Pages

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Vài câu chuyện về con số 3 và sự sụp đổ của chế độ độc tài cộng sản tại Việt Nam

Thú thật tôi không phải là người tin dị đoan hoặc mê cờ bạc nhưng đối với tôi con số 3 là số xui tận mạng! Trong công việc hằng ngày cũng vậy, vào sở làm hể ngày nào gặp thân chủ rắc rối và khó chịu hoặc máy móc bị trục trặc thì thường rơi đúng vào thứ 3. Nhiều khi tôi thoáng nghĩ quẫn: mỗi tuần vào ngày thứ 3 thì cáo bịnh xin nghĩ cho khỏi bị xui. Nhưng sợ cứ cáo bịnh nghĩ hoài, ông chủ sẽ cho mình nghĩ việc luôn thì còn chết nửa. Thất nghiệp mà rơi đúng vào thứ 3 thì còn lâu tôi mới xin được việc làm mới. Có lần xe tôi bị hư ở freeway vào giữa trưa, trời nắng chan chan cũng rơi vào ngày thứ 3. Lần khác bị tai nạn xe vào ngày thứ sáu 13. Có lần tôi bị bịnh thập tử nhất sinh cũng vào ngày thứ 3, lúc ấy tôi đúng 33 tuổi.

Ngay cả sự sống và cái chết đối với những người thân yêu nhất của tôi cũng đều có liên hệ đến số 3. Chẳng hạn như Ba tôi mất cách đây 23 năm vào ngày thứ 3, hưởng dương 63 tuổi. Nhạc Mẫu của tôi từ trần vào ngày 23, lúc ấy Bà 73 tuổi. Ông bà mình thường nói: 62 (72 là trường hợp của Nhạc Mẫu tôi) bước qua, 63 bước lại. Câu nói này thật không sai về sự ra đi của Ba ruột và Mẹ vợ tôi. Ban đầu thì tôi nghĩ đây chỉ là một sự trùng hợp, tuy nhiên nhiều chuyện xảy ra có liên quan đến số 3, thét rồi tôi cũng tin và rất ngán con số này.

Tình hình chính trị ở Việt Nam (VN) cách đây 48 năm (48 = 4 + 8 =12 >>1 + 2 = 3) cũng vậy. Một số tướng lãnh bất mãn được người Mỹ bật đèn xanh đứng lên làm đảo chánh lật đổ chính phủ đệ nhất VNCH của tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 1-11-63. 3 con số 1 (1-11) mà cộng lại thì bằng 3 mà lại xảy ra trong năm 63 nửa thì Miền Nam VN lúc ấy lâm nguy là phải rồi. Bằng chứng cụ thể là sau ngày 1-11-63, hết khủng hoảng chính trị này đến khủng hoảng chính trị khác, đảo chánh liên tục và tới tấp. Lúc ấy cộng sản Bắc Việt (CSBV) vẫn còn bám theo chủ thuyết của Mao Trạch Đông: “lấy nông thôn bao vây thành thị”. Lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế thì nông thôn CS còn “lấy” không được vì chính sách “ấp chiến lược” rất ư là hữu hiệu dưới sự lãnh đạo của tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn chính trị là bào đệ Ngô Đình Nhu, chớ đừng nói chi “bao vây thành thị”. Ấy thế mà 12 (1+2=3) năm sau CSBV đã cưỡng chiếm Miền Nam bằng xe tăng và đại pháo.

Vào ngày thứ Sáu 17/12/10, ở Tunisia người thanh niên bán hàng rong tên Mohamed Bouazizi, 26 tuổi đã tuyệt vọng và phẩn uất tự thiêu sau khi bị cảnh sát tịch thu toàn bộ số hàng hóa mà anh chắc chiu gầy dựng lại còn đánh đập anh rất tàn nhẩn. Cây đuốc sống Mohamed Bouazizi (chớ không phải cây đuốc dỏm Lê Văn Tám mà CS dựng lên để tuyên truyền láo khoét) đã dấy lên làn sóng căm phẩn tột độ, sau đó dân chúng Tunisia từ trẻ đến già đã ồ ạt và rầm rộ xuống đường đòi lật đổ chế độ độc tài tàn bạo của tổng thống Zine Al Abidine Ben Ali. Chưa đầy một tháng sau biến cố “cây đuốc sống Mohamed Bouazizi”, tổng tống độc tài Zine Al Abidine Ben Ali phải trốn chạy khỏi đất nước, chấm dứt 23 năm nắm quyền thống trị trong tay. Biến cố ở Tunisia đã tràn sang Ai Cập. Sau 18 ngày biểu tình rầm rầm, rộ rộ, khí thế đấu tranh dâng cao ngất trời xanh, có khi lên đến gần cả triệu người tham dự biểu tình. Dân tộc kiên cường Ai Cập đã giật sập chế độ độc tài quân phiệt Hosni Mubarak sau 30 năm cai trị hết sức tàn bạo và tham nhũng thối nát.

Sự sụp đổ mau chóng của các chế độ độc tài ở Tunisia và Ai Cập đã làm rúng động các chế độ độc tài khác ở vùng Trung Đông và Bắc Phi như: Libya, Yemen, Bahrain, Iran, Jordan. Đại Tá “khùng” Moamar Gaddafi (Libya) làm tổng thống từ năm 1969. Ali Addullah Saleh (Yemen) nắm quyền tổng thống trong suốt 32 năm. Sheikh Khalifa làm vua Bahrain trong suốt 40 năm qua.

Iran bị những giáo chủ hồi giáo cực đoan và cuồng tín cai trị từ năm 79 sau cuộc “cách mạng hồi giáo” do Khomeini lãnh đạo lật đổ vua Shad và thủ tướng Shahpur Bakhtiar. Giáo chủ tối cao của Iran hiện nay là Ayatollah Khamenei nắm quyền từ năm 1989, sau cái chết của Khomeini vào tháng 06/89. Ông ta có tiếng nói quyết định trong mọi vấn đề quan trọng liên quan đến chính trị. Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad thực quyền chỉ lo về kinh tế và xã hội. Hai lãnh vực này ông ta đã hoàn toàn thất bại sau 6 năm cầm (2005-2011) quyền. Mahmoud Ahmadinejad nổi tiếng “xấu” trên chính trường quốc tế vì có đầu óc bài Do Thái và chống Mỹ. Ông ta thường tuyên bố những câu dao to búa lớn, một thứ thùng rỗng kêu to (big talk no action) chớ thực quyền hoàn toàn nằm trong tay giáo chủ tối cao Ayatollah Khamenei.

Ở Jordan, nhà vua Addullah đệ nhị nắm quyền cai trị đất nước theo kiểu cha truyền con nối của giòng họ Hashemates từ năm 1916, ra sức xoa dịu sự phẩn uất của người dân bằng cách bãi nhiệm thủ tướng bất tài và tham nhũng, hứa hẹn nhiều cải tổ chính trị quan trọng. Tuy nhiên hàng ngàn người dân dẫn tiếp tục xuống đường chống lại tệ nạn tham nhũng ở Jordan, khơi màu cho nhiều cuộc biểu tình rộng lớn khác trong những ngày sắp tới.

Trong lúc tôi viết bài này thì được tin những nhà độc tài ở Libya, Yemen, Bahrain, Iran đã ra lệnh cho quân đội nổ súng đàn áp thô bạo những người biểu tình. Đã có cả ngàn người chết ở Libya, 10 người chết ở Bahrain, 2 người chết ở Iran, 1 người chết ở Yemen,.. số người chết chắc chắn sẻ còn gia tăng rất nhiền trong những ngày sắp tới. Riêng Libya, nhà độc tài Gaddafi đã mướn cả “lính đánh thuê” để bắn vào chính người dân của mình, đây là một hành động dã man và là một tội ác. Thay vì lắng nghe nguyện vọng của người dân hoặc ngồi xuống đối thoại với các tổ chức đối lập để tìm một giải pháp tốt nhất cho đất nước thì những nhà độc tài kể trên lại làm ngược lại. Quyết định dùng quân đội để đàn áp thô bạo người dân biểu tình bất bạo động là một quyết định hết sức nguy hiểm, ngu xuẩn và sai lầm của những tên tham quyền cố vị. Khi mà người dân không còn ngán sợ và họ đã kết hợp lại với nhau thành một khối thì càng đàn áp họ sẻ càng quyết tâm và kiên cường hơn trong việc lật đổ bạo quyền. Tình hình trong những ngày sắp tới ở Bắc Phi và Trung Đông sẻ diễn tiến vô cùng phức tạp, khó mà lường trước được những gì sẻ xảy ra. Không khéo thì Bắc Phi và Trung Đông sẻ biến thành một Lỗ Ma Ni thứ hai.

Cũng cần nhắc lại là cách đây 22 năm nhà độc tài CS ở Đông Âu Nicolae Ceausescu đã ra lịnh cho quân đội thẳng tay đàn áp người dân để ông tiếp tục nắm quyền. Quân đội lúc ấy đã không tuân lịnh mà còn quay lưng lại với ông. Kết quả là vợ chồng ông đã bị đem ra xét xử và hành quyết trước đám đông vào ngày 24/12/89, chấm dứt 21 (2 + 1 = 3) năm cai trị tàn bạo của ông và ĐCS Lỗ Ma Ni. Những chế độ độc tài CS, độc tài quân phiệt hoặc hồi giáo cực đoan và cuồng tín như ở Bắc Phi, Trung Đông, Trung Quốc, Miến Điện, Bắc Hàn, Việt Nam, Cu Ba,… nên nhìn thấy cái gương của vợ chồng Nicolae Ceausescu mà xám hối ăn năn trước khi quá muộn.

Ở VN hiện nay, chế độc tài đảng trị CS đã cưỡng chiếm Miền Nam năm thứ 36 (bắt đầu bằng con số 3), cai trị MB 57 (5 + 7 = 12 >> 1 + 2 = 3) năm. Nếu ĐCSVN nhìn về Bắc Phi và Trung Đông để thấy dân chúng ở những nơi ấy đang sôi sục căm thù, rừng rực lửa đấu tranh, đình công bãi thị, ào ạt xuống đường chống độc tài, cuồng tín, dương cao ngọn cờ tự do dân chủ thì nên thức thời đi là vừa nếu không muốn bị đào thải bởi người dân. Ý dân là ý trời, nghịch lòng dân là nghịch lòng trời. Nếu muốn đoái công chuộc tội thì 15 trự chóp bu trong chính trị bộ ĐCS ngay tức khắc dẹp quách cái chủ nghĩa quái thai và cái ĐCS quái ác đi cho rồi. Sau đó trả quyền tự quyết và tự chủ lại cho dân tộc VN bằng cách tổ chức một cuộc bầu cử minh bạch và trong sáng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.

Tôi không phải là một nhà tiên tri, nhưng theo kinh nghiêm “xui xẻo” về con số 3, cũng như những gì đang xảy ra ở Bắc Phi và Trung Đông thì tôi có thể tiên đoán rằng ĐCSVN sẻ sụp đổ vào năm Thìn 2012 nếu cứ tham quyền cố vị, ngồi lì, tiếp tục ‘hy sinh” cho đến hết năm Mão. Tại sao tôi tiên đoán như thế? Lý do: năm 2012 (12 = 1 + 2 = 3), CS cưỡng chiếm MN 37 năm (37 = 3 + 7 = 10 – bù chóc). Cái gì mà có số 3, 10 (bù) còn kèm theo định hướng của đại hội xì (XI) nửa thì xui bỏ bố! Vừa “bù” mà còn “xì” nửa thì chết là cái chắc! Nói theo kiểu dân miệt vườn Miền Nam thì: ĐCS sẻ banh chành té bứa, mụ Nội cũng đội chuối khô vào năm 2012. Lúc ấy các quan lớn có chạy đàng trời cũng không khỏi tay người dân. Các quan lớn mà tính đường “hạ cánh an toàn” ở những ngôi biệt thự sang trọng, kính cổng cao tường ở Úc Châu, Mỹ Châu, Âu Châu, …cũng không còn kịp nửa vì tài sản và tiền bạc ký thác ở các ngân hàng ngoại quốc đều sẽ bị phong tỏa theo yêu cầu của chính quyền tự do dân chủ VN lúc ấy. Chẳng những thế các quan lớn còn bị dẫn độ về VN để chịu tội trước nhân dân. Nhà độc tài Hosni Mubarak sau khi bị lật đổ, toàn bộ tài sản của ông ta ở ngoại quốc, nghe đâu đến mấy chục tỷ Mỹ kim bị phong tỏa hoàn toàn. Đây là một bài học và là một cảnh cáo nghiêm khắc đối với các quan lớn ở VN, vốn có sở trường tham nhũng thối nát, bòn rút của công, làm giàu trên xương máu và mồ hôi nước mắt của người dân trong suốt mấy chục năm qua. Của không phải của mình, mà cứ tham lam thâu tóm thì nuốt cũng không trôi đâu, có ngày cũng ọi ra thôi các quan lớn ạ!

Một vài sự kiện báo hiệu sự suy sụp của ngụy quyền CSVN trong năm Mão đó là: Ngân hàng nhà nước hôm 11/02/11 đã phá giá tiền đồng VN đến 9.3%, lần thứ tư từ tháng 11/09 đến nay. Lạm pháp hai tháng cuối năm 2010 lên đến gần 12%. Tiền lời khi vay mượn từ ngân hàng trung bình vào khoảng 12%, gần gấp đôi các ngân hàng ở Úc. Lạm pháp, lãi xuất ngân hàng cao, tiền đồng bị mất giá sẻ tạo rất nhiều áp lực, khó khăn và gánh nặng cho người dân trong thời gian tới đây, có thể đưa đến khủng khoảng kinh tế tài chánh và bất ổn xã hội.

Một tin khác, chẳng vui gì cho nhà cầm quyền CSVN vào đầu năm Tân Mão đó là: Tàu chở khách du ngoạn vịnh Hạ Long bị chìm hôm 17/02/11, khiến cho 12 du khách chết, trong đó có đến 10 người ngoại quốc và hai người VN. Một trong hai người VN có quốc tịch Úc. Đây có thể chỉ là một tai nạn chìm tàu, nhưng cũng nói lên được sự tắc trách, thiếu an toàn, quản trị yếu kém và phản ứng cấp cứu chậm chạm (vì thế mới có nhiều người chết như thế) của ngành du lịch đường thủy Việt Nam.

Theo tôi thì ở VN hiện nay chỉ cần vài chục ngàn (không cần phải vài trăm ngàn hoặc vài triệu) người xuống đường biểu tình phản kháng ở Sài Gòn và Hà Nội thôi là chế độ CS sẻ rúng động ngay. Lúc ấy tất cả mọi phương diện giao thông vào Sài Gòn lập tức bị ngưng động. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Kỹ nghệ du lịch thu về cho chế độ CS hàng tỷ Mỹ Kim hàng năm hoàn toàn bị sụp đổ vì có du khách nào muốn đi tham quan một đất nước đang có nhiều biến động và bất ổn chính trị. Các nhà đầu tư nước ngoài sẻ di tản đi hết. Vì thế công nhân làm ở các hảng xưởng do các nhà đầu tư nước ngoài làm chủ bị thất nghiệp, ăn không ngồi rồi, đưa đến bất mãn sẽ đứng lên biểu tình khắp mọi nơi đòi công ăn việc làm, cải thiện đời sống và chấm dứt chế độ độc tài đảng trị. Lúc ấy phản ứng như chúng ta thường thấy ở các chế độ độc tài CS là tung lực lượng công an (CA) ra trấn áp. Tuy nhiên lực lượng CA chưa hẳn là ai cũng trung thành và cương quyết bảo vệ chế độ độc tài. Lực lượng CA lúc đó chỉ còn hai cách: một là bỏ chạy, hai là hoà mình vào với đoàn biểu tình. Khi lực lượng CA tan rả, thì cách duy nhất còn lại là ĐCS sẽ ra lịnh cho quân đội đàn áp. Tuy nhiên bây giờ là thế kỷ 21, thế kỷ của internet, email, Twitter, Facebook, youtube,.… chớ đâu phải thời kỳ bưng bít thông tin như những năm của thập niên 50, 60. Và trong đoàn quân ấy làm gì không có thân nhân, bạn bè,… trong đoàn biểu tình. Chẳng lẽ bộ đội CS vô tâm và cuồng tín đến mức độ cầm súng giết hại những người thân yêu của mình? Hơn thế nửa quân đội CS ngày nay chỉ biết lo làm giàu, đâu còn lý tưởng để chống ngoại xăm và bảo vệ chế độ CS ruỗng nát. Khi ấy quân đội chỉ cần tuyên bố: quân đội sẽ không bắn hoặc đàn áp người dân biểu tình bất bạo động. ĐCS đã đem cái chiêu bài “ổn định” ra để dùng CA và bộ đội đàn áp người dân trong suốt mấy chục năm qua coi như hoàn toàn thất bại. Lúc đó các quan lớn trong bộ chính trị chỉ còn có một con đường duy nhất, nhưng cũng chẳng an toàn đó là: bôn tẩu mà thôi.

Ở VN mỗi lần nhắc đến năm Thìn cách đây 47 năm về trước, người ta thường nói kèm theo hai chử: bão lụt, năm Thìn bão lụt. Ngụ ý muốn nhắc đến nạn lụt kinh hoàng xảy ra cho miền Trung VN hồi năm 1964. Năm Thìn của năm 2012 (2012 – 1964 = 48 >> 48 = 4 + 8 =12 >> 1 + 2 = 3) sẻ là năm của: Bão Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền. Đúng! Nơi nào áp bức nơi đó có đấu tranh. Nơi nào có độc tài đảng trị thì nơi đó có biểu tình đòi tự do dân chủ. Sau mấy mươi năm trời bị cai trị bởi một chế độ độc tài tàn bạo, tức nước vỡ bờ, dân tộc Việt Nam kiêu hùng sẻ không cúi đầu khuất phục, cam chịu thân phận nhục nhã, ương hèn trước bạo quyền CS nửa mà sẽ đồng loạt đứng lên đòi lại quyền làm người, đòi lại sự tự do dân chủ và nhân quyền cho toàn thể dân tộc Việt Nam.

Tin mới nhất ở Libya: Tin mới nhất mà tôi nhận được (@ 6:20pm, 24/02/11) theo ước tính có khoảng 2000 người chết trong 10 ngày biến động. Chế độ độc tài Gaddafi đã mất quyền kiểm soát các thành phố lớn như: Benghazi, Darnah, Bani Walid. Thủ đô Tripoli đắm chìm trong khói lửa, phe biểu tình đã kiểm soát phần lớn thủ đô. Có ít nhất là 2 tướng lãnh đã ngã về phía những người biểu tình. Bộ trưởng tư pháp & nội vụ từ chức. Hai phi công chiến đấu cơ đã đào tị sang Malta. Hai phi công chiến đấu cơ khác đã bất tuân thượng lệnh từ chối ném bom vào các giếng dầu phía tây nam thành phố Benghazi và sau đó đã nhảy dù ra khỏi phi cơ. Một số đơn vị hải quân cũng đã đứng về phía phe biểu tình. Đại sứ Libya ở Mỹ từ chức và lên án gay gắt sự đàn áp dã man của nhà độc tài Gaddafi. Đại sứ Libya ở Trung Cộng, Nam Dương, Bangladesh,… đã từ nhiệm để phản đối cuộc tàn sát do Gaddafi ra lệnh. Phó đại sứ của Libya tại liên hiệp quốc từ nhiệm, ông kêu gọi tổng thống Gaddafi từ chức và thế giới can thiệp để ngăn cản một cuộc tắm máu. Mỹ và liên hiệp Âu châu ra thông báo trừng phạt Libya. Các nước Peru, Botswana cắt đứt quan hệ ngoại giao với Libya để phản đối. Liên Hiệp Quốc cũng đã ra thông cáo lên án hành động tàn ác của nhà độc tài Gaddafi. Sự sụp đổ của chế độ độc tài Gaddafi ở Libya sau 41 năm cai trị tàn bạo tính từng giờ. Chừng nào mới đến ngụy quyền CS tại Việt Nam đây? Câu trả lời: chậm nhất là năm Thìn 2012.

Melbourne, 24/02/2011
Hồ Nguyễn

Không có nhận xét nào: