làm rối tinh lên, rồi lại ‘chìm xuồng’. Ngay như số tiền nợ xấu của các ngân hàng thay đổi năm lần bảy lượt, đến nay vẫn chỉ là “áng chừng” tường đối, còn bổ sung tiếp…Cái bộ máy không giúp các ông được bao nhiêu, có khi chỉ muốn có vụ việc đẻ 'đục nước béo cò'. khó làm lắm ông Tư ơi!
Nhiều vụ tham nhũng sờ sờ, chứng cứ không ít, nhưng rồ cũng đựo bảo kê, che đậy, bị bịt lại, lấp liếm, rồi ù xoẹ cho qua hết. Thế mà ông Tư Sang nói: “…chúng tôi xin cam kết những địa chỉ đó sẽ không được bỏ qua”. Cái từ “cam kết’ nói ra thi dễ lắm, do đó cũng dễ trở thành gió thoảng mây bay. Ai chịu trách nhiệm trước những lời nói như thế?
Năm ngoái, cũng không đâu khác, ngay với chính những cử tri tại T.p này, ông đã nói trắng ra rằng: “Không chỉ một con sâu mà cả bầy sâu”. Nói ra được như thế, có nghĩa là ông đa biết sâu ở đâu, những loại sâu nào rồi! Năm ngoái ông nói về những con sâu, nhưng xem ra năm nay chúng đã hoá ra bạch tuộc đen đúa nhiều vòi hiểm hóc rồi. Ông biết rõ hơn ai hết, hiểu sâu và kỹ hết, biết rõ kẻ chủ mưu đầu trò, kẻ a tòng, kẻ liên quan ở từng ‘nhóm lợi ich’. Chẳng qua, ông không làm mà thôi, đâu cần phải ai phát hiện, tố cáo? Ông nói, người dân cứ manh dạn nói thẳng kẻ tham nhũng, đừng sợ bị trù úm, ‘người ta có thể trù úm một vài người, không thể trù úm cả dân tộc” – là sao? Câu này thực sự khó hiểu quá ông Tự ạ! Chẳng lẽ cả dân tộc viết đơn về một vụ tham nhũng nào đó à? Ông nói cứ nêu thẳng vụ việc, chỉ đích danh, nhưng chính ông lại không dám nói thẳng tên của một vị ở Bộ Chính trị, chỉ dám nêu ra cái ẩn số tắc tị: “Đồng chí X”!.
Lần này, gặp cử tri ông lai kêu gọi: “…, mọi người hãy phát hiện và báo cho chúng tôi”. Chúng tôi ở đây là ai? Mà có cần dân phát hiện, tố cáo mới biết hay không? Ai cũng thừa hiểu, ông Chủ tịch nước chẳng qua cũng xuê xoa, lấp lửng ‘nói dzậy mà hổng phải dzậy”. Ông Tư cũng biết tỏng tòng tong hết rồi, biết sâu nào, nhiều màu, sâu nào nhiều lông, mấy chân ...sâu nào đã thành tinh đổi màu nguỵ trang biến hoá, sâu nào cái tổ ở đâu, thích ăn gì, phá hỗ nào?... Chẳng qua không dám làm, không biết cách, không có ‘lực lượng’, thiếu chí quyết và thả nổi mà thôi. Chẳng lẽ ông Tư chưa hiểu hết sự tắc vướng chống tham nhũng, nó đang nằm lù lù ở đâu?
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét