Pages

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Nợ chính phủ đang tăng mạnh : Liệu Quốc hội có đóng nổi vai trò kiểm soát ?

Nguyên nhân của tình trạng bất ổn định kéo dài từ năm 2008 đến hôm nay thì dường như ai cũng biết. Nhà nước vừa chi tiêu quá trớn, vừa sử dụng chính sách đẩy mạnh tín dụng cho tập đoàn quốc doanh không hiệu quả và các nhóm lợi ích bám quanh. Kết quả là đầu tư và phát triển thiếu chất lượng, nợ nước ngoài tăng, lạm phát cao, nợ xấu tăng, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ và nhiều ngân hàng trên bờ phá sản, còn tốc độ tăng GDP thì lại trên đà suy giảm. Tất nhiên trong tình hình như thế, doanh nghiệp không muốn đầu tư, ngân hàng bó buộc phải cắt giảm và thận trọng hơn trong cho vay. Đầu tư nước ngoài cũng không thể tăng như trước. Tình hình đình đốn như thế này sẽ còn kéo dài nhiều năm. Chính sách kích cầu chỉ như đổ dầu vào lửa. Tuy nhiên trong tình hình như thế, nhà nước không phải chỉ ngồi bó tay mà cần lợi dụng thời cơ thiết lập lại trật tự kinh tế. Một trong những trật tự cần thiết lập (chứ không phải thiết lập lại) là hệ thống kiểm soát và cân bằng (check and balance) giữa Chính phủ và Quốc hội trong hoạt động kinh tế. Bài này tập trung vào phân tích ngân sách chính phủ và vai trò cần có của Quốc hội. 

Có thể nói quan trọng nhất trong việc bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế là thông qua ngân sách nhà nước và chỉ tiêu phát hành tiền tệ và tính dụng phù hợp. Trong cả hai hoạt động này Quốc hội làm quyết định và kiểm soát, còn nhà nước thực hiện. Tất cả những phát biểu khác về chính sách của nhà nước khác theo kiểu kêu gào “tái cấu trúc” mà không được thể hiện trong ngân sách và chỉ tiêu tiền tệ thì chỉ là tuyên truyền mang tính định hướng chứ không có giá trị hành động. Thế nhưng trong thực tế, mọi quyết định của Quốc hội liên quan đến hai hoạt động cốt lõi về tài chính tín dụng trên đều không mang tính kiểm soát và căn bằng. Chính phủ đưa ra ngân sách và chỉ tiêu tiền tệ tín dụng để Quốc hội thông qua, rồi sau đó để Chính phủ tùy tiện thực hiện. 

Ngân sách là phản ánh cụ thể chính sách kinh tế. Ngân sách hàng năm được Quốc hội thông qua ở nhiều nước mang đầy đủ tính chất của một đạo luật. Vi phạm bằng cách vượt mức chi ngân sách đề ra là vi phạm luật. Điều này Quốc hội Việt Nam chưa bao giờ đặt ra và thực hiện, dù rằng Chính phủ chi vượt qui định là thực tế đã xảy ra hàng năm. Tỷ lệ chi ngân sách vượt mức Quốc hội quyết đã rất cao và còn đang tăng, từ 31% lên 42% trong khoảng thời gian 2007-2011. (Có thể dễ dàng lấy thông tin trên mạng và so sánh, thí dụ d toán và quyết toán 20111).

bieu-1bieu-2

Đến nay, tình hình càng có vẻ nghiêm trọng hơn vì lượng vay nợ bằng trái phiếu của chính phủ tăng vọt trong năm hai năm 2012 và 2013 . Theo thông tin của Ngân hàng Châu Á, nợ trái phiếu chỉ tăng 1,6 tỷ USD năm 2011, nhưng nhảy vọt thêm 8,7 tỷ năm 2012, và trong 3 tháng đầu năm 2013 lại tăng thêm 5 tỷ nữa, mặc dù vào tháng 6, nợ có giảm xuống.

Nợ bằng trái phiếu – Tỷ USD


Chính phủ(Tỷ USD)
Doanh nghiệp(Tỷ USD)
Tổng(Tỷ USD)
Dec-00
0,09
0
0,09
Dec-01
0,19
0
0,19
Dec-02
0,28
0
0,28
Dec-03
0,85
0
0,85
Dec-04
1,59
0
1,59
Dec-05
2,64
0
2,64
Dec-06
5,02
0,01
5,03
Dec-07
9,65
0,35
10,00
Dec-08
12,82
0,68
13,50
Dec-09
10,95
1,47
12,42
Dec-10
13,71
2,30
16,02
Dec-11
15,36
2,03
17,39
Dec-12
24,04
1,07
25,12
Mar-13
29,15
1,05
30,20
Jun-13
26,45
0,80
27,26
Nguồn: ADB.

Chỉ có thể thấy tính nghiêm trọng của vấn đề trên nếu đem so số nợ vay thêm trên với số nợ tối đa mà Chiến lược vay n ca chính ph đã đề ra cho giai đoạn 2011-2015. Nợ tối đa được qui định là 225,000 tỷ đồng, tức là 10,6 tỷ US. Tuy nhiên số nợ tăng thêm tính từ đầu năm 2011 đến tháng 6 năm 2013 đã hơn 11 tỷ US, nhưng vẫn còn 2 năm rưỡi nữa mới hết thời hạn kế kế hoạch. Đấy là chỉ kể nợ trái phiếu (bonds) bao gồm cả tín phiếu ngắn hạn (treasury bills) chưa tính tới nợ vay chính phủ hay ngân hàng nước ngoài. 

Hình như chính phủ đang tìm mọi cách đẩy mạnh việc vay nợ nước ngoài để cứu các tập đoàn sắp đổ, thay vì thực thi các chính sách cải cách để chúng không thể sống một đời sống tầm gửi dựa vào tín dụng và vốn nhà nước, vì có một điều khó hiểu là mục tiêu và chương trình hành động tăng cường vay mượn như thế đều không rõ ràng. 

Quốc hội đã đến lúc yêu cầu Chính phủ giải trình. Và quan trọng hơn cả là đã đến lúc Quốc hội nên có qui trình xem xét việc vi phạm đều đặn luật ngân sách mà Quốc hội thông qua. (Cũng cần mở ngoặc đóng ngoặc để nói rằng các thông tin cập nhật trên là từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chứ không phải từ nguồn chính thức trong nước.)

Vũ Quang Việt
9/5/2013

-----------------------

1 Tìm trên mạng, số liệu quyết toán theo báo cáo trước Quốc hội cao hơn nhiều so với số liệu do Tổng cục Thống kê xuất bản ở đây. Đây là số liệu trong báo cáo của Bộ Tài chính và Quốc hội.

Không có nhận xét nào: