Ông cảnh báo khi thuế suất các mặt hàng trong khối ASEAN giảm xuống bằng 0, một số doanh nghiệp Nhật Bản đang cân nhắc chuyển từ Việt Nam sang Thái Lan. Vì thế Việt Nam cần nỗ lực nhanh kẻo mất cơ hội. Sắp tới đây, Hà Nội sẽ xây dựng hàng trăm nhà xưởng tại khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, thiết kế quy hoạch 6 phân khu theo 6 ngành công nghiệp mà nhà nước định hướng.
HANSIBA hiện là hiệp hội đầu tiên tại Việt Nam chuyên về công nghiệp hỗ trợ. HANSIBA mong muốn sự hợp tác với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, cụ thể chia thành từng nhóm tại tác tỉnh, thành, doanh nghiệp Việt Nam được làm việc trực tiếp với các doanh nhân Nhật Bản, có thông tin về số lượng, chất lượng, quy trình sản xuất, từ đó mới đáp ứng được.
Ông Sukurada Yoichi cho hay, để hợp tác hai bên có hiệu quả, phía các doanh nghiệp Việt Nam cần chỉ rõ đâu là điểm mạnh của mình trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Hiện doanh nghiệp Nhật Bản không nắm rõ được năng lực sản xuất của phía Việt Nam, phải tự đi tìm nên rất khó.
Theo ông Yoichi, giá sản phẩm có thể cao nhưng chất lượng tốt, có ưu thế về kỹ thuật vẫn được các doanh nghiệp Nhật Bản đón nhận. Ông ví dụ, ở Nhật Bản có những công ty rất nhỏ, chỉ 5 công nhân, nhưng tạo ra những sản phẩm đặc biệt không nơi nào sản xuất được. Tất nhiên, đó là nhờ Nhật Bản đã phát triển công nghiệp hỗ trợ vài chục năm trước, còn Việt Nam gần đây mới quan tâm đến lĩnh vực này. (T. Lan)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét