Bản đồ yêu sách chủ quyền (đường chấm đỏ) của Trung Quốc tại Biển Đông
Trong thời gian gần đây, báo chí Trung Quốc liên tục lên tiếng đe nẹt các quốc gia châu Á đang có tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với Bắc Kinh. Trong một bài xã luận công bố hôm nay, 28/09/2011, Nhân dân nhật báo Trung Quốc lại nhập cuộc. Cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc kêu gọi các nước châu Á cẩn thận trước điều mà tờ báo gọi là “hiểm họa” của tâm lý cho rằng mình “có thể làm bất cứ điều gì” nhờ có sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
Theo bài báo, việc một số nước châu Á cảm thấy bất an trước đà vươn lên của Trung Quốc là điều dễ hiểu, nhưng chính quyền Bắc Kinh đang nỗ lực tìm kiếm một “giải pháp hòa bình” cho các tranh chấp, như tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trong bối cảnh các quốc gia như Việt Nam và Philippines đang ngày càng bày tỏ lo ngại trước các đòi hỏi chủ quyền trên biển của Trung Quốc, tác giả bài xã luận than phiền rằng “châu Á vẫn còn là một mảnh đất màu mỡ cho tâm lý chiến tranh lạnh”.
Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ Bloomberg, sự kiện Trung Quốc viện dẫn các yếu tố lịch sử để đòi hỏi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông căn cứ vào tấm bản đồ hình lưỡi bò, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Đông Nam Á, có nguy cơ làm quan hệ xấu đi giữa Trung Quốc với các thành viên ASEAN như Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Vào năm ngoái, Hoa Kỳ đã khiến Trung Quốc nổi giận khi Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố tại Hà Nội rằng giải quyết vấn đề Biển Đông là một “ưu tiên ngoại giao hàng đầu”. Ngay khi ấy, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã phản bác quan điểm của Washington, cho rằng quốc tế hóa vụ việc với sự can dự của Mỹ “chỉ làm cho vấn đề xấu đi thêm và khó giải quyết hơn”. Bài xã luận trên tờ Nhân dân nhật báo hôm nay cũng đi theo chiều hướng đó.
Tuy vậy, giới phân tích đã ghi nhận một thay đổi trong giọng điệu của tờ báo, theo chiều hướng bớt cứng rắn hơn trong việc tranh giành chủ quyền ở Biển Đông với các láng giềng. Trả lời hãng tin Bloomberg, giáo sư Hoàng Tĩnh - Đại học Quốc gia Singapore - cho là bài bình luận nói trên có thể là tín hiệu gợi ý rằng Trung Quốc sẵn sàng thỏa hiệp với các quốc gia Đông Nam Á về tranh chấp Biển Đông để tránh không cho Mỹ dấn thân sâu hơn vào khu vực.
Theo ông Hoàng Tĩnh, một thỏa hiệp có thể là việc Trung Quốc từ bỏ đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển nằm bên trong 9 đường gián đoạn, mà chỉ tập trung vào chủ quyền trên vùng biển bao quanh các hòn đảo và bãi đá ngầm. Thỏa hiệp này có khả năng có thể xoa dịu Malaysia và Philippines.
Đối với giáo sư Hoàng Tĩnh : “Trung Quốc thừa biết là họ không có bất kỳ cơ sở nào để đòi chủ quyền trên toàn bộ khu vực bên trong chín đường gián đoạn”. Do vậy, theo chuyên gia này, Trung Quốc có thể nhượng bộ chút ít để Hoa Kỳ không còn lý do để can thiệp vào khu vực.
Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ Bloomberg, sự kiện Trung Quốc viện dẫn các yếu tố lịch sử để đòi hỏi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông căn cứ vào tấm bản đồ hình lưỡi bò, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Đông Nam Á, có nguy cơ làm quan hệ xấu đi giữa Trung Quốc với các thành viên ASEAN như Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Vào năm ngoái, Hoa Kỳ đã khiến Trung Quốc nổi giận khi Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố tại Hà Nội rằng giải quyết vấn đề Biển Đông là một “ưu tiên ngoại giao hàng đầu”. Ngay khi ấy, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã phản bác quan điểm của Washington, cho rằng quốc tế hóa vụ việc với sự can dự của Mỹ “chỉ làm cho vấn đề xấu đi thêm và khó giải quyết hơn”. Bài xã luận trên tờ Nhân dân nhật báo hôm nay cũng đi theo chiều hướng đó.
Tuy vậy, giới phân tích đã ghi nhận một thay đổi trong giọng điệu của tờ báo, theo chiều hướng bớt cứng rắn hơn trong việc tranh giành chủ quyền ở Biển Đông với các láng giềng. Trả lời hãng tin Bloomberg, giáo sư Hoàng Tĩnh - Đại học Quốc gia Singapore - cho là bài bình luận nói trên có thể là tín hiệu gợi ý rằng Trung Quốc sẵn sàng thỏa hiệp với các quốc gia Đông Nam Á về tranh chấp Biển Đông để tránh không cho Mỹ dấn thân sâu hơn vào khu vực.
Theo ông Hoàng Tĩnh, một thỏa hiệp có thể là việc Trung Quốc từ bỏ đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển nằm bên trong 9 đường gián đoạn, mà chỉ tập trung vào chủ quyền trên vùng biển bao quanh các hòn đảo và bãi đá ngầm. Thỏa hiệp này có khả năng có thể xoa dịu Malaysia và Philippines.
Đối với giáo sư Hoàng Tĩnh : “Trung Quốc thừa biết là họ không có bất kỳ cơ sở nào để đòi chủ quyền trên toàn bộ khu vực bên trong chín đường gián đoạn”. Do vậy, theo chuyên gia này, Trung Quốc có thể nhượng bộ chút ít để Hoa Kỳ không còn lý do để can thiệp vào khu vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét