Việt Nam hiện đang đẩy mạnh hoạt động hợp tác về quốc phòng, đặc biệt về các chủ đề liên quan đến biển đảo với các nước láng giềng gần xa.
Trung tầm tháng 11, 2 trong số những tàu quân sự hiện đại nhất của Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm thiện chí chưa từng có trước đây tới ba quốc gia: Indonesia, Brunei và Philippines.
Trung tầm tháng 11, 2 trong số những tàu quân sự hiện đại nhất của Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm thiện chí chưa từng có trước đây tới ba quốc gia: Indonesia, Brunei và Philippines.
Ngày 5 tháng 11, hai tàu hộ vệ dòng Gepard mang tên lửa dẫn đường, tàu Đinh Tiên Hoàng (HQ 011) và tàu Lý Thái Tổ (HQ012) đã nhổ neo tại vịnh Cam Ranh đến cảng Tanjung Priok, hành trình này có đi qua đường xích đạo. Hai tàu này được mang theo 228 thuyền viên và thủy thủ dưới sự điều hành của Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm, phó Tham mưu trưởng Hải quân Việt Nam. Các tàu hộ vệ cũng mang theo một trực thăng hải quân chống tàu ngầm Ka – 28, lần đầu tiên được mang theo trong chuyến thăm thiện chí của hải quân Việt Nam.
Hành trình của hai tàu hộ vệ Gepard là một động thái rõ ràng cho thấy Việt Nam rất cương quyết với những hoạt động đẩy mạnh hợp tác quốc phòng. Chuyến thăm thiện chí tới Đông Nam Á nằm trong khuôn khổ hợp tác các cảng, với các tàu chiến từ Brunei, Indonesia và Philippines tới Việt Nam. Theo báo Quân đội nhân dân, mục đích chính của chuyến thăm là “xây dựng sự tin tưởng và gia tăng tình hữu nghị, sự hợp tác và hiểu biết song phương, uy tín giữa hải quân của Quân đội Nhân dân và hải quân Indonesia, Brunei và Philippines.”
Trước đó vào tháng 3, Việt Nam đã cử một tàu quân y (HQ 561) đến tham gia đợt tập trận Komodo – cuộc tập trận hải quân đa phương được tổ chức dưới sự đảm bảo của các bộ trưởng bộ Quốc phòng các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, và cuộc tọa đàm 8 thành viên ADMM Plus tổ chức tại Indonesia.
Nhóm tiểu hạm đội của Việt Nam đến cảng Tanjung Priok vào ngày 12 tháng 12, và dành 3 ngày cho chuyến thăm hữu nghị. Chương trình của đoàn bao gồm lễ chào đón long trọng và bữa tối thân mật, cuộc họp mặt chính thức với Hải quân Indonesia, chuyến thăm chính thức tới các nhà lãnh đạo địa phương, chuyến thăm tàu hải quân Indonesia, và giao hữu bóng chuyền, bóng đá của các thuyền viên. Vào buổi sáng ngày rời cảng, đoàn tàu Việt Nam đã tham gia một cuộc tập trận tìm kiếm và giải cứu cùng các đối tác Indonesia.
Điểm dừng chân tiếp theo của đoàn là Muara, Brunei vào ngày 19 tháng 11. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên đoàn hải quân Việt Nam tới thăm đất nước Brunei. Trước đó, vào tháng 4, đoàn tàu hải quân Tuần tra ngoài khơi Hoàng gia Brunei, KDN Daruleshan đã thực hiện chuyến thăm thiện chí đầu tiên tới cảng Hải Phòng.
Vào tháng 12 năm 2013, Việt Nam và Brunei đã ký một Bản Ghi nhớ về hợp tác song phương của hải quân hai nước, và sự đồng thuận về đường dây nóng hải quân. Theo báo Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang Việt Nam và Brunei đã “đẩy mạnh sự hợp tác thông qua những chuyến thăm của những nguyên thủ và đại diện các cấp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm; cán bộ trẻ; những chương trình tìm kiếm, giải cứu đa phương và chống cướp biển.”
Chuyến thăm kéo dài 3 ngày bao gồm chuyến thăm tàu trang trọng và các hoạt động thể thao. Vào ngày 20 tháng 11, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm đã thực hiện cuộc hội đàm với Tham mưu trưởng hải quân hoàng gia Brunei và Tư lệnh lực lượng vũ trang hoàng gia Brunei. Đoàn tàu hải quân Việt Nam lên đường rời đi tiếp vào ngày 21 tháng 11.
Ngày 24 tháng 11, đoàn tàu hải quân Việt Nam cập cảng South Harbor tại Manila trong chuyến thăm thiện chí thứ ba và cũng là chuyến thăm cuối cùng của chuỗi chuyến thăm này. Đây là lần đầu tiên đoàn tàu hải quân Việt Nam đến thăm Philippines từ khi Việt Nam được thống nhất vào năm 1975. Tư lệnh Việt Nam đã mời cộng đồng quốc tế đến thăm thị sát đoàn tàu hải quân.
Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm đã thực hiện chuyến thăm long trọng tới phó Tổng tư lệnh hải quân Philippines, chuẩn đô đốc Caesar Taccad. Sau đó, ông này đã thực hiện cuộc điện đàm cho Trưởng phòng cảnh sát Manila. Tương tự như tại Indonesia, đoàn tàu hải quân Việt Nam đã cùng tham gia cuộc diễn tập hoạt động tìm kiếm và cứu hộ với hải quân Philippines. Đoàn tàu hải quân đã xuất hành vào ngày 26 tháng 11.
Vào tháng 10 năm 2010, lực lượng vũ trang Việt Nam và cộng hòa Philippines đã ký một biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng. Một năm sau đó, hai bên tiếp tục ký một biên bản ghi nhớ về việc nâng cao quan hệ song phương và chia sẻ thông tin. Mối quan hệ này tiếp tục tiến triển khi vào tháng 3 năm 2012, các bên đã cùng thông qua Quy trình Hoạt động Tiêu chuẩn về tương tác giữa các thành viên tại đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.
Vào tháng 3, hải quân hai bên đã thành lập một nhóm làm việc và thông qua chương trình hợp tác quốc phòng cho giai đoạn 2014 – 2015. Ba tháng sau, quân đội Việt Nam đã đặt ở đảo Song Tử Tây một chương trình tương tác xã hội với các đối tác Filipino tại đảo Song Tử Đông. Hai bên hiện đang cùng thực hiện một cuộc đối thoại song phương ở cấp độ thứ trưởng.
Hợp tác hải quân song phương giữa Philippines và Việt Nam bắt đầu từ năm 1999 khi cả hai bên bắt đầu ký bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng. Kể từ đó, hải quân hai nước đã tiến hành nhiều cuộc tuần tra biển cùng nhau, trao đổi thông tin, thiết lập đường dây nóng hải quân và hợp tác trong đối phó với đánh cá trái phép.
Trong năm 2014, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các quốc gia khác trong khu vực. Tháng 8, báo Quân đội nhân dân đã tiết lộ rằng Singapore đã tổ chức một buổi tập trận chống khủng bố cùng hải quân Việt Nam tại vịnh Aden. Ngày 24 tháng 11, Thứ trưởng bộ quốc phòng Việt Nam và tham mưu hải quân Việt Nam, đô đốc Nguyễn Văn Hiển, đã thực hiện một chuyến thăm tham mưu hải quân hoàng gia Thái Lan, đô đốc Chansuvanich. Đô đốc Hiển đã gợi ý về việc Việt Nam và Thái Lan cần cùng nhau đẩy mạnh quan hệ hợp tác hải quân trên những lĩnh vực như huấn luyện nhân lực, công tác hậu cần và công nghệ.
Cùng với chuyến thăm thiện chí của đoàn tàu hải quân Việt Nam tới Đông Nam Á, Việt Nam cũng đã tổ chức đón tàu hộ vệ Vendemiaire của Pháp đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng từ ngày 15 đến 19 tháng 11. Chuyến thăm này dựa trên khuôn khổ kế hoạch hợp tác quốc phòng song phương cho năm 2014. Tàu hộ vệ Pháp đã tham gia cuộc tập trận với hải quân Việt Nam về tìm kiếm và giải cứu.
Ngày 18 tháng 11, Tư lệnh hải quân Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội đàm để nhìn lại cách tổ chức của đề án 1241 hệ tàu Tarantul hay tàu bảo vệ Molniya tại cảng Ba Son, dưới hợp đồng năm 2009 với Viện thiết kế trung tâm Nga Almaz. Hai tàu bảo vệ, HQ 377 và HQ 378 đã được bàn giao vào tháng 6 sau khi hoàn thành xuất sắc cuộc tập trận thực chiến. Buổi tọa đàm quyết định sẽ tiếp tục với hoàn thành bốn tàu bảo vệ còn lại.
Ngày 20 tháng 11, báo Thanh niên xác nhận, Việt Nam đã tiếp nhận tàu ngầm cải tiến hệ tàu Kilo, HQ 194 tại Hải Phòng vào đầu tháng 12.
Cuối cùng, vào ngày 27 tháng 11, hãng thông tấn xã của Nga TASS cũng đã thông báo về việc Việt Nam và Nga đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc cắt giảm những thủ tục cho tàu chiến Nga vào vịnh Cam Ranh. Thỏa thuận này thuận theo cùng một bản ghi nhớ đã được thỏa thuận giữa Nga và Syria cho việc tiếp cận cảng Tartus. Thỏa thuận được ký trong chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng tới Nga. Dựa theo nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga, trong tương lai, các tàu chiến của Nga sẽ chỉ cần báo cáo với người có thẩm quyền tại cảng, và nhận được quyền ưu tiên ngay khi cập cảng.
Thỏa thuận Nga – Việt sẽ tạo cho hải quân Nga đặc quyền so với tất cả những hải quân nước khác khi tiến vào Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã có lời mời tới tất cả hải quân các nước có những đặc quyền thương mại với vịnh Cam Ranh, nhưng, hải quân Nga lại có đặc quyền cập cảng dựa trên vị thế đối tác chiến lược lâu dài với Việt Nam và sự hỗ trợ cho thế đứng của hạm đội tàu ngầm của Việt Nam.
Nga và Việt Nam hiện đang thảo luận một thỏa thuận về một trung tâm hậu cần đặt tại vịnh Cảm Ranh dành cho hải quân Nga, tương tự như một thỏa thuận khác giữa Nga và Syria tại Tartus.
Bước đi tiếp theo của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng vào năm 2014, là kết quả của những hướng dẫn do Nghị quyết số 22, của Bộ chính trị về hội nhập quốc tế đưa ra. Trong phần 3 của Nghị quyết này có liệt kê 3 trong 5 hành động được thực hiện: “Đẩy mạnh những hoạt động hợp tác song phương về quốc phòng và an ninh với các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước lớn và các nước bạn truyền thống, đồng thời dần dần làm sâu sắc và gia tăng hiệu quả hợp tác”
Động thái phát triển của hải quân Việt Nam trong hợp tác quốc phòng đã mang lại khá nhiều hiệu quả tích cực. Trong tháng 12, Đảng cộng sản Việt Nam đã tổ chức kỳ họp Hội đồng TW lần thứ 10. Kỳ họp này sẽ hướng dẫn các văn bản chính sách chủ chốt để trình lên Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 dự kiến tổ chức vào đầu năm 2016. Rất có là khả năng quốc hội sẽ thông qua việc gia tăng chi tiêu quốc phòng và ưu tiên cho việc hiện đại hóa liên tục của các lực lượng hải quân và không quân và các hoạt động hợp tác quốc phòng quốc tế.
Carl Thayer – The Diplomat
Dịch bởi Nguyễn Hoàng Nam,CTV Phía Trước
© 2007-2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét