2011-09-27
Tiếc thay, tất cả chỉ vì hèn, vì sợ nên đã để lịch sử đi đến cái quá khứ và hiện tại vô lý không có lẽ như ngày nay!Thưa quý vị, hôm thứ Năm tuần rồi, một trong những thính giả từ trong nước góp ý với Đài ACTD qua chương trình Chia Sẻ Với Thính Giả như sau:
“Tôi là thính giả của Đài ACTD. Tôi muốn Đài nói nhiều về việc CS nói một đàng làm một nẻo. Vì nhận thức của nhiều người dân VN người ta không hiểu hết hay dễ quên lắm trong khi thông tin trong nước bưng bít, cho nên Đài cần nói nhiều về những chuyện như cải cách ruộng đất, cướp đất, cải tạo tư bản tư doanh, vụ nhân văn giai phẩm... Phải nói nhiều về những vấn đề ấy thì người dân mới nhận thức, mới hiểu được sự thật.”
Sai lầm chết người
Qua “Phấn đấu ký số 70”, blogger Tô Hải có lưu ý rằng “Nếu cách đây gần 60 năm, có một tờ báo nói lên cái sai lầm chết người Cải Cách Ruộng Đất nhập về từ nước Tầu Mao, nếu có hàng vạn trí thức, văn nghệ sỹ, nhân sỹ đứng lên bảo vệ cho những Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, thì lịch sử nước ta đã đi theo một con đường khác. Tiếc thay, tất cả chỉ vì HÈN, vì SỢ nên đã để lịch sử đi đến cái quá khứ và hiện tại vô lý không có lẽ như ngày nay!”Những điều người dân đầu tiên tin tưởng là đảng mang lại độc lập và tự do cho dân. Nhưng càng ngày người ta càng thấy điều đó không có thật.Qua bài tưạ đề “Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Saigòn một thuở” được nhiều mạng nhật ký phổ biến, tác giả Nguyễn Ngọc Già cũng hồi tưởng rằng “Mãi cho đến sau này tôi mới biết về khái niệm "đấu tố" mà người CSVN đã sử dụng trong "cải cách ruộng đất", "nhân văn giai phẩm" họ áp dụng ở miền Bắc ngày xưa!!! Bất kỳ ai (cũng được) chỉ cần nhân danh giữ vững "lập trường cách mạng", phát hiện "bọn phản động" là họ có thể đứng trên và thay thế tất cả mọi giá trị nhân văn để hành xử nhằm trả thù bất cứ ai mà họ ghét”.
Blogger Bùi Tín
Đề cập tới những biến cố lịch sử đầy oan khuất và phẫn nộ đó, blogger Bùi Tín nhận xét tổng quát:
“Những chuyện về lịch sử có thể nói chuyện lớn nhất là người dân VN bị đảng CS tiếm quyền để lãnh đạo trong một thời gian dài. Những điều người dân đầu tiên tin tưởng là đảng mang lại độc lập và tự do cho dân. Nhưng càng ngày người ta càng thấy điều đó không có thật. Đảng CS chỉ giương ngọn cờ độc lập để huy động lòng yêu nước của nhân dân, nhưng mục đích tối thượng mà họ không nói ra là chuyển đổi chế độ ở VN sang chế độ theo ý muốn của Đệ Tam Quốc Tế CS. Và cả bi kịch đó kéo dài từ năm 1930 là đảng CS rồi qua 1945 là Cách mạng tháng Tám cho tới tận bây giờ vẫn chưa có gì gọi là chuyển đổi cả. Đấy là bi kịch lớn nhất trong lịch sử dân tộc trong thời hiện đại.”
Trong mấy ngày nay, nhiều mạng nhật ký cũng phổ biến bài tưạ đề “Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An 1956”, qua đó, tác giả Cẩm Ninh có nhận xét tổng quát:
“Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là 1 cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị. Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. 1 số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN…”
Theo tác giả Cẩm Ninh, thì giới lãnh đạo CSVN đã bắt đầu cuộc cải tạo nông nghiệp tại Miền Bắc từ khi thực dân Pháp vẫn còn xâm chiếm nước ta.
Uy tín của Đảng bị suy sụp, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ. Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau.Rồi chính chiến dịch cải cách ruộng đất vào những năm 1953-1956, thì “CSVN đã bắt chước y hệt chính sách cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, nên đã cho các cán bộ học tập kinh nghiệm nguyên văn cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch Ðông”. Và cuộc cải cách cùng đấu tố ấy đã gây nên cảnh đẫm máu kinh hoàng ở nông thôn miền Bắc lúc bấy giờ, tác hại nghiêm trọng đến sự đoàn kết dân tộc và nhiều thế hệ sau đó, như một nhân vật chủ chốt trong đảng CS, ông Tố Hữu, từng mô tả giai đoạn có thể nói thẳng là dã man này:
Blogger Phạm Viết Đào
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
Vô phương cứu chữa
Blogger Bùi Tín nhận lưu ý rằng nếu muốn biết rõ về bi kịch lịch sử đó thì chúng ta chỉ cần đọc bài viết ngắn của Giáo sư Triết học nổi tiếng của nước Pháp là ông Jean Paul Revel, người từng theo đảng CS nhưng sau đó khi sang Moscow thì bị vỡ mộng. Bài này tưạ đề tạm dịch là Hồ Chí Minh: Sự thoán đoạt lòng yêu nước (hay sự lợi dụng lòng yêu nước), qua đó, tác giả tóm tắt thủ thuật của ông Hồ Chí Minh là huy động lòng yêu nước của nhân dân rồi tước đoạt lòng yêu nước ấy để phục vụ cho quốc tế CS. Theo blogger Bùi Tín thì thảm cảnh đẫm máu cải cách ruộng đất “vô phương cứu chữa”:“Nếu cần nói gì thêm thì tôi cũng nói là trong bi kịch lớn của lịch sử đó, có bi kịch cải cách ruộng đất. Rõ ràng là ông Hồ hồi năm 1950 sang Nga gặp Stalin. Stalin chỉ thúc ông Hồ một điểm thôi, là hãy về làm cuộc cải cách ruộng đất đi, vì tại sao ông Hồ nắm quyền lâu đến thế mà vẫn chưa cải cách ruộng đất. Khi về VN để thực hiện, ông Hồ lại đi qua Bắc Kinh yêu cầu Mao Trạch Đông cử chuyên gia sang để giúp cho mọi mặt, trong đó có cải cách ruộng đất. Kết quả là một loạt đoàn chuyên gia sang VN từ những năm 1952-53 để chuẩn bị thực hiện cải cách ruộng đất.Và VN cải cách ruộng đất theo kiểu TQ. Ở VN lúc đó địa chủ vào đảng CS không ít. Tất cả những người gọi là hơi có tiền của, ruộng đất một chút, tức từ trung nông đến phú nông đều là địa chủ hết. Mà đã là địa chủ thì đều là phản động. Mà đã là phản động thì họ bị kết là chui vào đảng để phá đảng.
Do đó có đến 27.000 “địa chủ” bị mất đầu, bị chôn sống, bị bắn chết vì bị vu cáo là thành phần ác ôn. Sau này, theo tài liệu của chính đảng CS thì cái oan sai lên đến hơn 70% trong số 27.000 nạn nhân vừa nói. Bi kịch đó sau này họ có sửa sai, nhưng làm sao được khi các nạn nhân đã chết rồi. Nhưng bi kịch khổng lồ này không phải chỉ có riêng 27.000 người đó, mà nỗi thống khổ còn liên quan đến vợ, con, cháu, chắt, anh em nữa. Cho nên có thể nói là tổng số bị oan ức lên tới hàng triệu người. Không thể nào sưả chưã được nưã.”
Blogger Phạm Viết Đào mới đây có phổ biến “Một vài thông tin về cuộc nổi dậy năm 1956 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An”, mở đầu rằng:
“Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của Đảng bị suy sụp, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ. Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau.
Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuê. Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức.”
Được biết trong vụ Quỳnh Lưu lúc đó, nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ thành phần ở nhiều xã trong tỉnh đã mở đại hội tố giác những chính sách sai lầm của giới cầm quyền, viện dẫn ngay chính sách sửa sai về cải cách ruộng đất của nhà nước để đòi giải quyết trường hợp thân nhân họ bị giết oan, đòi lại tài sản đã bị cưỡng đoạt, đòi được tự do vào Nam như cam kết trong Hiệp định Genève. Các đại hội nông dân ấy đã bị quân chủ lực và công an đàn áp. Nhưng nông dân, từ 10.000, rồi 30.000, rồi 100.000 người, sẵn sàng “người phiá sau tràn lên thay cho những người ngã gục phiá trước” để đương đầu với thậm chí các sư đoàn 304, 312 do tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy, với khí thế như trong bài hát Quỳnh Lưu của nông dân:
“Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta”
Và họ thề quyết chiến đến giọt máu cuối cùng. Nhưng rồi bạo lực áp đảo của phe cầm quyền đã dập tắt cuộc nổi dậy của người dân Quỳnh Lưu – dù không bao giờ dập tắt được tinh thần yêu nước, dũng cảm, can trường của họ. Blogger Bùi Tín nhận xét về biến cố Quỳnh Lưu:
“Bi kịch Quỳnh Lưu ở Nghệ An có liên quan đến một số đồng bào Công giáo. Nhiều đồng bào, sau khi có thắng lợi Điện Biên Phủ, sau khi Hiệp định Genève được ký kết, thì đã tìm cách vào Nam. Lúc bấy giờ CS huy động quân đội, công an ngăn chận, không cho bà con kéo vào Nam, gây chết chóc nhiều quá sau khi xảy ra cảnh đẫm máu cải cách ruộng đất. Việc người dân chống đối chính quyền là do người ta chết nhiều quá, bị tù nhiều quá sau sự sai lầm cải cách ruộng đất. Tình trạng đàn áp chồng chất như vậy khiến nhân dân đồng loạt nổi dậy.”
Thưa quý vị, có lẽ vụ cải cách ruộng đất, biến cố Quỳnh Lưu khiến người ta không khỏi không nhớ tới vụ Nhân Văn Giai Phẩm, với những tác phẩm bị quy kết phản động, trong đó có bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần, mô tả những cảnh ở Miền Bắc XHCN lúc đó, chẳng hạn như:
“Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ”
Blogger Bùi Tín nhận xét về phong trào Nhân văn Giai phẩm như sau:
Có đến 27.000 “địa chủ” bị mất đầu, bị chôn sống, bị bắn chết vì bịvu cáo là thành phần ác ôn. Sau này, theo tài liệu của chính đảng CS thì cái oan sai lên đến hơn 70%.“Vụ Nhân văn Giai phẩm (NVGP) cũng là một bi kịch trong bi kịch khổng lồ vừa nói. NVGP theo kiểu của TQ gọi là “trăm hoa đua nở”, qua đó nhà cầm quyền CSVN cho người ta tự do, nhưng thực chất là gài bẫy để người dân mong muốn tự do lộ diện: Trước hết là trí thức và văn nghệ sĩ bị chụp ngay là phản động, theo đế quốc. Do đó họ bị trừng trị nặng nề. Đó là bi kịch của nhữngTrần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán…Lúc bấy giờ tôi còn biết có “nhân văn xã, nhân văn huyện, nhân văn tỉnh”. Tất cả những ai tàng trữ những bài thơ, bài viết đòi tự do của Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Quán… thì đều bị liên lụy; tuổi trẻ thì bị đuổi học, người lớn tuổi thì bị tù vì cho là phản động. Và bi kịch NVGP cũng kéo dài hơn 30 năm. Sau này họ có hồi phục cho một số nạn nhân, như Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm có được giải thưởng. Nhưng đó là chuyện “vuốt đuôi” sau khi họ đã làm tổn thất không biết bao nhiêu tài năng về văn hoá, văn nghệ của đất nước.”
Blogger Bùi Tín
Vẫn theo blogger Bùi Tín thì những bi cảnh của thời xa xôi ấy cũng giống như gần đây thôi, tức tình cảnh dân oan trong nước, hành động lộng hành của công an… Có thể nói là sự bộc phát của lòng căm phẫn, uất hận của nhân dân để chống lại lực lượng cầm quyền, trong đó có quan chức tham ô, với bộ máy công an nặng nề và độc ác nhất. Như gần đây có bao nhiêu thanh niên chết trong đồn công an khi họ bị công an tra tấn. Tình trạng nhân dân phẫn nộ đối với hành động đàn áp của công an, từ công an tỉnh, công an huyện cho tới công an xã, không thể kể xiết. Blogger Bùi Tín cho rằng những cảnh nhiễu nhương đó chỉ là sự tiếp tục của bi kịch Quỳnh Lưu cho tới tận ngày nay.
Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang cảm ơn quý vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét