Suy thoái là dịp tốt nhất để những cty làm ăn suy yếu có những cty mạnh hơn về tài chánh và kỹ thuật mua lại một phần hay thâu tóm 100%.
Nếu không có suy thoái thì Vietcom bank có lẽ nghĩ mình là số một, không thiếu thanh khoản, lợi nhuận dồi dào. Chỉ có cú sốc suy thoái này làm cho Vietcom cần bơm thêm tiền (injection of capital) và hỗ trợ kỹ thuật (Technical assisstance) để có thể trở thành một nhà băng mạnh, ít nợ xấu, thanh khoản dồi dào, kỹ thuật quốc tế, có vậy mới cạnh tranh nỗi với hệ thống banking Thailand, Singapore, Phillipines, Malaysia, Indonesia chứ.
Cuối cùng thì sau khi suy thoái, nếu suy thoái tận dụng đúng khả năng, đúng đối tượng thì sau khi suy thoái sẽ là một nền kinh tế thật sự vững chắc mà trong đó, những cty không hiệu quả bị loại khỏi thị trường, chỉ còn lại những cty năng động (lean, mean and efficient companies) và từ đó, giá thành rẻ, hạ lạm phát và từ đó nền kinh tế của quốc gia đó mới đối đầu với cạnh tranh lành mạnh từ láng giềng và đối tác.
Nhưng buồn thay, những tập đoàn, tcty và DNNN là những cơ quan cần phải giải thể, bán lại, cổ phần hóa càng sớm càng tốt trong quá trình suy thoái để tiền của nền kinh tế không chảy vào lỗ hổng này, làm hiệu quả đầu tư của đồng tiền đầu tư công giảm thiều tối đa, do đó hệ số ICOR ngày càng tăng trong suy thoái, điều này đi ngược lại mục đích của “siết chặt tín dụng”, một liều thuốc rất đắng miệng và đau đớn toàn thân những tuong4 sẽ đem lại lạm phát thấp và một nền kinh tế năng động (a robust economy).
Buồn thay cho dân tộc VN.
Châu Xuân Nguyễn
Vietcombank được chọn là ngân hàng thí điểm cổ phần hóa, trong đó có tiêu chí có cổ đông chiến lược nước ngoài.
11:41 (GMT+7) – Thứ Ba, 27/9/2011
Sau khoảng bốn năm, hành trình tìm cổ đông chiến lược nước ngoài của Vietcombank sẽ có điểm đến đầu tiên vào cuối tuần này
Sau khoảng bốn năm, hành trình tìm cổ đông chiến lược nước ngoài của Vietcombank sẽ có điểm đến đầu tiên vào cuối tuần này.
Nguồn tin VnEconomy cho biết, cuối tuần này Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ chính thức đặt bút ký hợp đồng với một nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể hóa hành trình tìm kiếm vốn tốn nhiều giấy mực thời gian qua.
Chiều hôm qua (26/9), văn bản chấp thuận liên quan từ Ngân hàng Nhà nước cũng đã đến tay Vietcombank. Theo đó, Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) sẽ là đối tác của hợp đồng sắp ký.
Hồi tháng 3/2011, lãnh đạo Mizuho đã có chuyến thăm và làm việc tại Vietcombank một cách chính thức và gợi mở cho một hướng hợp tác lâu dài.
Hồi tháng 6/2011, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank, cũng đã tiết lộ kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài “sẽ sớm” hiện thực.
Hồi tháng 7/2011, thị trường xôn xao về thông tin Mizuho sẽ đầu tư khoảng 760 triệu USD để mua tối đa 20% cổ phần của ngân hàng hàng đầu Việt Nam này.
Và nay, dự kiến ngày 30/9 tới, hợp đồng chính thức sẽ được hai bên ký kết, dù tỷ lệ sở hữu và giá trị đầu tư cụ thể chưa được công bố. Đây sẽ là điểm đến quan trọng trong quá trình vận động của Vietcombank kể từ sau cổ phần hóa (chính thức chuyển đổi thành ngân hàng cổ phần từ 2/6/2008).
Là quan trọng bởi cho đến nay quá trình cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh này vẫn chưa được xem là thành công một cách trọn vẹn. Bởi Vietcombank được chọn là ngân hàng thí điểm cổ phần hóa, trong đó có tiêu chí có cổ đông chiến lược nước ngoài.
Suốt bốn năm qua, quá trình tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài của Vietcombank gặp nhiều trở ngại và cho đến nay mới có thể chính thức có điểm đến đầu tiên. Chính vì được chọn là mô hình thí điểm, vì khó khăn trong thực hiện tiêu chí này mà quá trình tăng vốn của Vietcombank trước đây không thuận lợi, ảnh hưởng đến một số chỉ số tài chính, giới hạn đầu tư… trong hoạt động.
Nguồn tin VnEconomy cho biết, cuối tuần này Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ chính thức đặt bút ký hợp đồng với một nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể hóa hành trình tìm kiếm vốn tốn nhiều giấy mực thời gian qua.
Chiều hôm qua (26/9), văn bản chấp thuận liên quan từ Ngân hàng Nhà nước cũng đã đến tay Vietcombank. Theo đó, Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) sẽ là đối tác của hợp đồng sắp ký.
Hồi tháng 3/2011, lãnh đạo Mizuho đã có chuyến thăm và làm việc tại Vietcombank một cách chính thức và gợi mở cho một hướng hợp tác lâu dài.
Hồi tháng 6/2011, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank, cũng đã tiết lộ kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài “sẽ sớm” hiện thực.
Hồi tháng 7/2011, thị trường xôn xao về thông tin Mizuho sẽ đầu tư khoảng 760 triệu USD để mua tối đa 20% cổ phần của ngân hàng hàng đầu Việt Nam này.
Và nay, dự kiến ngày 30/9 tới, hợp đồng chính thức sẽ được hai bên ký kết, dù tỷ lệ sở hữu và giá trị đầu tư cụ thể chưa được công bố. Đây sẽ là điểm đến quan trọng trong quá trình vận động của Vietcombank kể từ sau cổ phần hóa (chính thức chuyển đổi thành ngân hàng cổ phần từ 2/6/2008).
Là quan trọng bởi cho đến nay quá trình cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh này vẫn chưa được xem là thành công một cách trọn vẹn. Bởi Vietcombank được chọn là ngân hàng thí điểm cổ phần hóa, trong đó có tiêu chí có cổ đông chiến lược nước ngoài.
Suốt bốn năm qua, quá trình tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài của Vietcombank gặp nhiều trở ngại và cho đến nay mới có thể chính thức có điểm đến đầu tiên. Chính vì được chọn là mô hình thí điểm, vì khó khăn trong thực hiện tiêu chí này mà quá trình tăng vốn của Vietcombank trước đây không thuận lợi, ảnh hưởng đến một số chỉ số tài chính, giới hạn đầu tư… trong hoạt động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét