VIỆT NAM (NV) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, “chỉ số” công lý được nhắc đến như là chuẩn mực giữ gìn sự ổn định xã hội.
Theo một số chuyên viên phát triển cộng đồng, Việt Nam đang thiếu vắng công lý nên người dân phải “tự xử” trong nhiều trường hợp, theo “luật giang hồ.”
Theo một số chuyên viên phát triển cộng đồng, Việt Nam đang thiếu vắng công lý nên người dân phải “tự xử” trong nhiều trường hợp, theo “luật giang hồ.”
Ðưa quan tài của nạn nhân “diễu phố” là một trong những hình thức tự phát của người dân vì không còn tin vào pháp luật nhà nước. (Hình: VNExpress) |
Báo Tiền Phong dẫn lời ông Ðặng Ngọc Dinh, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển và Trợ Giúp Cộng Ðồng cho biết, chỉ số công lý bao gồm tính chất công bằng, thượng tôn luật pháp và tính hợp lý của pháp luật.
Theo ông, nền công lý chỉ tồn tại nhờ một hệ thống pháp lý hợp lý và công bằng.
Cũng theo ông Ðặng Ngọc Dinh, tính chất kém hữu hiệu trong biện pháp giải quyết các cuộc tranh chấp dân sự cũng làm tổn hại nền công lý của một quốc gia. Ông Dinh xác nhận rằng hiện nay, thời gian trung bình để giải quyết “dứt điểm” một vụ tranh chấp ở Việt Nam thường kéo dài từ một năm rưỡi đến gần hai năm rưỡi.
Ông Ðặng Ngọc Dinh cảnh cáo rằng, sự vô hiệu của nền công lý tại Việt Nam hiện nay dẫn đến việc người dân tự xử, làm lan tràn tình trạng giết người hết sức dã man, vi phạm chính pháp luật của xã hội mà họ đang sống.
Ông này cũng nhìn nhận rằng, rất nhiều chính sách của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam được ban hành bị phản đối mạnh mẽ. Ðôi khi, tỉ lệ chống đối lên tới 90% dân số, như chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” hiện nay chẳng hạn, cho thấy đó là một chính sách sai.
Trong khi đó, trong một cuộc họp tại Hà Nội chiều ngày 29 tháng 10, các đại biểu Quốc Hội CSVN hô hào “vực dậy nền đạo đức, văn hóa, lối sống đang xuống cấp thê thảm.”
Báo Tuổi Trẻ trích dẫn nhiều bản tuyên bố của một số đại biểu cho rằng, “nhiều vụ giết người dã man, tàn bạo xuất phát từ những mâu thuẫn rất nhỏ đã khiến người dân hoang mang cực độ.”
Một loạt ví dụ về những vụ người dân “tự xử” được trình bày tại cuộc họp cho thấy, người dân Việt không còn tin vào hiệu lực của chính quyền địa phương, và guồng máy thống trị. (PL)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét