Pages

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Không nên tưởng thưởng cho chính sách đàn áp của Việt Nam

Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên
(Defend the Defenders)
Ban biên tập | Washington Post
Ngày 6/10/2013
Trong khi Trung Quốc ngày càng tăng cường sức mạnh, Việt Nam vẫn đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Chủ tịch nước Việt Nam đã viếng thăm Nhà Trắng vào tháng Bảy, chuyến đi đã thúc đẩy Mỹ tham gia vào việc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước châu Á, bao gồm cả Việt Nam, và Hoa Kỳ được đề nghị tham gia quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do giữa Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác.

Chính quyền Obama đã khuyến khích sự thay đổi này như là một phần của kế hoạch “xoay trục” sang châu Á, với mục đích cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng, không giống hầu hết các nước láng giềng, Việt Nam đang thực hiện rất ít để tách hẳn ra khỏi chế độ cộng sản Bắc Kinh. Giống như Trung Quốc, nước này đã mở cửa kinh tế cho đầu tư nước ngoài và để thị trường tự do. Nhưng, cũng giống như giới lãnh đạo mới của Trung Quốc siết chặt bất đồng chính kiến ​​trong năm qua, Việt Nam cũng đã làm như thế. Trong năm nay, ít nhất 46 nhà hoạt động đã bị bỏ tù vì chỉ trích Đảng Cộng sản cầm quyền hoặc vận động cho nhân quyền, theo tờ Wall Street Journal.
Nạn nhân mới nhất của chế độ là một trong những người ủng hộ nổi tiếng nhất và dũng cảm nhất cho tự do: Lê Quốc Quân, một luật sư 42 tuổi, một blogger Công giáo nổi tiếng. Hôm thứ Tư, ông Quân đã bị kết án 30 tháng tù giam vì bị vu khống trốn thuế. Ông đã bị bắt cuối tháng mười hai, một vài ngày sau khi đăng một bài viết đặt câu hỏi sự độc quyền của Đảng Cộng sản trên phương diện quyền lực có nên bỏ ra khỏi hiến pháp của đất nước.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Quân đã bị đàn áp. Năm 2007, ông đã bị bắt ngay sau khi trở về sau khi hoàn thành nghiên cứu sinh được tài trợ bởi Quỹ Quốc gia vì Dân chủ tại Washington, ông đã được thả ba tháng sau đó sau khi có sự phản ứng từ Washington. Năm 2011, ông bị bắt một lần nữa vì tham dự một phiên tòa bất đồng chính kiến ​​khác. Năm 2012, ông bị tấn công và bị đánh đập bởi nhiều người đàn ông, ông nói đó là nhân viên an ninh của nhà nước. Khi đối mặt với tất cả điều này, ông Quân vẫn kiên trì, đăng thường xuyên trên blog của mình các vụ ngược đãi nhân quyền và đề nghị cho tự do hóa chính trị.
Một bài thơ ông viết trong tù trong khi chờ xét xử, đăng trên website của Human Rights Watch, gồm đoạn thơ sau:
Nhân dân lầm than đói khổ đủ đường
Độc lập đó còn tự do không có
Tham nhũng thành quốc nạn tràn lan
Quyền tự do dân chủ không còn
Người tranh đấu bị giam vào ngục tối
Mặc dù ông Quân từ lâu đã là một người bạn của Hoa Kỳ, phản ứng của chính quyền Obama với bản án của ông đặc biệt yếu ớt. Một tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết: “việc sử dụng luật thuế của chính quyền Việt Nam nhằm bỏ tù các nhà chỉ trích chính phủ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa của họ là đáng lo ngại,” lưu ý rằng điều đó đặt Việt Nam đi ngược lại với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Liệu Hoa Kỳ có nên đặt Việt Nam ra ngoài ranh giới của một liên minh thương mại tự do vốn phụ thuộc vào sự tôn trọng nguyên tắc pháp trị hay không? Các quan chức cấp cao của Mỹ sẽ gặp mặt các đồng sự Việt Nam tại một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh châu Á vào tuần tới: Câu hỏi này nên được đưa lên bàn hội nghị.
* Nguồn: Washington Post

Không có nhận xét nào: