Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011
Ân xá quốc tế: “Chúng ta đang chứng kiến sự phục hưng của nhân quyền“
Kim Dung (danlambao) chuyển ngữ - Đầu tiên là Tunesie, giờ đến Ai cập: Cả lục địa châu phi đang bắt đầu vùng lên chống lại các nhà cầm quyền chuyên chế. Báo Spiegel phỏng vấn ông Salil Shetty, tổng thư ký tổ chức phi chính phủ Ân xá quốc tế (Amnesty International), về tình trạng sống dậy của phong trào đòi hỏi nhân quyền tại các xứ có nền chính trị chuyên chế…
Spiegel : Thưa ông Shetty, ông đánh giá tình hình ở Ai cập sẽ thế nào trên cương vị tổng thư ký Ân xá quốc tế ?
Shetty: Đất nước này có mỗi một vấn đề từ chục năm nay: chính phủ không cho dân sự tự do kinh tế và chính trị. Và điều này nhất định phải có hệ luận vào một thời điểm nào đó. Những người trẻ đã nói lên tiếng nói của mình, dẫu phải chịu hiểm nguy, thì không ai cản nổi. Thiết quân luật và giới nghiêm cũng chẳng mang lại gì, dù có điều quân đội trên đường phố hay cắt mạng internet, cũng chẳng cứu đưọc. Như một quả bom hẹn giờ, Ai cập giờ đây phải nổ đùng.
Spiegel : Lý do gì đúng thời điểm hiện nay?
Shetty: Điều này do 4 sự việc: Thứ nhất dấu hiệu từ Tunesien đã được truyền đến Ai cập, một nước chiến lược quan trọng. Thứ hai tổng thống Mubarak đã ngại dân, từ cả tháng nay công luận không thấy Mubarak xuất hiện. Thứ ba tuy là nhìn chung Ai cập tạm có vẻ ổn, nhưng sự thịnh vượng của xã hội không được phân chia đồng đều. Đa số dân sống trong nghèo khó. Và thứ tư Chế độ Husni Mubarak mất đi dựa lung quốc tế.
Spiegel : Điều gì có trong „Sách đen Mubarak”?
Shetty: Cả một danh sách dài. Người ta lấy hiến chương nhân quyền ra, và có thể điều nào cũng vi phạm. Tự do tư tưởng, tra tấn, người mất tích… Điều khác biệt cơ bản so với trước đây là từ nay một chính quyền phải tính đến việc bị truy tố trách nhiệm.
Spiegel : Theo ông tương lai Ai cập ra sao?
Shetty: về lâu dài, và khi nói thế tôi không biết là bao lâu, cả hệ thống chính trị cần phải được thay đổi tận gốc. Một hiến pháp dân chủ phải được thành hình.
Spiegel : Điều này là do từ lạc quan hay là tin tưởng thật sự?
Shetty: Tôi tin thật sự là , nếu chỉ sửa đổi thẩm mỹ sẽ chẳng mang lại được gì. Đề nghị thay đổi nội các của Mubarak đúng là một chuyện khôi hài. Dân chúng cũng đã phản ứng rồi đấy.
Spiegel : Chúng ta đang chứng kiến sự hồi sinh của nhân quyền?
Shetty: Ỏ vài bộ phận của thế giới Ả rập thì đúng thế, nhưng ngay chính tại âu châu, đáng tiếc là ngược lại.
Spiegel : Ông đang nhắm vào Ungarn với luật Báo chí rất hạn chế tự do?
Shetty: Ja, nhưng thật ra không chỉ vậy. Nếu nhìn qua trong cái gọi là chiến tranh chống khủng bố bao nhiêu quyền dân sự bị vi phạm tại âu châu, tôi không mấy tin tưởng. Ở nhiều nước làn sóng kỳ thị người nước ngoài và kỳ thị đạo hồi dấy lên. Pháp đuổi người Roma, Thụy sỹ cấm xây đền hồi giáo. Âu châu đang thoái trào.
Spiegel : Trên diễn đàn kinh tế Davos người ta háo hức việc Trung hoa tiến nhanh về kinh tế nhưng chẳng đả động gì đến nhân quyền tại nước này, có làm ông thất vọng?
Shetty: Đây mới chính là lý do tại sao các nước đang lên tức giận, một khi âu châu dạy đời đạo đức về nhân quyền. Chẳng thấy Mỹ chê trách Saudi-Arabien. Nhưng tại Trung hoa thật ra có chuyển biến nhiều hơn người ta thấy đấy.
Spiegel : Điều này là thế nào?
Shetty: Lúc nhà hoạt động nhân quyền Lưu hiểu Ba năm ngoái được giải Nobel hoà bình, chính quyền Bắc kinh phải lúng túng “tự bào chữa” và thảo luận về nhân quyền. Trước đây 5 năm thôi chính quyền Bắc kinh đã phớt lờ không thèm đếm xỉa. Điều này bây giờ không được nữa rồi.
Spiegel: Sức ép phải nới rộng nhân quyền ở Trung quốc có thể nhỏ hơn bắc phi, vì kinh tế đang tăng nhanh…
Shetty: Cũng có ít nhiều là như thế. Nhiều người Trung hoa hưởng lợi từ phát triển kinh tế. Nhưng bất bình đẳng xã hội tăng nhanh. Khi nhu cầu căn bản được đáp ứng, con người ta mới bắt đầu nhìn ra thật sự là quá bất công. Và như thế sức ép tăng trong các đề tài nhân quyền. Việc này vẫn có thể diễn tiến khác chứ. Như ở xứ sở của tôi, Ân độ hay như tại Ba tây dân chủ đang nở rộ đó mà.
Spiegel: Câu hỏi cho tương lai có thể là: Mô hình trung quốc “nhiều tư bản nhà nước ít nhân quyền” chẳng phải là mô hình phát triển hiệu quả nhất sao?
Shetty: Không, tôi không tin thế. Thời kỳ chiến tranh lạnh các nước cộng sản thường định nghĩa nhân quyền thông qua quyền lợi kinh tế, và các nước phương tây quan niệm nhân quyền thông qua quyền tham gia chính trị. Cả hai đều phi lý. Nhân quyền luôn luôn là cả hai kết hợp. Một khi người ta hạn chế một trong hai quyền tự do, chỉ ổn được một giai đoạn ngắn nào đó, lâu dài không bao giờ.
Sven Böll thực hiện tại Davos
Kim Dung chuyển ngữ
Danlambao
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét