Hình: ASSOCIATED PRESS
Các tăng sĩ Tây Tạng sống lưu vong ở Dharamsala, Ấn Ðộ dự buổi đốt nến cầu nguyện khi được tin 2 vị tăng tại tu viện Kirti ở Trung Quốc tự thiêu
Mạng lưới thông tin Free Tibet của người Tây Tạng lưu vong loan tin hai nhà sư từ tu viện Kirti đã đòi tự do tôn giáo và hô to” Đức Đạt Lai Lạt Ma muôn năm” trước khi phóng hỏa tự thiêu.
Tin truyền thông cho hay vào chiều thứ Hai một nhà sư đã chết, nhà sư còn lại đang trong tình trạng nguy kịch.
Trang Web của người Tây tạng Phayul loan tin một trong hai nhà sư này là anh của tín đồ Phật giáo trẻ đã tự thiêu và đã chết ở tu viện này vào tháng Ba.
Vụ phản kháng này đánh dấu năm thứ ba của tình hình bất ổn do những vụ chống đối và đàn áp của Trung Quốc trong cùng một khu vực.
Truyền thông chính thức của Trung Quốc chưa loan tin về các vụ phản kháng hôm thứ Hai, diễn ra vào lúc Bắc Kinh tiếp tục những nỗ lực phá hoại thẩm quyền của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần được rất nhiều người kính trọng.
Một phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh nói với các nhà báo rằng Bắc Kinh không công nhận thẩm quyền của khôi nguyên giải Nobel hòa bình trong việc chọn lựa ai là người sẽ nối tiếp ngài, và rằng chính Bắc Kinh sẽ đưa ra quyết định đó.
Căng thẳng đã lên cao tại miền đông Tây Tạng kể từ khi xảy ra vụ phản đối vào tháng Ba, và sau đó chừng 300 nhà sư đã mất tích.
Theo như những nhân chứng cho hay thì các nhà sư đã bị nhà chức trách bố ráp và bắt đưa đến những nơi bí mật.
Đến tháng Sáu Bắc Kinh đã thừa nhận những vụ mất tích đó, nói rằng những nhà sư bị bắt giam đang “được cải tạo pháp lý.”
Tin truyền thông cho hay vào chiều thứ Hai một nhà sư đã chết, nhà sư còn lại đang trong tình trạng nguy kịch.
Trang Web của người Tây tạng Phayul loan tin một trong hai nhà sư này là anh của tín đồ Phật giáo trẻ đã tự thiêu và đã chết ở tu viện này vào tháng Ba.
Vụ phản kháng này đánh dấu năm thứ ba của tình hình bất ổn do những vụ chống đối và đàn áp của Trung Quốc trong cùng một khu vực.
Truyền thông chính thức của Trung Quốc chưa loan tin về các vụ phản kháng hôm thứ Hai, diễn ra vào lúc Bắc Kinh tiếp tục những nỗ lực phá hoại thẩm quyền của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần được rất nhiều người kính trọng.
Một phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh nói với các nhà báo rằng Bắc Kinh không công nhận thẩm quyền của khôi nguyên giải Nobel hòa bình trong việc chọn lựa ai là người sẽ nối tiếp ngài, và rằng chính Bắc Kinh sẽ đưa ra quyết định đó.
Căng thẳng đã lên cao tại miền đông Tây Tạng kể từ khi xảy ra vụ phản đối vào tháng Ba, và sau đó chừng 300 nhà sư đã mất tích.
Theo như những nhân chứng cho hay thì các nhà sư đã bị nhà chức trách bố ráp và bắt đưa đến những nơi bí mật.
Đến tháng Sáu Bắc Kinh đã thừa nhận những vụ mất tích đó, nói rằng những nhà sư bị bắt giam đang “được cải tạo pháp lý.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét