Pages

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Đây là thời điểm tốt nhất để ôm một mớ tiền của CS sang Australia định cư

Châu Xuân Nguyễn
 
Khi Chánh phủ Úc khuyền khích chuyện gì ở công chúng, thường thì những điều kiện hành chánh giảm bớt, lại thêm khuyến mãi tăng cao. Như đợt người Ấn Độ du học Úc kết thúc vào năm 2008, tất cả sinh viên Úc tốt nghiệp, có việc làm hay không đều được nhập tịch Úc. Lý do, lúc đó chính phủ Lao động của Kelvin Rudd khuyến khích nhập cư người dân với trình độ Đại Học hay Cao đẳng. Sau một thời gian, từ 2003 đến 2008, du học từ Ấn D965 tăng cao (bọn này cũng lựa gió bẽ măng dữ lắm) và quota nhập tịch đã đủ nên luật này bây giờ bóp chặt lại. Đợt vừa rồi SV VN qua đây tốt nghiệp ĐH, phải có công việc đúng ngành và cty phải có trên 20 nhân viên hay trên 2 triệu aud /năm.

Lúc này, tôi đã thấy khuyến mãi rồi đấy..trích: “Theo đó, tất cả đơn xin visa của du học sinh sẽ được xét cấp visa ở cấp độ 1, vốn có yêu cầu chứng minh tài chính nhanh chóng và đơn giản, không yêu cầu cung cấp bằng chứng nguồn thu nhập, cũng như cho phép số tiền cần chứng minh cho mỗi hồ sơ visa giảm đi khoảng 36.000 đô la Úc.” hết trích.
Xin đi du học Anh Văn cũng dể hơn. Những quan chức nào có nhu cầu cho con du học với một lượng tiền lớn còn có thể xin nhập cảnh dạng Business Immigration tức là nhập cư thương mại.
Ở đây, tiền đem vào Úc thì CP Úc không bao giờ hỏi nguồn tiền, muốn mua bất động sản (rất nhiều con của quan chức TQ và VN mua tại đây) thì chỉ việc bước vào VP địa ốc, chọn nhà rồi trả tiền (mặt 1 hay 2 triệu aud) là Luật sư làm giấy chuyển tên đơn giản (conveyancing papers), không cần quốc tịch Úc, giấy chứng nhận việc làm (vì trả tiền mặt, không nợ nhà băng), không hộ khẩu, CMND gì sất, có Passport là được.
Đây là cơ hội rất hiếm, kinh tế VN sẽ suy thoái 7 năm nữa, không chấm mút gì được nhiều mà điều kiện du học và chuyển tiền lại rất hấp dẫn.
Chúng tôi có 4 anh em hợp lại tại Melbourne này và đồng ý hướng dẫn du học, email về ubtttadt@gmail.com (hay hỏi những người bạn có con em đã là du học sinh cũng thâu thập được nhiều tin tức lắm).
Khi nhập tịch được rồi thì trong vòng 10 năm sẽ ăn được tiền hưu, bây giờ là 250 ~300 aud/tuần/người, điều kiện rất hời là ai đủ 65 tuổi là được hưởng nếu là thường trú Úc. Ngoài ra, tôi có một anh bạn ở Toronto, Canada sẵn sàng hướng dẫn ai có nhu cầu du học bên Canada cùng với trốn chạy ĐCS. Tất cả thông tin tôi và các bạn hữa sẽ giữ bí mật, các bạn chỉ cần cung cấp 1 email liên lạc là được rồi.
Melbourne
28.09.11
Châu Xuân Nguyễn
———————-
Úc nới lỏng luật về visa du học
24/09/2011 1:40
Bộ Giáo dục đại học, hướng nghiệp và việc làm cùng với Bộ Di trú và định cư Úc đã công bố những chính sách cải tổ đồng bộ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền giáo dục quốc tế Úc trên thế giới, trong đó chú trọng vào chính sách xét cấp visa du học. Những thay đổi này sẽ áp dụng cho bậc ĐH và sau đại học.
Theo đó, tất cả đơn xin visa của du học sinh sẽ được xét cấp visa ở cấp độ 1, vốn có yêu cầu chứng minh tài chính nhanh chóng và đơn giản, không yêu cầu cung cấp bằng chứng nguồn thu nhập, cũng như cho phép số tiền cần chứng minh cho mỗi hồ sơ visa giảm đi khoảng 36.000 đô la Úc.
Theo StudyLink International, đơn vị chuyên tư vấn về du học Úc thì còn có những thay đổi quan trọng khác như: Du học sinh sau khi tốt nghiệp chương trình bậc cử nhân trở lên sẽ được cấp visa làm việc dài từ 2-4 năm và không buộc phải làm việc cho ngành nghề cố định nào. Du học sinh theo học các khóa tiếng Anh chuẩn bị ở Úc sẽ được miễn thi IELTS tại Việt Nam. Kéo dài thời gian lưu lại Úc của nghiên cứu sinh trong lúc chờ đề án được chấm. Thiết lập Cục Cố vấn về visa du học nhằm cải tiến quy trình trao đổi thông tin giữa chính phủ và các trường học. Hủy bỏ việc tự hủy và hủy bắt buộc các dạng visa du học.
Hiện có khoảng 26.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại Úc, đứng hàng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. Những thay đổi này được đưa ra sau khi nhiều thống kê cho thấy số lượng du học sinh các nước xin visa đến Úc du học ngày càng giảm nhanh và mạnh (Trung Quốc giảm 24,3%, Ấn Độ giảm 63%, Việt Nam giảm 31%…).
T.P

Không có nhận xét nào: