Đức Lợi
Theo: bee.net
(TTHN) – Thật tình, báo chí VN lúc này xem cựu bí thư ĐCS không ra kí lô nào cả. Tại sao không có bài viết về nghề chăn heo, nuôi ngựa, nuôi chó đua, vặt lông gà, giết và mỗ gà mà phải là nghề “hoạn lợn” mới được.
Đoạn cuối còn viết là sợ rằng nghề này thất truyền, ý nói là có thợ giỏi bị bắt đi làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản hết nên nghề bị thất truyền…
Thiệt tình, hết nói nỗi….
Vậy chứ số pageview bài này chắc lớn lắm, độc giả chắc ráng đọc từng chữ xem thần tượng của mình có được đề cập tới hay không….Một xảo thuật câu pageview không tệ lắm.
TTHN bắt chước rồi tôi sẽ báo pageview của trang này.
Châu Xuân Nguyễn
Đệ nhất làng hoạn lợn
19/09/2011 06:57:38
- “Hoạn lợn éc đê, ai hoạn lợn éc nào” tiếng rao đó của thợ hoạn lợn thôn Công Đình (Gia Lâm, Hà Nội) đã có hàng trăm năm nay.
Nhờ nghề này mà kinh tế của các gia đình trong thôn trở nên khá giả. Một trong những quy định nghiêm khắc nhất được ông thủy tổ của làng nghề hoạn lợn đặt ra là không được truyền nghề ra bên ngoài, nếu người nào phạm phải quy định này sẽ bị “phường hội hoạn lợn” chặt đứt ngón tay trỏ…
Nghề đã có hàng trăm năm
Theo tương truyền thì ông Tổ của làng nghề hoạn lợn có từ thời nhà Mạc, gốc tích ở Hải Dương. Bị vua quan truy sát, ông phải đi mai danh ẩn tích ở thôn Công Đình, đổi tên họ là Thạch Thọ và truyền nghề hoạn lợn cho dân làng.
Nghề đã có hàng trăm năm
Theo tương truyền thì ông Tổ của làng nghề hoạn lợn có từ thời nhà Mạc, gốc tích ở Hải Dương. Bị vua quan truy sát, ông phải đi mai danh ẩn tích ở thôn Công Đình, đổi tên họ là Thạch Thọ và truyền nghề hoạn lợn cho dân làng.
Ông Thạch Thọ Kháng (68 tuổi) phó trưởng gia tộc Thạch Thọ cho biết: “Ông Tổ của làng nghề là Thạch Thọ, nhờ cụ truyền nghề mà làng chúng tôi nức tiếng gần xa có nhiều người thợ khéo tay, hoạn lợn giỏi. Nghề hoạn lợn đã cải thiện đời sống kinh tế của các gia đình trong thôn”. Ông Kháng tự hào bảo rằng, nghề hoạn lợn có lẽ là nghề “độc nhất vô nhị” mà chỉ có Công Đình mới có. Trải qua hàng trăm năm, với cả chục đời làm nghề hoạn lợn.
Ông Kháng bên cuốn gia phả của ông Tổ để lại. |
Hoạn lợn xây được nhà
Ông Kháng bảo: “Nghề hoạn lợn phát triển rực rỡ nhất vào những 1950 của thế kỷ trước. Tôi làm nghề cũng được hàng chục năm nay, nhờ nghề này mà cuộc sống người dân quê tôi đã được thay đổi”. Những năm 1970 ông Kháng là một anh giáo làng, một buổi dạy học trên lớp, một buổi ông tranh thủ đi hoạn lợn.
Với kinh nghiệm hơn 40 năm hành nghề hoạn lợn, ông Ngữ cho hay: “Nghề hoạn lợn quan trọng nhất là kinh nghiệm. Khi thiến lợn phải còn đói, khi khâu phải khâu hai lớp, một lớp bên trong và một lớp bên ngoài, để khi lợn ăn no sẽ không bị lồng ruột vào vết thương. Khi thấy lợn bị sốt, ốm thì nhất định không được hoạn”. |
Ông Kháng cho hay, lợn đực thiến là 5đ/con, lợn sề là 10đ/con. Một ngày làm có thể mua được cả tạ gạo cho gia đình ăn (lúc đó 40đ/tạ gạo). Thấy việc thiến lợn vừa đơn giản, vừa dễ kiếm tiền nên thời đó nhà nhà, người người ở Công Đình làm nghề hoạn lợn.
Nhiều người trong làng Công Đình nhờ vào nghề mà xây cất được nhà cửa, mua được trâu bò nuôi làm vốn. Ông Kháng bảo, ngày xưa gia đình ông nghèo lắm, ở ngôi nhà tranh, nền đất lại thấp, trời chưa mưa xuống đã ngập cả nhà, đi lại trong nhà lầy lội. Sau vài năm ông đi hoạn lợn, tích góp được số tiền kha khá, xây được căn nhà mái bằng.
Từng có người suýt bị chặt tay
Ông Kháng cho biết: “Một trong những quy định nghiêm ngặt nhất của làng nghề là không được tiết lộ nghề ra bên ngoài. Nghề này chỉ dạy cho con trai trong làng. Nếu ai dạy cho người khác làng, sẽ bị “phường hội hoạn lợn” chặt ngón tay trỏ (dùng để lấy trứng lợn đực và lấy hoa lợn cái khi hoạn).
Nhiều người trong làng Công Đình nhờ vào nghề mà xây cất được nhà cửa, mua được trâu bò nuôi làm vốn. Ông Kháng bảo, ngày xưa gia đình ông nghèo lắm, ở ngôi nhà tranh, nền đất lại thấp, trời chưa mưa xuống đã ngập cả nhà, đi lại trong nhà lầy lội. Sau vài năm ông đi hoạn lợn, tích góp được số tiền kha khá, xây được căn nhà mái bằng.
Từng có người suýt bị chặt tay
Ông Kháng cho biết: “Một trong những quy định nghiêm ngặt nhất của làng nghề là không được tiết lộ nghề ra bên ngoài. Nghề này chỉ dạy cho con trai trong làng. Nếu ai dạy cho người khác làng, sẽ bị “phường hội hoạn lợn” chặt ngón tay trỏ (dùng để lấy trứng lợn đực và lấy hoa lợn cái khi hoạn).
Con dao hoạn lợn đã gắn bó với ông Ngữ hơn 40 năm. |
Người cuối cùng còn hành nghề
Nghề hoạn lợn, niềm tự hào một thời của làng giờ chỉ là dĩ vãng. Ông Nguyễn Văn Ngữ có thâm niên hơn 40 năm, hiện là thế hệ cuối cùng của làng Công Đình hành nghề. Ông Ngữ bảo: Gia đình tôi có ít nhất 3 đời đi làm nghề hoạn lợn, ngày nhỏ tôi đi bộ đội về, theo chú đi khắp nơi để hoạn lợn, được chú truyền cho những “bí kíp” nghề, thời gian sau là có thể tự đi kiếm sống.
“Những năm trước đây nghề hoạn lợn thực sự đã mang lại sự khởi sắc cho dân làng Công Đình. Có hàng trăm người đi hành nghề ở khắp nơi, chủ yếu là ở miền Bắc. Giờ đây người dân nhập nhiều giống lợn ngoại, lợn ít khi phải hoạn nên giờ ít người làm nghề. Người dân Công Đình giờ chuyển sang nhiều nghề khác như buôn bán hàng hóa, làm hàng mã, làm gỗ ép…”. Ông Nguyễn Trọng Tỉnh (phó chủ tịch UBND xã Đình Xuyên) |
Ông Ngữ than phiền: “Trước đây người dân nuôi giống lợn cỏ Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Móng Cái (Quảng Ninh). Những giống này chỉ dăm bảy cân là đã động đực, bộ phận sinh dục lợn to phải thiến để nuôi cho mau lớn. Giờ thì người ta đưa giống lợn cái trắng, lợn cao sản về nuôi, chưa kịp động đực thì đã xuất chuồng rồi. Vì thế mà dân làng tôi dần ít việc, thu nhập dần giảm đi, nhiều người đã chuyển sang nghề khác. Trong làng còn vài người làm nghề như tôi”.
Những năm thịnh vượng nhất của nghề, người làng Công Đình tấp nập, tay gậy, tay túi xách ra cầu Đuống bắt xe ô tô đi khắp nơi đi hoạn lợn. Để tránh sự chồng chéo khi đi hành nghề, người Công Đình đã có sự trao đổi về địa bàn hoạt động. Ông Ngữ có hơn 20 năm hành nghề hoạn lợn trên đất Thái Nguyên, ông đi xe đạp tòng tọc, đạp đi khắp các huyện trên đó để hoạn lợn dạo, vừa đi vừa rao: “Ai hoạn lợn đê?”.
Nguy cơ thất truyền
Ông Ngữ vẫn còn nhớ cách đây hơn 20 năm về trước, trong một lần hoạn lợn cho một gia đình người Tày (Đại Từ, Thái Nguyên). Chú lợn ấy khoảng 15kg, do lợn ăn no nên vừa thiến xong được một lúc thì đã lăn quay ra chết. Chủ nhà không bắt đền ông mà họ cho rằng con lợn bị ma hành, còn làm thịt hai con gà trống, làm lễ cũng bái giải hạn. Lễ bái xong gia chủ còn mời ông ở lại uống rượu cùng gia đình.
Giờ ở quanh vùng, ai cũng biết tới ông Ngữ hoạn lợn, ông không phải đi rao nữa. Gia đình nào có nhu cầu cần hoạn lợn chỉ cần gọi điện là ông đến ngay. Ông Ngữ bảo, giờ người ta thuê ông hoạn chủ yếu lợn bị ung trứng, lợn dái trong, nếu không hoạn thì khi làm thịt ra mùi hoi, không ăn được. Mỗi con như thế ông cũng lấy thù lao khoảng 100.000đ/con.
“Cái nghề này giờ mai một dần. Con cái tôi giờ không ai theo nghề. Bọn nó đều sắm ô tô tải, đi lấy hàng bên Trung Quốc từ vải vóc, quần áo, sách vở để buôn bán lấy lãi. Mỗi ngày cũng được tiền triệu, nên bọn chúng không quan tâm đến nghề này nữa, dần cũng thất truyền mất”, ông Ngữ than phiền.
Đức Lợi
Những năm thịnh vượng nhất của nghề, người làng Công Đình tấp nập, tay gậy, tay túi xách ra cầu Đuống bắt xe ô tô đi khắp nơi đi hoạn lợn. Để tránh sự chồng chéo khi đi hành nghề, người Công Đình đã có sự trao đổi về địa bàn hoạt động. Ông Ngữ có hơn 20 năm hành nghề hoạn lợn trên đất Thái Nguyên, ông đi xe đạp tòng tọc, đạp đi khắp các huyện trên đó để hoạn lợn dạo, vừa đi vừa rao: “Ai hoạn lợn đê?”.
Nguy cơ thất truyền
Ông Ngữ vẫn còn nhớ cách đây hơn 20 năm về trước, trong một lần hoạn lợn cho một gia đình người Tày (Đại Từ, Thái Nguyên). Chú lợn ấy khoảng 15kg, do lợn ăn no nên vừa thiến xong được một lúc thì đã lăn quay ra chết. Chủ nhà không bắt đền ông mà họ cho rằng con lợn bị ma hành, còn làm thịt hai con gà trống, làm lễ cũng bái giải hạn. Lễ bái xong gia chủ còn mời ông ở lại uống rượu cùng gia đình.
Giờ ở quanh vùng, ai cũng biết tới ông Ngữ hoạn lợn, ông không phải đi rao nữa. Gia đình nào có nhu cầu cần hoạn lợn chỉ cần gọi điện là ông đến ngay. Ông Ngữ bảo, giờ người ta thuê ông hoạn chủ yếu lợn bị ung trứng, lợn dái trong, nếu không hoạn thì khi làm thịt ra mùi hoi, không ăn được. Mỗi con như thế ông cũng lấy thù lao khoảng 100.000đ/con.
“Cái nghề này giờ mai một dần. Con cái tôi giờ không ai theo nghề. Bọn nó đều sắm ô tô tải, đi lấy hàng bên Trung Quốc từ vải vóc, quần áo, sách vở để buôn bán lấy lãi. Mỗi ngày cũng được tiền triệu, nên bọn chúng không quan tâm đến nghề này nữa, dần cũng thất truyền mất”, ông Ngữ than phiền.
Đức Lợi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét