Pages

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương và Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ Trong Chiến Lược Xoay Trục Của Mỹ

Trúc Giang 
Quân đội Bắc Triều Tiên không thể vượt qua được vỹ tuyến 38’ - Tin180.com (Ảnh 3)
Tàu sân bay USS George Washington
1. Mở Bài
Trong chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ cho biết sẽ triển khai 60% lực lượng hải quân về khu vực nầy. Vai trò chính yếu là Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương với hai hạm đội 7 và 3 cùng với những căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực..
Tại Hội nghị Đối Thoại Shangri-La, (tên của khách sạn tổ chức hội nghị ở Singapore) hồi đầu tháng 6 năm 2012, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Leon Panetta đã tiết lộ, một số vũ khí hiện đại nhất sẽ được triển khai tại châu Á-Thái Bình Dương trong chiến lược “tái cân bằng lực lượng quân sự” của Tổng thống Barack Obama.
Cụm từ “tái cân bằng lực lượng” là cách nói ngoại giao để chỉ hành động “bao vây” và “kềm chế” trước ý đồ bành trướng bá quyền của Trung Cộng trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Lực lượng Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương.


Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (USPACOM) với hai hạm đội là Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3. Số hàng không mẫu hạm sẽ được tăng cường lên thành 6 chiếc, và đặc biệt là những vũ khí hiện đại nhất sẽ được bố trí trên vòng đai bao vây Trung Cộng, cho thấy nước nầy khó thoát khỏi thiên la địa võng của HK.
2. Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
2.1. Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTzvgIHFBDxZZkuPMs6t0WdOwOvjBJsNHnXGRcJ_9hUY2ffozqB United States Pacific Command.png
Đô đốc Samuel J. Locklear
Hoa Kỳ có 6 bộ tư lệnh khu vực và mới thành lập thêm Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo (USCYBERCOM=United States Cyber Command) là 7, trong đó BTL/TBD (USPACOM= United States Pacific Command) là mạnh nhất, với hai hạm đội, là Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3.
Căn cứ BTL/TBD đặt tại Honolulu, Hawaii. Hệ thống chỉ huy, từ Tổng Thống qua Bộ Trưởng QP đến người cầm đầu BTL hiện thời là đô đốc Samuel J. Locklear (Từ 9-3-2012 – hiện tại)
2.2. Nhiệm vụ Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương
Bộ Tư Lệnh TBD có nhiệm vụ bảo vệ các quốc gia có hiệp ước với HK, gồm có:
HK-Philippines (1951) , HK-Australia-New Zealand (1952), Hoa Kỳ-Nam Hàn (1954) Hoa Kỳ-Nhật Bản (1960). Nhiệm vụ bảo vệ Đài Loan
2.3. Lực lượng quân sự của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương
Bộ Tư Lệnh TBD có 2 hạm đội: Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3. Lực lượng căn bản của 2 hạm đội là:
- 120 chiến hạm đủ loại
- 700 phi cơ các loại
- 120,000 nhân sự HQ&TQLC
Trường hợp gia tăng hàng không mẫu hạm lên thành 6 chiếc thì số lượng các đơn vị vũ khí cũng tăng theo, nhưng sức mạnh thật sự là những vũ khí vô cùng hiện đại của HK.
2.3.1. Vũ khí hiện đại tiền tỷ đô la ở Thái Bình Dương
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSUa9ySlxpObRX6xK1DPl-DLUpjbaOQo3D7ut1kBl53y6NLgl9E http://nangluongvietnam.vn/stores/news_dataimages/Maithang/092014/04/22/F_22_Raptor_3_1.jpg
F-22 Raptor
http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/anhtuan/2014_11_17/fighter_infonet.jpg
F-35 Lightning II
1). Phi cơ chiến đấu tàng hình đa năng thế hệ 5 duy nhất được đưa vào xử dụng là những chiếc F-22 Raptor và F-35, giá 236 triệu USD/chiếc
F-22 Raptor tàng hình, tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến. Là phi cơ thế hệ 5 duy nhất được đưa ra xử dụng từ năm 2005 (195 chiếc, giá 236 triệu USD/chiếc).Đối thủ của F-22 Raptor là chiếc Chengdu J-20 của Trung Cộng. J-20 bay thử 15 phút khi Bộ trưởng QP/HK Robert Gates đang viếng nước nầy. J-20 có những khuyết điểm chết người nên không thể xử dụng. Đó là do tham vọng muốn chở nhiều vũ khí nên thiết kế thân phi cơ lớn hơn nên không phù hợp với 2 cánh. Đồng thời hai bình chứa nhiên liệu quá gần nhau nên rất dễ nổ cháy.
Công nghệ tàng hình của J-20 được cho là ăn cắp từ chiếc F-117 vốn bị bắn rơi ở Kosovo năm 1999 hoặc kỹ thuật của chiếc B-2 Spirit được lấy cắp bằng cách nào đó.F-35 Lightning II là phi cơ chiến đấu tàng hình hiện đại nhất của thế hệ 5. Đặc tính đa nhiệm vụ: không chiến (Tiêm kích), tấn công mặt đất (cường kích) và ném bom. Được đưa vào xử dụng ngày 15-12-2006. F-35A cất cánh bình thường. F-35B cất cánh đường bay ngắn, đáp xuống thẳng đứng như trưc thăng. F-35C dành cho hàng không mẫu hạm. (giá 236 triệu USD/chiếc)Đối thủ của chiếc F-35 là chiếc Shenyang J-31 (F-60) của TC và chiếc T-50 (PAK FA) của Nga.
2). Phi cơ tàng hình ném bom tầm xa thế hệ mới, B-2, tốc độ siêu thanh, có thể ném bom hạt nhân. Giá 929 triệu USD/chiếc
3). Phi cơ Boeing P-8 Poseidon, tuần tra hàng hải, tiêu diệt tàu ngầm bằng bom và hỏa tiễn, giá 220 triệu USD/chiếc.
P-8 Poseidon Săn diệt tàu ngầm         EA-18G Growler tác chiến điện tử
Boeing P-8 Poseidon được thiết kế để săn tàu ngầm và dọ thám điện tử. Săn diệt tàu ngầm bằng ngư lôi và hoả tiễn tấn công dưới mặt nước. Chống hỏa tiễn từ tàu ngầm phóng lên, thường hoạt động hỗn hợp với máy bay do thám không người lái. Ngày 24-9-2012, Boeing cho biết đã nhận 1.9 tỷ USD để sản xuất thêm 11 chiếc sau khi đưa ra xử dụng 3 chiếc.P-8A Poseidon là phi cơ chống tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay.4). Phi cơ chiến tranh điện tử EA-18G Growler, được thiết kế để trang bị cho hàng không mẫu hạm, nhiệm vụ tác chiến điện tử. Năm 2009, Hải quân HK đã có 58 chiếc và đang có kế hoạch mua thêm 90 chiếc cho 10 phi đội. Được trang bị hệ thống để xoá bỏ việc gây nhiễu của đối phương, cho phép liên lạc nội bộ bằng tiếng nói, trong khi hệ thống thông tin của đối phương không hoạt động vì bị nhiễu sóng.EA-18G Growler được trang bị hỏa tiễn để tự vệ và để phá các đài radar của đối phương. Là loại phi cơ vô cùng lợi hại, làm mất khả năng liên lạc và chỉ huy của đối phương. Hai chỗ ngồi. Tốc độ 1.8 mach (1,188mph)
5). Phi cơ cánh xoay MV-22 Osprey được thiết kế để xử dụng vừa là một chiếc trực thăng, vừa là một phi cơ thường. Cánh có thể xoay 90 độ để đưa chong chóng phía trước hướng lên trời như trực thăng, và ngược lại. Là phi cơ vận tải có vũ khí tự vệ. Chở nhiều quân hơn và các vũ khí nặng hơn trực thăng, nhưng có tốc độ cao hơn và bay xa hơn trực thăng
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTg35uDLvuL-VexwzjilkHspegJmjTUAT-Xx20FhbkmeIaksto7
Phi cơ cánh xoay MV-22 Osprey
6). Tàu ngầm tấn công lớp Virginia.Nổi bật nhất là tàu ngầm tấn công lớp Virginia, có khả năng hoạt động cả ở vùng nước sâu và vùng nước cạn. Chạy bằng năng lượng hạt nhân, cực kỳ êm, lặng lẽ, có khả năng phóng hoả tiễn hành trình (Cruise missile) tấn công mặt đất là Tomahawk và hoả tiễn hành trình Harpoon tấn công biển, nhắm vào tàu nổi, tàu ngầm. Giá 2.4 tỷ USD/chiếc.
Chiếc tàu ngầm siêu hiện đại nầy đã có mặt ở căn cứ Subic, Philippines, trong thời gian có căng thẳng giữa Trung Cộng-Philippines ở Bãi Cạn Scarborough vừa qua.
7). Tuần duyên hạm tối tân LCS. Là tàu chiến đấu gần bờ, tàng hình, tốc độ 56km/giờ. Không xử dụng chân vịt (Propeller) và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển, nên có thể áp sát bờ biển và cũng có thể chạy trên sông.
Hai tàu LCS (Littoral Combat Ship) được xử dụng là USS Independence LCS-2 và USS Freedom LCS-1. Khả năng tàng hình tối ưu, hỏa lực cực mạnh, đuôi tàu có sàn đáp và chứa 2 trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk và 4 xe bọc thép hoặc xe humvee, xem như tàu đổ bộ mini. Bốn chiếc loại tàu nầy được triển khai ở eo biển Malacca, Singapore, để kiểm soát tuyến đường hàng hải huyết mạch từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
8). Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000. Năm 2014, HK đã đưa tàu khu trục nầy vào BTL/TBD.
https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSSlF1tVP2FAzxf9f1mJs3wDwVYvvI7nyNlX62qO3lpcQwwH7A-Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000
Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000
Những vũ khí hạng nhất nầy đủ sức khắc chế Trung Cộng, ông Panetta khẳng định: “Các loại vũ khí nầy sẽ cho phép HK được tự do hoạt động trong những khu vực bị ngăn chặn”. Cụm từ “khu vực bị ngăn chặn” được hiểu là chiến thuật tạo vùng “cấm tiếp cận” (A2/AD=Anti-Access/Area Denial) của TC. Như vậy, chiến hạm LCS và Zumwalt là khắc tinh của A2/AD.
1). Chi tiết về siêu chiến hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000.
Hồi tháng 4 năm 2012, truyền thông Mỹ gây chấn động thế giới khi loan tin HQ/HK sẽ triển khai tàu khu trục (Destroyer) tàng hình trên TBD trong năm 2014. Giá mỗi chiếc là 3.8 tỷ USD.
Đô đốc Jonathan Greenert, Tham Mưu Trưởng HQ/HK tuyên bố: “Với khả năng tàng hình, hệ thống định vị bằng siêu âm, có khả năng phi thường về năng lực tấn công, không cần nhiều người điều khiển. Đây là tương lai của chúng ta”.
Sau 5 năm tranh cãi, cuối cùng ngày 15-9-2011 HQ/HK đã ký hợp đồng với công ty General Dynamics để chế tạo khu trục hạm Zumwalt DDG-1000, được gọi là “chiến hạm tàng hình đa năng” hay “chiến hạm thế kỷ 21”
Siêu chiến hạm nầy có khả năng đột nhập, áp sát vào bờ biển mà hầu như không bị phát hiện, chủ yếu là tấn công mặt đất.
HQ/HK có lợi thế về vùng nước sâu, mà vũ khí của TC thì được bố trí ở vùng nước cạn và trên bờ, nên chiếc Zumwalt được sản xuất để đáp ứng khả năng khắc chế TC bằng cách bẻ gãy chiến thuật chống tiếp cận A2/AD của TC
1). Đặc tính kỹ thuật của chiếc Zumwalt DDG-1000
Tàu DDG-1000 được đặt theo tên của Đô đốc Elmo Russell “Bud”Zumwalt Jr..
- Chiều dài. 182m, dài hơn tất cả các tàu khu trục hiện có.
- Mũi tàu. Mũi tàu hoàn toàn khác với thiết kế truyền thống là cao, trái lại chiếc Zumwalt có mũi tàu thấp, để bảo đảm tàng hình và tránh cho tàu lắc lư khi bị sóng đánh vào mũi tàu.
- Vỏ tàu. Vỏ tàu xuyên sóng, không để lại đường rẻ nước.
- Đuôi tàu. Có sàn đáp và chứa 2 trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk và 3 trực thăng không người lái. Không có những cột anten lộ thiên, mà toàn bộ hệ thống radar được thiết kế bên trong tháp. Động cơ đẩy chạy bằng điện nên rất êm.
2). Vũ khí trang bị
- Hệ thống định vị siêu âm
- Bệ phóng hoả tiễn đa năng. Có thể phóng nhiều hỏa tiễn khác nhau mà không cần điều chỉnh chương trình về phần mềm (Software). Phóng hỏa tiễn tinh khôn tấn công mặt đất Tomahawk.
- Súng phóng hỏa tiễn hiện đại 155mm AGS (Advanced Gun System) là một cuộc cách mạng trong ngành pháo binh, 4 khẩu súng nầy có hoả lực tương đương với một tiểu đoàn pháo binh.
Mỗi viên đạn 155mm là một hỏa tiễn được dẫn đường bằng hệ thống tấn công mặt đất tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile), bắn xa 154km, độ chính xác sai biệt trong một chu vi 50m.
Súng AGS vận hành tự động. Thùng đạn chứa 750 hỏa tiễn, mỗi trái nặng 11kg. Hệ thống nạp đạn tự động, bắn ra 10 phát trong một phút. Chiếc Zumwalt được trang bị 2 khẩu AGS, phóng thẳng đứng. Nòng súng có thể quay vòng tròn 360 độ và được hạ xuống dưới boong tàu sau khi xử dụng.
Trung Cộng không có phản ứng chính thức nào, tuy nhiên, có một viên tướng giễu cợt cho rằng, chỉ cần một chiếc ghe chứa đầy chất nổ thả trôi theo lục bình cũng đủ sức chôn chiếc tàu đó xuống đáy biển.
3. Phá vở chiến thuật chống tiếp cận của Trung Cộng
image
Chiến thuật chống tiếp cận (Anti-Access/Area Denial-A2/AD) là dùng tầm hoạt động xa của hoả tiễn DF-21, cùng với hệ thống radar và các thiết bị báo động sớm
Chiến thuật chống tiếp cận (Anti-Access/Area Denial-A2/AD) là dùng tầm sát hại của hỏa tiễn, cùng với hệ thống radar và các thiết bị báo động sớm, lập ra một khu vực để ngăn chặn, khiến cho tàu địch không dám xâm phạm vào tầm sát hại của vũ khí phòng thủ.
Vùng chống tiếp cận của TC được đặt ra trong tầm sát hại của hỏa tiễn Đông Phong 21 (DF-21) được xem là “sát thủ tàu sân bay”, vì thế HK/MH/ HK không dám đến gần. Vùng chống tiếp cận được cho là chiến thuật “sát thủ giản” của Bắc Kinh. ‘Sát thủ giản’ có thể diễn giải một cách đơn giản là, thay vì tăng cường chạy đua vũ trang với Mỹ mà Trung Cộng chưa theo kịp, nên Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu hiệu quả của vũ khí Mỹ.
Để chống lại chiến thuật “sát thủ giản”, HK có 3 thứ vũ khí khắc tinh của vùng chống tiếp cận, là tàu ngầm lớp Virginia, tàu tuần duyên LCS và Zumwalt, bằng cách bịt miệng, vô hiệu hoá hỏa tiễn sát thủ tàu sân bay DF-21.
4. Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ
4.1. Sáu hạm đội của Hoa Kỳ
Một hạm đội Hoa Kỳ có thể xem như một phần của Quân Lực HK ở ngoài nước Mỹ. Có câu “4.5 hecta lãnh thổ Hoa Kỳ lưu động” để chỉ một hàng không mẫu hạm (HKMH) HK. Nó bao gồm Không quân, Hải quân, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt kích hải quân (SEAL).
Hoa Kỳ có 6 hạm đội (HĐ)
Hạm Độ 2 (Vùng Đại Tây Dương- Atlantic Ocean), HĐ 3 (Bắc Thái Bình Dương, từ eo Biển Bering Alaska đến Bắc cực),
HĐ 4 (Vùng biển Caribê, Trung Mỹ và Nam Mỹ), HĐ 5 ( Vùng Vịnh Ba Tư, Hồng Hải và Biển Á Rập) và HĐ 6 (Vùng Địa Trung Hải, Âu châu).
Như vậy, với 6 hạm đội hải quân Hoa Kỳ có mặt khắp mọi nơi trên thế giới.
Hạm Đội 7 là lực lượng hùng hậu nhất trong các hạm đội và được xem như hoả lực của HK ở Thái Bình Dương, thu hẹp lại là khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Tình hình khu vực trở nên căng thẳng từ khi Trung Quốc vạch ra đường “Lưỡi Bò” và tuyên bố có chủ quyền trên 80% vùng Biển Đông, kể cả hải lộ quốc tế đi qua eo biển Malacca.
4.2.  Đệ Thất Hạm Đội
United States Seventh Fleet -logo (hi-res).jpg US Pacific Fleet Commander Logo.svg United States Pacific Command.png
Phi cơ dẫn đầu 3 liên đoàn tác chiến tàu sân bay
Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ (United States 7th Fleet) hay HĐ 7, là một đội hình hải quân có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản. Nó được đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm Đội Thái Bình Dương.
Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (United States Pacific Fleet-USPACFLT) là bộ tư lệnh hải quân cấp chiến trường. Hạm đội dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (USPACOM). Cảng nhà của Hạm Đội Thái Bình Dương là Trân Châu Cảng (Pearl Harbor Naval Base) Hawaii.
Hai Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3 đặt dưới quyền của Bộ Tư Lệnh hạm đội nầy.
Chỉ huy hiện nay là Đô đốc Robert F. Willard.
Hạm Đội 7, còn gọi là Đệ Thất Hạm Đội, là hạm đội  lớn nhất trong các hạm đội Hoa Kỳ.
60 chiến hạm, 350 phi cơ các loại, 60,000 nhân sự hải quân và Thủy Quân Lục Chiến (TQLC).
HĐ 7 giữ 3 nhiệm vụ:
1. Là Bộ Tư Lệnh Hỗn Hợp trong các cuộc hành quân hỗn hợp hoặc trong các việc cứu nạn thiên tai.
2. Là Bộ Tư Lệnh hành quân của tất cả các cuộc hành quân của HQ trong vùng.
3. Nhiệm vụ bảo vệ bán đảo Triều Tiên.
Tóm lại, HĐ 7 giữ nhiệm vụ chỉ huy trong 3 hoạt động nêu trên.
HĐ 7 được thành lập ngày 15-3-1943 tại Brisbane, Úc châu, trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Có 3 sự kiện mà HĐ 7 sẽ được xử dụng:
- Sự đụng độ giữa Trung Quốc và Đài Loan.
- Sự đụng độ giữa Bắc Hàn và Nam Hàn.
- Sự đụng độ trực tiếp giữa TQ và HK.
Luôn luôn có 50% lực lượng của HĐ 7 ứng chiến tại các khu vực trách nhiệm.
Soái Hạm (Flag Ship) của HĐ 7 là chiếc USS Blue Ridge (LCC-19) bến thường trực là căn cứ Yokosuka, Nhật Bản. Soái hạm là tàu của cấp chỉ huy.
4.3. Chín đơn vị thi hành nhiệm vụ chuyên môn của HĐ 7
Những đơn vị thi hành nhiệm vụ chuyên biệt gọi là Lực Lượng Đặc Nhiệm.
1). Lực Lượng Đặc Nhiệm 70
Là lực lượng chiến đấu của HĐ7. Có 2 thành phần riêng biệt:
  1. Lực lượng nổi.
Bao gồm các tàu chiến là tuần dương hạm, khu trục hạm được trang bị những hỏa tiễn hiện đại nhất của HK.
  1. Lực lượng không kích và hàng không mẫu hạm
HKMH của lực lượng chiến đấu nầy là chiếc USS George Washington (CVN-73) và Không Đoàn 5 mẫu hạm (CVW 5)
2). Lực Lượng Đặc Nhiệm 71
Lực lượng nầy bao gồm tất cả các đơn vị Chiến Tranh Đặc Biệt Hải Quân (Naval Special Warfare-NSW), các đơn vị tháo gở chất nổ ( Explosive Ordnance Disposal Mobile Unit- EODMU) và SEAL. Căn cứ của Lực lượng nầy đặt tại Guam.
3). Lực Lượng Đặc Nhiệm 72
Là lực lượng tuần tra, trinh thám hoạt động với phương tiện là phi cơ, gồm có:
Phi cơ chống tàu ngầm, phi cơ quan sát không phận biển, phi cơ hoạt động từ các căn cứ trên đất liền.
4). Lực Lượng Đặc Nhiệm 73
Là lực lượng tiếp tế hậu cần, gồm có các tàu tiếp vận và các tàu khác hỗ trợ cho HĐ 7.
5). Lực Lượng Đặc Nhiệm 74
Là lực lượng tàu ngầm có trách nhiệm thiết lập, hoạch định và điều hợp các hoạt động của tàu ngầm trong khu vực trách nhiệm của HĐ 7.
6). Lực Lượng Đặc Nhiệm 75
Là lực lượng chiến đấu nổi, chỉ huy các tuần dương hạm và khu trục hạm trong chiến đấu. Nó không làm nhiệm vụ bảo vệ HKMH.
7). Lực Lượng Đặc Nhiệm 76
Là lực lượng tấn công trên biển và trên bờ, chủ yếu là yểm trợ các cuộc đổ bộ của TQLC từ tàu lớn vào bờ và chiến đấu trên bờ.
8). Lực Lượng Đặc Nhiệm 77
Là lực lượng chiến tranh mìn bẫy của HĐ 7.
9). Lực Lượng Đặc Nhiệm 79
Là đơn vị TQLC viễn chinh hay lực lượng đổ bộ của HĐ 7.
4.4. Việc bố trí lực lượng của Hạm Đội 7
1). Triển khai tiền phương
- Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington (CVN-73).
- USS Blue Ridge (LCC-19) tàu chỉ huy. Soái Hạm.
- USS John McCain (DDS-54)
- USS Lassen (DDG-82) Do Hạm trưởng người Mỹ gốc Việt là Lê Bá Hùng ghé thăm VN hồi tháng 11 năm 2009 tại cảng Tiên Sa. Đó là đầu đề của báo chí Việt ngữ trong và ngoài nước.
- USS Shiloh (CG-67) Là tàu chiến trang bị Hệ Thống Định Vị Toàn Cầu tối tân nhất hiện nay.
- USS Peleliu ghé thăm VN tặng quà cho trẻ em nghèo ở Đà Nẳng ngày 25-7-2007.
- Tàu nguyên tử USA City of Corpus Christi (SSN-705) và nhiều tàu chiến khác đã được triển khai ở khu vực tiền phương của HĐ 7.
Như vậy, VN và Biển Đông là khu vực tiền phương, là tuyến đầu của HĐ 7.
2). Triển khai ở Sasebo, Nhật Bản
7 tàu chiến được triển khai ở đây.
3). Triển khai ở Apra Harbor, Guam
Gồm 4 tàu chủ yếu.
HĐ 7 là một trong 2 HĐ của HĐ Thái Bình Dương. HĐ kia là Đệ Tam HĐ ở Bắc Thái Bình Dương. Cả hai được đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, đóng tại Trân Châu Cảng, Hawaii.
HĐ Thái Bình Dương có 3 HKMH. Tư lệnh hiện tại của HĐ/TBD là Đô Đốc Robert F. Willard.
5. Vũ Khí của Hạm Đội 7
5.1. Hỏa tiễn
Hệ thống vũ khí trên tàu HQ tập trung toàn bộ vào hỏa tiễn. Trong vai trò tấn công, hỏa tiễn đánh phá mục tiêu ở tầm xa rất chính xác. Đối với những hệ thống phòng thủ dày đặc thì tránh được thiệt hại nhân mạng của phi công.
* Hỏa tiễn BGM-109 Tomahawk là ưu điểm để tấn công mục tiêu trong đất liền.
* Hỏa tiễn chống tàu chiến thì có Harpoon Missile được công nhận là hữu hiệu nhất.
* Phòng vệ tiêu diệt hỏa tiễn của địch ở tầm ngắn, thì có loại phát triển mới nhất là RIM-162 Evolved Sea Sparrow.
* Để tiêu diệt hỏa tiễn của địch, thì hệ thống tác chiến bắn chận Aegis là hiện đại nhất.
* Vũ khí hạt nhân cũng được trang bị cho phi cơ, tàu ngầm. Hoả tiển Trident là phiên bản mới nhất được phóng từ tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân liên lục địa.
* Bom hạt nhân B-61 là loại nhiệt hạch được thả từ phi cơ F/A-18 Hornet và Super Hornet. Là loại phi cơ thuộc thế hệ 4.5, cùng thế hệ với SU-30MK2 của Nga.
5.2. Phi cơ
1). Phi cơ tàng hình
Phi cơ tàng hình được trang bị công nghệ tàng hình, tức là chống lại sự phát hiện của Radar. Phi cơ tàng hình đóng vai trò nổi bật nhất trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991.
F-22 Raptor thuộc thế hệ thứ 5 được đưa ra xử dụng.
F-35 Lightning II (thế hệ 5) là phi cơ đa năng, đa dụng, nghĩa là không chiến, cường kích trên mặt đất và ném bom cũng thuộc loại tàng hình.
2). Nói về Radar
Radar viết tắt từ RAdio Detection And Ranging là “Dò tìm và xác định vị trí bằng sóng vô tuyến”
Đây là hệ thống phát hiện vị trí, đo khoảng cách và lập bản đồ về những vật bay trên trời.
Nguyên tắc hoạt động như sau. Người ta phát đi một chùm xung vô tuyến có cường độ mạnh và lớn, xung nầy gặp kim loại thì dội ngược lại, phản xạ, và được thu trở lại để phân tích ra hình dạng để biết đó là vật gì, đồng thời xác định được vị trí và đường đi của nó.
Radar có cái khuyết điểm, như trường hợp máy bay HK bảo vệ B-52 khi ném bom Hà Nội, bằng cách phóng ra vô số bột nhôm đầy bầu trời làm cho Radar không xác định được mục tiêu, cho nên hỏa tiễn SAM SA-2 bị vô hiệu. Vì thế, người ta dùng nhiều kỹ thuật khác như tia Laser, tia hồng ngoại, sonar để hướng dẫn đường đi và xác định mục tiêu.
3). Thành tích của phi cơ F-15 C
Những chiến thắng của phi cơ F-15 được xác nhận. Những chiếc F-15 A của Do Thái đã bắn hạ những phi cơ của Syria trong cuộc tranh chấp biên giới giữa Do Thái và Li Băng. F-15 C đã bắn hạ: 23 chiếc MiG-21 (Fishbeds), 12 chiếc MiG-25 (Foxbats), 17 MiG-23
Trong Chiến tranh Vùng Vịnh với Iraq năm 1991, những F-15 C của HK đã được xác nhận 34 chiến thắng, chủ yếu là dùng hoả tiển để hạ phản lực cơ của Iraq. Liệt kê như sau: 5 chiếc MiG-29 (Fulcrums), 2 chiếc MiG-25 (Foxbats), 8 MiG-23 (Floggers), 2 MiG-21 (Fishbeds), 2 SU-25 (Frogfoots), 4 SU-22 (Fitters), 1 SU-7, 6 Mirage F-1, 1 phi cơ vận tải IL-76, 1 Pilatus PC-9 (Huấn luyện), 2 trực thăng Mi-8
Vì thế, đã giành được ưu thế trên bầu trời sau 3 ngày chiến đấu, làm cho phi công Iraq không dám lên nghênh chiến, mà phải bỏ chạy sang Iran.
4). F/A-18 Hornet
Hải Quân HK đang xử dụng phi cơ chiến đấu đa năng thuộc thế hệ 4.5. Nhiệm vụ chính yếu là hộ tống phi cơ ném bom, bảo vệ hạm đội, tiêu diệt lực lượng phòng không của đối phương, ném bom chiến thuật, yểm trợ mặt đất và trinh sát.
Đặc biệt là chỉ có một phụ nữ duy nhất trong Quân đội HK là phi công lái F-18 Hornet, và cũng đặc biệt vì đó là nữ Thiếu tá TQLC Elizabeth Phạm, con của bác sĩ Phạm Văn Minh có một thời gian ngắn làm trưởng ty y tế Côn Sơn. Gia đình định cư ở Seattle, bang Washington.
http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2013/Four_Super_Hornets_soha.vn_1-ecdba.jpg http://cms.kienthuc.net.vn/uploaded/ngochung/2014_06_08/pham_zinc.jpg
Thiếu tá TQLC Elizabeth Phạm
6. Hàng không mẫu hạm
6.1. Hàng không mẫu hạm USS George Washington
Hàng không mẫu hạm USS George Washington có 4 tầng để chứa phi cơ các loại. 4 máy lọc nước 400,000 gallons (1,500,000 lít) nước uống mỗi ngày. Một HKMH được thiết kế để xử dụng 50 năm, mỗi chiếc trị giá 4.5 tỉ USD theo thời giá năm 2007.
Thủy thủ đoàn 6,250 người. Thức ăn ngày 3 bữa gồm 18,000 khẩu phần.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington được trang bị bằng những dàn phóng hỏa tiễn hiện đại nhất HK. Hỏa tiễn đạn đạo hay liên lục địa (Ballistics), hỏa tiễn tinh khôn hay tự dẫn và hỏa tiễn điều khiển.
Hai hệ thống kỹ thuật chiến tranh tối tân nhất là “Hệ thống chiến đấu Aegis” và “Hệ thống xác định vị trí toàn cầu” được đặt trên HKMH và trên các phi cơ, tàu chiến.
Không đoàn trên HKMH gồm 90 phi cơ và trực thăng có khả năng thực hiện 150 phi vụ không kích ngay lập tức và tập kích trên 700 mục tiêu khác nhau trong cùng một ngày.
6.2. Liên đoàn tác chiến hàng không mẫu hạm
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRrsLWuTtFcoxBiljKgWr5dpOxI4xrEba2G1VIK5Coev21kr6cN https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS1Z32Cq39JT-8mSDd6Khs82uCRgnodu5SBvwH3gLJ7Rq3DQ3mo
Một HKMH thường được triển khai với một số tàu chiến khác tạo thành một Liên đoàn tác chiến HKMH. Các tàu hỗ trợ (hộ tống hạm) gồm có từ 3 đến 4 tuần dương hạm và khu trục hạm có trang bị hệ thống tác chiến Aegis, một khu trục hạm nhỏ, 2 tàu ngầm tấn công. Các tàu hỗ trợ nầy có nhiệm vụ bảo vệ HKMH chống lại các mối đe dọa từ trên không, từ dưới biển và trên mặt biển. Ngoài ra, còn có một số tàu vận tải hỗn hợp, hỗ trợ về mặt tiếp vận quân trang, quân dụng và các thứ cần thiết khác.
7. Hệ thống chiến đấu AEGIS
(AEGIS=Automatic Electronic Guided-missile Intercept System)
Là hệ thống trang bị cho HQ/HK, chủ yếu là phối hợp với những kỹ thuật khác để phát hiện, bắn chận, tiêu diệt hỏa tiễn địch trên đường đi đến các mục tiêu của Hoa Kỳ. Tổng cộng có 108 chiến hạm HK đã được trang bị hệ thống Aegis nầy. Hệ thống nầy rất tinh vi, nó có thể phân biệt được đầu đạn thật và giả, đâu là đầu đạn chim mồi…
Cuộc thử nghiệm mới nhất hồi tháng 6 năm 2006 thực hiện trên chiến hạm USS Shiloh rất thành công.
8. Hệ Thống Xác Định Vị Trí Toàn Cầu
Hệ Thống Định Vị Toàn Cầu (Global Positioning System- GPS) là hệ thống dẫn đường đi đến mục tiêu chính xác, dựa trên 24 vệ tinh đặt trên quỹ đạo của trái đất. Là hệ thống xác định vị trí chính xác nhất, sai biệt chỉ có từ 1đến 3 mét.
GPS còn có tên gọi là NAVSTAR, hoạt động trong mọi thời tiết, ở mọi nơi trên trái đất, 24 giờ một ngày.
Hệ thống GPS có 3 phần:
  1. Phần không gian
Bao gồm 24 vệ tinh, 21 hoạt động và 3 phòng hờ. Các vệ tinh nầy di chuyển với vận tốc 7,000 km/giờ, bay 2 vòng quanh trái đất trong 24 giờ. Quỹ đạo là đường bay luôn luôn phải cách mặt đất là 12,000 dặm. Cố định và chính xác.
Vệ tinh hoạt động nhờ năng lượng mặt trời. Một nguồn Pin chứa điện dự phòng khi không có ánh sáng mặt trời như thời gian gọi là ban đêm chẳng hạn.
  1. Phần kiểm soát ở dưới đất
Ở dưới đất có 5 trạm kiểm soát. 4 trạm tự động và một trạm điều khiển. Mục đích là kiểm soát cho vệ tinh đi chính xác, luôn luôn cách mặt đất 12,000 dặm. Khoảng cách nầy rất quan trọng vì nó dùng để tính những khoảng cách liên quan đến toạ độ của mục tiêu.
  1. Phần xử dụng
Phần xử dụng là những máy móc, đồng hồ, nói chung là thiết bị và người biết cách xử dụng những máy móc đó.
Hệ thống GPS rất phức tạp và rất tinh vi. Ví dụ như muốn xác định toạ độ của một mục tiêu cần phá hủy là 1 chiến hạm đang chạy trên đảo Hải Nam, TQ. Đó là tình trạng chiếc tàu đang di chuyển, trên một vị trí của trái đất đang quay, vệ tinh của GPS đang bay 7,000 km/giờ, chiếc phi cơ mang hỏa tiễn để phá tàu, đang bay với tốc độ siêu âm, và hỏa tiễn bay với tốc độ của âm thanh… nói chung, tất cả đều di chuyển.
Tín hiệu gởi lên vệ tinh xin toạ độ, vệ tinh trả lời cho biết toạ độ…và hỏa tiễn diệt chiến hạm được phóng đi và được cập nhật (Update) trên đường đi để đuổi theo cho kịp mục tiêu đang di chuyển. Tất cả đều hoàn tất một cách chính xác trong một tình trạng hỗn độn như thế.
Việc đặt 24 vệ tinh trên quỹ đạo, HK đã phải mất 16 năm mới hoàn thành, nhưng mà mỗi vệ tinh chỉ sống được có 10 năm thôi. Vửa đặt xong vệ tinh sau cùng vào năm 1994, thì vệ tinh đầu tiên năm 1978 đã chết. Phải đặt lại để thay thế.
Trung Quốc còn lâu mới đuổi theo kịp HK trong lãnh vực khoa học kỹ thuật chiến tranh như thế nầy.
9. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSnbwC3iQ6RhDsHsSDclZ4mn-R9UddXc2z1gWPckfVUXE6HPaYc
Thủy Quân Lục Chiến & Navy Seal
Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ (United States Marine Corps) là một quân chủng xử dụng phương tiện vận chuyển của hải quân để tấn công lên bộ từ phía biển.
Bộ Hải Quân HK do một Bộ Trưởng dân sự lãnh đạo, chỉ huy TQLC và HQ. Sĩ quan cao cấp nhất của TQLC chỉ giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng TQLC. Ông không trực tiếp chỉ huy mà TQLC tác chiến dưới quyền của một vị chỉ huy Liên Quân gọi là Tư Lệnh Tác Chiến Thống Nhất.
Vị Tham Mưu Trưởng TQLC có nhiệm vụ: tổ chức, tuyển mộ, huấn luyện, và trang bị mà thôi.Tham Mưu Trưởng hiện thời là Đại tướng James T. Conway.
10. Biệt kích Hải Quân
Lực lượng Biệt Kích HQ (United States Navy SEAL). Chữ SEAL viết tắt của 3 môi trường hoạt động là SEa= biển, Air= trên không, và Land= trên đất liền. Nhưng hoạt động biển là chủ yếu. Ở ngoài biển, tấn công vào đất liền rồi lại rút trở ra biển. SEAL được huấn luyện để thực hiện chiến tranh bí mật. Thường đi từng nhóm nhỏ. SEAL đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Đặc Biệt của HQ, đóng ở Coronado, California.
11. Cấp bậc sĩ quan Hải Quân
Thủy Sư Đô Đốc: (Fleet Admiral) 5 Sao. Không còn xử dụng.
- Đô Đốc (Admiral) : 4 Sao
- Phó Đô Đốc (Vice Admiral): 3 Sao
- Chuẩn Đô Đốc (Rear Admiral Upper Half): 2 Sao
- Chuẩn Đô Đốc Nửa dưới (Rear Admiral Lower Half): 1 Sao
Đại tá: Captain * Trung tá: Commander* Thiếu tá: Lieutenant Commander*
Đại úy: Lieutenant* Trung úy: Lieutenant Junior Grade* Thiếu uý: Ensign.
** Cấp bậc tiếng Anh của Hải Quân khác với tiếng Anh của Không Quân và TQLC.
12. Quan điểm của Hoa Kỳ về Biển Đông
4 nội dung căn bản.
1. Mỹ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông, đặc biệt là an ninh hàng hải, chủ yếu là từ eo biển Malacca nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
2. Mỹ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp chủ quyền, nhưng ủng hộ giải quyết bằng đàm phán hòa bình, ngoại giao đa phương, trên căn bản luật pháp quốc tế. Đặc biệt là Mỹ cam kết bảo vệ các quốc gia có hiệp ước với HK, như Philippines, Nam Hàn, Nhật Bản, Úc, New Zealand, và bảo vệ Đài Loan.
Bao nhiêu điều đó cho thấy HK có lý do để không đứng ngoài tranh chấp ở Biển Đông. Và cũng cho thấy, HK có thể đứng ngoài trong trường hợp TC dạy cho CSVN một bài học thứ hai, nếu như CSVN không chính thức lập quan hệ quốc phòng cụ thể với HK.
3. Mỹ tăng cường HQ vì trọng tâm kinh tế toàn cầu di chuyển về khu vực ĐNÁ, vì Mỹ có quyền lợi ở đây, nên điều chỉnh việc tập trung lực lượng quân sự là việc bình thường, không phải nhắm vào Trung Cộng. (Mỹ tuyên bố quan niệm như thế)
4. Trong chuyến công du châu Á, Bộ Trưởng QP/HK Leon Panetta khẳng định cam kết bảo vệ các đồng minh của HK, đồng thời cũng mong muốn hợp tác với Trung Cộng.
13. Hoa Kỳ chủ trương “3 hơn” ở châu Á-Thái Bình Dương
Ngày 7-6-2012, trong cuộc họp báo, tướng Martin Dempsey cho biết, việc chuyển quân đến châu Á-TBD dựa trên nguyên tắc 3 hơn: Quan tâm hơn. Cam kết nhiều hơn. Chất lượng hơn.
Binh sĩ Mỹ sẽ luân phiên nhau, hơn là đóng quân tại căn cứ cố định.
Philippines, Thái Lan và Singapore đã có đóng góp tích cực và muốn chia xẻ trách nhiệm quốc phòng lớn hơn.
Hoa Kỳ khuyến khích khối ASEAN đóng vai trò tích cực hơn.
2015 FEB 4 US PACCOM.300
14. Kết luận
Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, với hai hạm đội 7 và 3, giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương của Tổng Thống Obama.
Lực lượng quân sự của Hoa Kỳ vượt trội hơn hẳn quân sự của Trung Cộng. Hải quân, không quân, hỏa tiễn, vệ tinh, không gian vũ trụ và vũ khí hạt nhân của Mỹ, tất cả đều hơn hẳn Trung Cộng.
Vũ khí của HK được xem là chính xác và có hiệu quả, bởi vì từ khi thử nghiệm, sản xuất, đưa ra thực tế chiến trường, rút kinh nghiệm, đôi khi bằng xương máu, rồi đưa trở lại sản xuất để sửa đổi cho hoàn hảo hơn. Trung Cộng thì trái lại, kỹ thuật do ăn cắp khiến cho hàng nhái không bảo đảm giống hệt hàng thật 100%, nhất là chưa thực sự tham gia chiến trường.Chiến lược “tái cân bằng lực lượng quân sự” của Hoa Kỳ đã tạo một vành đai bao vây chiến lược chuỗi ngọc trai của Bắc Kinh.
Những căn cứ hỏa tiễn của Hoa Kỳ, từ Alaska, Hạm Đội 3 ở Bắc TBD, Nam Hàn, Nhật Bản, Okinawa, Đài Loan, đảo Guam, Honolulu (Hawaii), Philippines, Úc, Thái Lan, đến Singapore, và từ 6 hàng không mẫu hạm nằm trên vành đai bao vây, đều chỉa hỏa lực vào một mục tiêu cố định là Bắc Kinh, cho thấy Trung Cộng chạy trời không khỏi nắng.
Về kinh tế, vòng đai đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ và các đồng minh sắp thành hình để cô lập kinh tế Trung Cộng. Bắc Kinh đang nổ lực quảng cáo, mời gọi các nước tham gia vào “Con Đường Tơ Lụa Thế kỷ 21” của họ, nhưng chưa biết kết quả ra sao. Chỉ biết các nước láng giềng đua nhau mua sắm vũ khí để tự vệ chống lại ý đồ bành trướng bá quyền của Hán tộc.
Chỉ có cái đám thái thú Hán ngụy luôn miệng ca ngợi 16 chữ vàng và 4 tốt mà thôi.
Trúc Giang

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

TRÒ ĐỂU CỦA TÀU CỘNG TRÊN ĐẤT LIỀN LÀTẤN CÔNG BIỂN (BOM NAPAL , BOM HYDRO NHƯ TRẬN XUÂN LỘC LONG KHÁNH) TRÊN BIỂN TÀU CỘNG SẼ LÙA TÀU CÁ TRÁ HÌNH RA ĐỂ ÁP ĐẢO ( DÙNG HỎA CÔNG BOM LÂN TINH CHÁY TRÊN MẶT NƯỚC ĐỐT CHO THÀNH HEO QUAY CẢ LŨ CHƠI ,CHƠI ĐIỆN 4500 KV CHO TƯNG TÔM CẢ HỌ NHÀ TÀU CHƠI )BẢO ĐẢM THẰNG TÀU XÚI LỚP TRẺ RA CHẾT THAY CHO LỚP ĐẢG VIÊN .TROG CHIẾN TRAH VNAM ,CÓ MAG QUÂN SAG VN NHƯNG CHỐI LEO LẺO NAY THÌ HẾT CHỐI QUÁNH NÓ HỘC XÌ DẦU CHƠI.