Nhà báo Lê Hải trong cuộc biểu tình chống quân Trung Quốc xâm lược ngày 11/5/2014 |
Tôi với nhà báo Lê Hải chơi thân, có chuyện gì "ới" với nhau một tiếng, là có mặt liền. Tính cách của Lê Hải tôi thích, tất cả phải rạch ròi, không nửa vời, không xu thời, không nịnh thế. Tất nhiên những con người như thế, trong xã hội chúng ta đang sống, chịu một số thiệt thòi. nhưng không vì thế, Lê Hải bi quan, hay có những suy nghĩ tiêu cực. Ngược lại, trước bất công, trước sự đớn hèn Lê Hải cất tiếng nói dũng cảm và hành động thực sự. Bài tham luận Lê Hải viết và định đọc trước đại hội liên hiệp các hội VH-NT thành phố Đà Nẵng lần thứ VIII là một ví dụ. Rất tiếc, bản tham luận này không được đoàn chủ tịch đại hội cho phép đọc. Cũng chẳng sao...! Mình không đọc mọi người đều biết cả - Hải nói với tôi như vậy, khi tôi hỏi : " Ông có bực mình không?" rồi Hải cười.
Tiếng cười rổn rảng, y như khi hai thằng kể tiếu lâm cho nhau nghe...
Bản lĩnh của những người văn nghệ
Kính thưa quí vị,
Đã rất lâu Đà Nẵng không có vấn đề nổi cộm trong văn học nghệ thuật, Đà Nẵng rất hiền lành: không có những hiện tượng xuất sắc, cũng không có chuyện ầm ỹ nổi lên bằng những tác phẩm trong tất cả các lĩnh vực từ văn chương, thơ phú đến tranh tượng, nhiếp ảnh... Mặc dù, thỉnh thoảng chúng ta có huy chương vàng, bạc, giải thưởng quốc gia. Tôi tự hỏi, VÌ SAO? Những đột biến gây tranh cãi thường xảy ra trong lĩnh vực văn chương, điện ảnh. Trong các lĩnh vực khác như nhiếp ảnh, múa, mỹ thuật, kiến trúc, văn nghệ dân gian… im lìm hơn. Đã một thời cả nước xôn xao vì “Đứng trước biển”, “Cái đêm hôm ấy, đêm gì”, “Tướng về hưu”, rồi tiếp đến là “Chuyện kể năm 2.000”, “Những thiên đường mù”, “Chân dung và đối thoại”, “Cánh đồng bất tận”, và mới nhất là “Bên thắng cuộc”, “Đèn cù”... Đó là những tác phẩm không theo lối mòn truyền thống. Đà Nẵng cũng gây xôn xao vì “Rồng đá”, “Ba người khác”, “Trần Dần - Thơ” nhưng một phần do người viết, phần lớn hơn do người xuất bản, Nhà Xuất bản Đà Nẵng mà người quyết định quan trọng là tổng biên tập đã quá cố Đà Linh. Lịch sử đã và sẽ xôn xao về Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Phan Khôi, Thủ Thiệm, Tú Quỳ, Bùi Giáng…, những nhân vật khác thường của chúng ta. So với nhiều người xưa, Quảng Nam Đà Nẵng nói chung và Đà Nẵng nói riêng trong giai đoạn 40-50 năm nay thiếu những nhân vật ĐỂ ĐỜI cho hậu thế. Tôi xin thử liệt kê, một cách chưa đầy đủ, những phẩm chất của người nổi tiếng: đó là người có tri thức, có văn hóa, có sự tìm tòi, sáng tạo, có óc tưởng tượng phong phú, có cái nhìn khái quát cả quốc gia và quốc tế, có lòng dũng cảm và bản lĩnh. Nhiều nhà văn nghệ của chúng ta có đủ các phẩm chất đã nêu nhưng có vẻ thiếu lòng dũng cảm và bản lĩnh. Trong nhiều năm qua, sự khiếp sợ và cam chịu phục tùng đã làm cho những thế hệ VN mất dần lòng tự tin, sự tự khẳng định. Những định hướng và chụp mũ đã làm cho sự sáng tạo mất dần chỗ đứng. Các văn nghệ sĩ nói riêng và nhân dân nói chung thường không có ý kiến khác với lãnh đạo, mà chỉ cố gắng làm theo những chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên, dù biết rằng có những mệnh lệnh, chủ trương không đúng. Một quan điểm rất sai lầm phổ biến là chỉ biết chấp hành, cắm cúi làm theo. Tôi tin, Sẽ đến một ngày con cháu chúng ta nhìn lại quá khứ và phê phán về một thời ấu trĩ như thế. Tôi không cổ vũ cho sự tự do tuyệt đối, không kêu gọi sự phản kháng trong mọi trường hợp, nhưng tôi mong muốn mỗi người cần có cái nhìn sâu vào nhiều vấn đề, so sánh chúng với lịch sử của đất nước và thế giới, để có cái nhìn khoa học, chính xác, để có một thái độ sống của mình, để có một bản sắc riêng. Trong thực tế qua các giai đoạn cách mạng khác nhau, bên cạnh những đúng đắn của các chủ trương đường lối văn nghệ của Đảng và Nhà nước, lịch sử văn học nghệ thuật của nước ta đã chứng kiến những sai lầm rướm máu. Những tên tuổi như Trần Dần, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Hữu Loan, Phùng Quán… đã chịu một thời cay đắng và tủi nhục. Nếu hồi đó, các văn nghệ sĩ có đủ bản lĩnh, có lòng can đảm nhận biết, đề nghị, yêu cầu, đấu tranh và Đảng, Chính phủ lắng nghe tiếng nói trí thức thì đất nước chắc đã tránh được nhiều nỗi đau. Sự nhút nhát, sợ trách nhiệm, uốn mình vuông tròn theo khuôn mẫu không giải thoát được những tâm hồn sáng tạo.
Thưa quí vị,
Một lần có anh công an hỏi tôi: Anh suy nghĩ gì về Hội Nhà báo Độc lập, Văn đoàn Độc lập? - Tôi cho rằng những tổ chức này không nguy hiểm, không là những tổ chức phản động, chống lại Đảng và Chính phủ, tôi không tin họ sẽ kêu gọi và tổ chức lật đổ Đảng, Chế độ. Họ chỉ là một nhúm người khoảng 200-300, không có nguồn tài trợ để mua vũ khí, để tổ chức đảo chính. Những người cầm đầu không đủ năng lực để thành lập một chính phủ đối lập. Họ chỉ muốn có một tiếng nói phản biện chính thức, vạch ra những sai phạm trong chủ trương, đường lối, trong sự điều hành đất nước; yêu cầu một thể chế dân chủ hơn, tự do hơn, tôn trọng nhân dân hơn như tất cả các hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay đã công bố, để DÂNG lên Đảng và Chính phủ những ý kiến của mình. Thật ra, họ xin phép, công bố thành lập để có một tổ chức chính thống, được phép hoạt động công khai, chứ những tư tưởng, những phản biện của họ đã xuất hiện đầy rẫy trên các diễn đàn, blogs như boxitvn, Tễu, Quê Choa, Huỳnh Ngọc Chênh, Talawas, Da Màu… hoặc trên các cơ quan báo chí nước ngoài như BBC, RFA, VOA, RFI… từ lâu.
Thưa quí vị,
Đảng và Nhà nước ta đã có một chiều dày những kinh nghiệm vô cùng to lớn trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước, với một lực lượng, bộ máy chính quyền hùng mạnh nhất nhì Đông Nam Á, từng đánh thắng các thế lực ngoại xâm với cả đội quân nước ngoài có hơn nửa triệu lính viễn chính và những trang bị chiến tranh hiện đại. Chúng ta hùng mạnh thì sao phải lo sợ những tổ chức nhỏ bé này? Sự cấm đoán, ngăn cản chỉ làm cho các tổ chức dân sự bình thường, những con người bình thường trở nên nổi tiếng một cách vô lý, làm cho thế giới tự do nhìn vào đất nước ta như một nơi vi phạm nhân quyền, làm cản trở con đường chúng ta hội nhập vào thế giới, chứ thực sự không hiệu quả, không mang lại uy tín chính trị cho quốc gia. Chúng ta sợ phải nói về cái xấu, cái mặt trái của xã hội, khuyến khích nói vê thành tựu, về sự tốt đẹp của chế độ. Các tác phẩm văn nghệ của chúng ta viết về tiêu cực, yếu kém trong điều hành đất nước, về những sự thật sai lầm lịch sử cận đại, về đời tư của những nhà lãnh đạo… rất khó tìm nơi xuất bản chính thức. Vì vậy, các tác giả luôn chọn cho mình những đề tài ít nhạy cảm, những vấn đề ít hóc búa, đỡ đụng chạm hơn. Ngay cả trong các tác phẩm viết, vẽ, nặn, chiếu, trưng bày… về đề tài chiến tranh, những sự ấu trĩ, dốt nát, độc tài, sai lầm chiến lược và chiến thuật… cũng bị lượt bỏ đi hầu hết. Chính vì vậy người ta chỉ thấy trong các tác phẩm một màu hồng hồng, nhàn nhạt, cái này giống cái kia. Những tác phẩm văn học, hội họa, điêu khắc, điện ảnh, múa, nhiếp ảnh… tất cả như cùng đúc từ một khuôn. Chúng ta chỉ nghĩ đến việc nhuộm hồng cuộc sống mà cố tình che dấu mặt sau của nó. Triển lãm Cải cách ruộng đất tại Hà Nội vừa qua là một ví dụ, chỉ mở cửa có 2 ngày và đóng cửa vì lý do mất điện. Không ai có thể che dấu sự thật mãi mãi. Không sự thật nào có thể bị che dấu mãi mãi. Cả thế giới bây giờ nằm trong lòng bàn tay của từng người. Mọi nỗ lực che dấu khuyết tật đều là điều không thể. Vậy thì tại sao chúng ta không dám công nhận, đường đường chính chính, rằng chúng ta còn nhiều yếu kém, chúng ta chưa mang lại cho nhân dân những điều tốt đẹp như mong muốn và chúng ta sẽ cố gắng bằng máu và nước mắt để có được những điều đó? Nước Mỹ, Pháp, Anh , Nhật… vẫn còn những bất công, vẫn đầy rẫy những điều xấu xa được phản ánh trên các tác phẩm văn học nghệ thuật của họ đấy thôi. Thưa quí vị, Trong nhiều năm qua, những tác phẩm ảnh báo chí của Việt Nam XHCN không chen chân được vào những cuộc thi ảnh báo chí thế giới. Ở miền Nam trước 75, nhiều tác phẩm ảnh về chiến tranh của các nhà nhiếp ảnh nhiều nước đã đạt được các giải thưởng lớn trong những cuộc thi này. Nhớ đến nhà nhiếp ảnh Nick Ut, người Việt nam làm việc cho AP đã đạt giải cao với tác phẩm "Vietnam Napalm Girl" - cô gái Việt Nam bị napalm) tại Trảng Bàng - Tây Ninh, bức ảnh đã mang lại cho ông giải Pulitzer danh giá và làm ông trở nên nổi tiếng. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn. Tác phẩm nói về sự khốc liệt, sự tàn bạo của chiến tranh do Mỹ gây ra lại nhận giải thưởng danh tiếng của Mỹ. Điều đó thật xa lạ với cách nghĩ của chúng ta nhỉ? Ở miền Bắc Việt Nam, “Phúc Tân kêu gọi trả thù” là một tác phẩm của Vũ Ba, nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân dân, thực hiện vào ngày 17 tháng 5 năm 1966, được báo Sự thật Liên Xô trao Giải thưởng lớn. Ông không được cho phép sang Liên Xô nhận giải và phải trả giá bằng hàng chục năm phê bình, kiểm điểm, không thăng hàm, cuộc sống lao đao vì cơm áo gạo tiền, vì ảnh hưởng chính trị. Người ta cho rằng tác giả đã “chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa xét lại hiện đại, sợ chiến tranh, làm nhụt ý chí chiến đấu của quân và dân ta”… Mãi đến năm 1979 nhờ một bài viết trên báo Nhân dân người ta mới nhìn nhận lại giá trị của tác phẩm, trả lại cho ông một phần những gì đã mất mát chua xót, và đến năm 2007, hơn 40 năm sau ngày tác phẩm ra đời, Vũ Ba được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học, Nghệ thuật. Hơn 50 tờ báo đã viết về ông.
Thưa quí vị,
Trong ít năm trở lại đây, có một vài tác giả chụp về Việt Nam được trao giải thưởng ảnh báo chí thế giới, trong đó có tác giả Justin Maxon, một sinh viên ngành báo chí người Mỹ chụp phóng sự ảnh “Mùi và Phả” kể về mẹ con một người điên bên chân cầu Long Biên đoạt giải năm 2008; một bộ ảnh khác về cuộc sống của những người đồng tính Việt Nam, tác giả là một cô gái Việt Nam, Maika Elan, tên thật là Nguyễn Thanh Hải đã đoạt giải năm 2013. Cả 2 đề tài trên và hầu hết các đề tài đoạt giải đều nói về nỗi đau, nỗi bất hạnh, chuyện không bình thường của con người.
Trình độ hiểu biết, sự đánh giá, tri thức, bản lĩnh của các nhà lãnh đạo, cái tầm và tâm của họ ảnh hưởng rất lớn đến những con người, những tác phẩm, họ có thể đưa con người lên tột đỉnh vinh quang và có thể nhấn một con người xuống vực sâu muôn trùng. Họ sẽ được tôn vinh hoặc bị nguyền rủa. Tác giả Nguyễn Thanh Tiến trong bài “Gien sợ” đã viết: Có thể nói hiếm có một dân tộc nào mà việc biết sợ có ảnh hưởng sự sống còn như dân tộc Việt Nam. Ngày nay, còn rất ít nơi mà việc đào tạo "gien sợ" phổ biến và tốt như ở Việt Nam. Nó trải rộng từ trong gia đình, nhà trường đến toàn xã hội. Có thể thấy "gien sợ" của chúng ta tồn tại ở khắp mọi nơi. Khi ở nhà, con cái phải biết sợ người lớn, khi đến trường, học sinh phải biết sợ thầy cô giáo. Là thầy cô giáo phải biết sợ hiệu trưởng; Là hiệu trưởng phải biết sợ giám đốc v.v. Thậm chí khi ra đường phải biết sợ những kẻ liều mạng, những tên cướp hoặc xã hội đen, dính tới pháp luật hay hành chính phải biết sợ những người có chức có quyền. Chỉ những người biết sợ, biết phục tùng mới được thừa nhận là những người tốt, gương mẫu và có khả năng thăng tiến. Những ý kiến trái chiều luôn bị đánh giá là vô kỷ luật, phản loạn, phản động.
Để kết thúc tham luận này, Tôi xin gửi đến quí vị lãnh đạo một thông điệp:
- Hãy có cái nhìn khoa học, đổi mới tư duy thật sự trong lãnh đạo, cổ vũ những sáng tạo, dám đối đầu với mọi thách thức để bảo vệ nhân tài, thấu hiểu nỗi trăn trở, tìm tòi của các văn nghệ sĩ, đừng chụp mũ, trù dập những ý kiến trái chiều, dám chấp nhận những sự thật cay đắng, đừng bắt buộc văn nghệ sĩ phải tô hồng vạn vật.
Tôi xin gửi đến các văn nghệ sĩ một thông điệp: - Hãy sống với nỗi đau của nhân dân để thể hiện cuộc đời thật của họ trong mọi chế độ, hãy bênh vực họ khi cuộc đời họ gặp nhiều trái ngang, hãy ca ngợi họ đã làm nên lịch sử, hãy dám nghĩ, dám nói, dám làm mọi điều tốt đẹp nhất vì dân, hãy dám nói với Đảng, Nhà nước, những người cầm quyền những điều sai và đúng đối với dân. Tôi không mong muốn và không thể là một nhân vật quan trọng, chỉ xin làm một đứa trẻ con trong chuyện cổ tích, để hét to giữa triều đình rằng: ĐỨC VUA, NGÀI ĐANG CỞI TRUỒNG. Xin ĐỪNG SỢ để có những tác phẩm xứng tầm nhân loại. Hãy là những người có bản lĩnh. Xin cám ơn quí vị đã lắng nghe.
Lê Hải
Nguồn: http://trankytrung.com/read.php?753
Tiếng cười rổn rảng, y như khi hai thằng kể tiếu lâm cho nhau nghe...
Bản lĩnh của những người văn nghệ
Kính thưa quí vị,
Đã rất lâu Đà Nẵng không có vấn đề nổi cộm trong văn học nghệ thuật, Đà Nẵng rất hiền lành: không có những hiện tượng xuất sắc, cũng không có chuyện ầm ỹ nổi lên bằng những tác phẩm trong tất cả các lĩnh vực từ văn chương, thơ phú đến tranh tượng, nhiếp ảnh... Mặc dù, thỉnh thoảng chúng ta có huy chương vàng, bạc, giải thưởng quốc gia. Tôi tự hỏi, VÌ SAO? Những đột biến gây tranh cãi thường xảy ra trong lĩnh vực văn chương, điện ảnh. Trong các lĩnh vực khác như nhiếp ảnh, múa, mỹ thuật, kiến trúc, văn nghệ dân gian… im lìm hơn. Đã một thời cả nước xôn xao vì “Đứng trước biển”, “Cái đêm hôm ấy, đêm gì”, “Tướng về hưu”, rồi tiếp đến là “Chuyện kể năm 2.000”, “Những thiên đường mù”, “Chân dung và đối thoại”, “Cánh đồng bất tận”, và mới nhất là “Bên thắng cuộc”, “Đèn cù”... Đó là những tác phẩm không theo lối mòn truyền thống. Đà Nẵng cũng gây xôn xao vì “Rồng đá”, “Ba người khác”, “Trần Dần - Thơ” nhưng một phần do người viết, phần lớn hơn do người xuất bản, Nhà Xuất bản Đà Nẵng mà người quyết định quan trọng là tổng biên tập đã quá cố Đà Linh. Lịch sử đã và sẽ xôn xao về Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Phan Khôi, Thủ Thiệm, Tú Quỳ, Bùi Giáng…, những nhân vật khác thường của chúng ta. So với nhiều người xưa, Quảng Nam Đà Nẵng nói chung và Đà Nẵng nói riêng trong giai đoạn 40-50 năm nay thiếu những nhân vật ĐỂ ĐỜI cho hậu thế. Tôi xin thử liệt kê, một cách chưa đầy đủ, những phẩm chất của người nổi tiếng: đó là người có tri thức, có văn hóa, có sự tìm tòi, sáng tạo, có óc tưởng tượng phong phú, có cái nhìn khái quát cả quốc gia và quốc tế, có lòng dũng cảm và bản lĩnh. Nhiều nhà văn nghệ của chúng ta có đủ các phẩm chất đã nêu nhưng có vẻ thiếu lòng dũng cảm và bản lĩnh. Trong nhiều năm qua, sự khiếp sợ và cam chịu phục tùng đã làm cho những thế hệ VN mất dần lòng tự tin, sự tự khẳng định. Những định hướng và chụp mũ đã làm cho sự sáng tạo mất dần chỗ đứng. Các văn nghệ sĩ nói riêng và nhân dân nói chung thường không có ý kiến khác với lãnh đạo, mà chỉ cố gắng làm theo những chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên, dù biết rằng có những mệnh lệnh, chủ trương không đúng. Một quan điểm rất sai lầm phổ biến là chỉ biết chấp hành, cắm cúi làm theo. Tôi tin, Sẽ đến một ngày con cháu chúng ta nhìn lại quá khứ và phê phán về một thời ấu trĩ như thế. Tôi không cổ vũ cho sự tự do tuyệt đối, không kêu gọi sự phản kháng trong mọi trường hợp, nhưng tôi mong muốn mỗi người cần có cái nhìn sâu vào nhiều vấn đề, so sánh chúng với lịch sử của đất nước và thế giới, để có cái nhìn khoa học, chính xác, để có một thái độ sống của mình, để có một bản sắc riêng. Trong thực tế qua các giai đoạn cách mạng khác nhau, bên cạnh những đúng đắn của các chủ trương đường lối văn nghệ của Đảng và Nhà nước, lịch sử văn học nghệ thuật của nước ta đã chứng kiến những sai lầm rướm máu. Những tên tuổi như Trần Dần, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Hữu Loan, Phùng Quán… đã chịu một thời cay đắng và tủi nhục. Nếu hồi đó, các văn nghệ sĩ có đủ bản lĩnh, có lòng can đảm nhận biết, đề nghị, yêu cầu, đấu tranh và Đảng, Chính phủ lắng nghe tiếng nói trí thức thì đất nước chắc đã tránh được nhiều nỗi đau. Sự nhút nhát, sợ trách nhiệm, uốn mình vuông tròn theo khuôn mẫu không giải thoát được những tâm hồn sáng tạo.
Thưa quí vị,
Một lần có anh công an hỏi tôi: Anh suy nghĩ gì về Hội Nhà báo Độc lập, Văn đoàn Độc lập? - Tôi cho rằng những tổ chức này không nguy hiểm, không là những tổ chức phản động, chống lại Đảng và Chính phủ, tôi không tin họ sẽ kêu gọi và tổ chức lật đổ Đảng, Chế độ. Họ chỉ là một nhúm người khoảng 200-300, không có nguồn tài trợ để mua vũ khí, để tổ chức đảo chính. Những người cầm đầu không đủ năng lực để thành lập một chính phủ đối lập. Họ chỉ muốn có một tiếng nói phản biện chính thức, vạch ra những sai phạm trong chủ trương, đường lối, trong sự điều hành đất nước; yêu cầu một thể chế dân chủ hơn, tự do hơn, tôn trọng nhân dân hơn như tất cả các hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay đã công bố, để DÂNG lên Đảng và Chính phủ những ý kiến của mình. Thật ra, họ xin phép, công bố thành lập để có một tổ chức chính thống, được phép hoạt động công khai, chứ những tư tưởng, những phản biện của họ đã xuất hiện đầy rẫy trên các diễn đàn, blogs như boxitvn, Tễu, Quê Choa, Huỳnh Ngọc Chênh, Talawas, Da Màu… hoặc trên các cơ quan báo chí nước ngoài như BBC, RFA, VOA, RFI… từ lâu.
Thưa quí vị,
Đảng và Nhà nước ta đã có một chiều dày những kinh nghiệm vô cùng to lớn trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước, với một lực lượng, bộ máy chính quyền hùng mạnh nhất nhì Đông Nam Á, từng đánh thắng các thế lực ngoại xâm với cả đội quân nước ngoài có hơn nửa triệu lính viễn chính và những trang bị chiến tranh hiện đại. Chúng ta hùng mạnh thì sao phải lo sợ những tổ chức nhỏ bé này? Sự cấm đoán, ngăn cản chỉ làm cho các tổ chức dân sự bình thường, những con người bình thường trở nên nổi tiếng một cách vô lý, làm cho thế giới tự do nhìn vào đất nước ta như một nơi vi phạm nhân quyền, làm cản trở con đường chúng ta hội nhập vào thế giới, chứ thực sự không hiệu quả, không mang lại uy tín chính trị cho quốc gia. Chúng ta sợ phải nói về cái xấu, cái mặt trái của xã hội, khuyến khích nói vê thành tựu, về sự tốt đẹp của chế độ. Các tác phẩm văn nghệ của chúng ta viết về tiêu cực, yếu kém trong điều hành đất nước, về những sự thật sai lầm lịch sử cận đại, về đời tư của những nhà lãnh đạo… rất khó tìm nơi xuất bản chính thức. Vì vậy, các tác giả luôn chọn cho mình những đề tài ít nhạy cảm, những vấn đề ít hóc búa, đỡ đụng chạm hơn. Ngay cả trong các tác phẩm viết, vẽ, nặn, chiếu, trưng bày… về đề tài chiến tranh, những sự ấu trĩ, dốt nát, độc tài, sai lầm chiến lược và chiến thuật… cũng bị lượt bỏ đi hầu hết. Chính vì vậy người ta chỉ thấy trong các tác phẩm một màu hồng hồng, nhàn nhạt, cái này giống cái kia. Những tác phẩm văn học, hội họa, điêu khắc, điện ảnh, múa, nhiếp ảnh… tất cả như cùng đúc từ một khuôn. Chúng ta chỉ nghĩ đến việc nhuộm hồng cuộc sống mà cố tình che dấu mặt sau của nó. Triển lãm Cải cách ruộng đất tại Hà Nội vừa qua là một ví dụ, chỉ mở cửa có 2 ngày và đóng cửa vì lý do mất điện. Không ai có thể che dấu sự thật mãi mãi. Không sự thật nào có thể bị che dấu mãi mãi. Cả thế giới bây giờ nằm trong lòng bàn tay của từng người. Mọi nỗ lực che dấu khuyết tật đều là điều không thể. Vậy thì tại sao chúng ta không dám công nhận, đường đường chính chính, rằng chúng ta còn nhiều yếu kém, chúng ta chưa mang lại cho nhân dân những điều tốt đẹp như mong muốn và chúng ta sẽ cố gắng bằng máu và nước mắt để có được những điều đó? Nước Mỹ, Pháp, Anh , Nhật… vẫn còn những bất công, vẫn đầy rẫy những điều xấu xa được phản ánh trên các tác phẩm văn học nghệ thuật của họ đấy thôi. Thưa quí vị, Trong nhiều năm qua, những tác phẩm ảnh báo chí của Việt Nam XHCN không chen chân được vào những cuộc thi ảnh báo chí thế giới. Ở miền Nam trước 75, nhiều tác phẩm ảnh về chiến tranh của các nhà nhiếp ảnh nhiều nước đã đạt được các giải thưởng lớn trong những cuộc thi này. Nhớ đến nhà nhiếp ảnh Nick Ut, người Việt nam làm việc cho AP đã đạt giải cao với tác phẩm "Vietnam Napalm Girl" - cô gái Việt Nam bị napalm) tại Trảng Bàng - Tây Ninh, bức ảnh đã mang lại cho ông giải Pulitzer danh giá và làm ông trở nên nổi tiếng. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn. Tác phẩm nói về sự khốc liệt, sự tàn bạo của chiến tranh do Mỹ gây ra lại nhận giải thưởng danh tiếng của Mỹ. Điều đó thật xa lạ với cách nghĩ của chúng ta nhỉ? Ở miền Bắc Việt Nam, “Phúc Tân kêu gọi trả thù” là một tác phẩm của Vũ Ba, nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân dân, thực hiện vào ngày 17 tháng 5 năm 1966, được báo Sự thật Liên Xô trao Giải thưởng lớn. Ông không được cho phép sang Liên Xô nhận giải và phải trả giá bằng hàng chục năm phê bình, kiểm điểm, không thăng hàm, cuộc sống lao đao vì cơm áo gạo tiền, vì ảnh hưởng chính trị. Người ta cho rằng tác giả đã “chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa xét lại hiện đại, sợ chiến tranh, làm nhụt ý chí chiến đấu của quân và dân ta”… Mãi đến năm 1979 nhờ một bài viết trên báo Nhân dân người ta mới nhìn nhận lại giá trị của tác phẩm, trả lại cho ông một phần những gì đã mất mát chua xót, và đến năm 2007, hơn 40 năm sau ngày tác phẩm ra đời, Vũ Ba được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học, Nghệ thuật. Hơn 50 tờ báo đã viết về ông.
Thưa quí vị,
Trong ít năm trở lại đây, có một vài tác giả chụp về Việt Nam được trao giải thưởng ảnh báo chí thế giới, trong đó có tác giả Justin Maxon, một sinh viên ngành báo chí người Mỹ chụp phóng sự ảnh “Mùi và Phả” kể về mẹ con một người điên bên chân cầu Long Biên đoạt giải năm 2008; một bộ ảnh khác về cuộc sống của những người đồng tính Việt Nam, tác giả là một cô gái Việt Nam, Maika Elan, tên thật là Nguyễn Thanh Hải đã đoạt giải năm 2013. Cả 2 đề tài trên và hầu hết các đề tài đoạt giải đều nói về nỗi đau, nỗi bất hạnh, chuyện không bình thường của con người.
Trình độ hiểu biết, sự đánh giá, tri thức, bản lĩnh của các nhà lãnh đạo, cái tầm và tâm của họ ảnh hưởng rất lớn đến những con người, những tác phẩm, họ có thể đưa con người lên tột đỉnh vinh quang và có thể nhấn một con người xuống vực sâu muôn trùng. Họ sẽ được tôn vinh hoặc bị nguyền rủa. Tác giả Nguyễn Thanh Tiến trong bài “Gien sợ” đã viết: Có thể nói hiếm có một dân tộc nào mà việc biết sợ có ảnh hưởng sự sống còn như dân tộc Việt Nam. Ngày nay, còn rất ít nơi mà việc đào tạo "gien sợ" phổ biến và tốt như ở Việt Nam. Nó trải rộng từ trong gia đình, nhà trường đến toàn xã hội. Có thể thấy "gien sợ" của chúng ta tồn tại ở khắp mọi nơi. Khi ở nhà, con cái phải biết sợ người lớn, khi đến trường, học sinh phải biết sợ thầy cô giáo. Là thầy cô giáo phải biết sợ hiệu trưởng; Là hiệu trưởng phải biết sợ giám đốc v.v. Thậm chí khi ra đường phải biết sợ những kẻ liều mạng, những tên cướp hoặc xã hội đen, dính tới pháp luật hay hành chính phải biết sợ những người có chức có quyền. Chỉ những người biết sợ, biết phục tùng mới được thừa nhận là những người tốt, gương mẫu và có khả năng thăng tiến. Những ý kiến trái chiều luôn bị đánh giá là vô kỷ luật, phản loạn, phản động.
Để kết thúc tham luận này, Tôi xin gửi đến quí vị lãnh đạo một thông điệp:
- Hãy có cái nhìn khoa học, đổi mới tư duy thật sự trong lãnh đạo, cổ vũ những sáng tạo, dám đối đầu với mọi thách thức để bảo vệ nhân tài, thấu hiểu nỗi trăn trở, tìm tòi của các văn nghệ sĩ, đừng chụp mũ, trù dập những ý kiến trái chiều, dám chấp nhận những sự thật cay đắng, đừng bắt buộc văn nghệ sĩ phải tô hồng vạn vật.
Tôi xin gửi đến các văn nghệ sĩ một thông điệp: - Hãy sống với nỗi đau của nhân dân để thể hiện cuộc đời thật của họ trong mọi chế độ, hãy bênh vực họ khi cuộc đời họ gặp nhiều trái ngang, hãy ca ngợi họ đã làm nên lịch sử, hãy dám nghĩ, dám nói, dám làm mọi điều tốt đẹp nhất vì dân, hãy dám nói với Đảng, Nhà nước, những người cầm quyền những điều sai và đúng đối với dân. Tôi không mong muốn và không thể là một nhân vật quan trọng, chỉ xin làm một đứa trẻ con trong chuyện cổ tích, để hét to giữa triều đình rằng: ĐỨC VUA, NGÀI ĐANG CỞI TRUỒNG. Xin ĐỪNG SỢ để có những tác phẩm xứng tầm nhân loại. Hãy là những người có bản lĩnh. Xin cám ơn quí vị đã lắng nghe.
Lê Hải
Nguồn: http://trankytrung.com/read.php?753
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét