Theo: SGGP
-
(TTHN) – Loạt bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc nhìn ra những triệu chứng của suy thoái hay bắt đầu đi vào suy thoái. Với những bằng chứng rõ như ban ngày như thế này thì bao giờ ĐCS mới tuyên bố trên thông tin đại chúng là suy thoái đang đi dần vào cuộc sống người dân. Bài báo dưới đây không gọi là suy thoái mà gọi là KHỦNG HOẢNG” (kinh tế), chử này là Crisis, tiếng Anh là trầm trọng hơn nhiều so với chữ suy thoái (Recession).
Tìn hình thì cũng đúng như bài báo này mô tả, doanh nghiệp, nhà bank, người lao động, người tiêu dùng đều nhìn chung quanh họ thấy một khủng hoảng to lớn nhất là khủng hoảng niềm tin với chính phủ này.
Có người còn mách tôi rằng nhà cầm quyền đang buông xuôi con bài kinh tế vì họ nhận thấy rằng bất cứ họ làm gì đi nữa thì cũng là từ chết tới bị thương, họ hết cách rồi, triệu tập chuyên da vào thì cũng không gặt hái được một lời khuyên nào khả thi (có lẽ tất cả chuyên da đều đọc những bài của tôi nên họ cũng chán nản hay sao ???).
Đọc kỹ bài báo dưới đây thì cũng thấy rõ tâm trạng buông xuôi, tâm trạng không lối thoát, tâm trạng khủng hoảng niềm tin vào sự vận hành kinh tế của Ba Dũng rồi….
Những điều tôi chửi rủa 3 năm nay thì bây giờ từ từ trở thành sự thật.. CXN – Bầu cử Quốc Hội xong là lại tăng giá xăng dầu. Họ biết 3 năm nay rồi nhưng thay đổi vận mệnh không được, hãy chờ ngày tôi trở về VN, không lâu đâu.
Tôi có 1 thông tin khá chính xác từ bên trong là NHNN đang in tiền 226 ngàn tỉ vnd để tránh ngân hàng sụp đổ. 226 ngàn tỉ vnd là 11 tỉ usd, con số rất lớn sẽ tạo lạm phát 50, 70% chứ không còn 22, 25% nữa, suy thoái sẽ thành khủng hoảng nặng nề.
Số 226 ngàn tỉ thì 84 ngàn tỉ bù lỗ cho Vinashin, 42 ngàn tỉ vnd bù lương tăng ngày 01.10.2011 này, và 120 ngàn tỉ bơm thẳng vào hệ thống ngân hàng để cứu khỏi suy sụp vì người dân rút tiền ra quá nhiều. Lạm phát cao thì lãi suất cao rất lâu thì suy thoái sẽ chắc chắn là 5 hay 7 năm thôi.
Hãy đọc bài này của tôi nếu chưa tùng đọc CXN – Tuyên bố của Châu Xuân Nguyễn về suy thoái và khủng hoảng kinh tế VN tháng 09.2011 này
Nó vạch rõ là kinh tế VN nhờ tài ba của 3 Dũng mà nó đã đi vào thế bí rồi, không thoát ra được trong vòng 5 hay 7 năm nữa.
Bài toán bây giờ cho 90 triệu dân Vn sẽ là :
1. Tình trạng càng ngày càng khổ từ đây cho tới 5 hay 7 năm nữa và sau đó thì khá hơn 1 tí rồi sẽ sống dưới thời cộng sản thêm 20 năm nữa (như 1989 không lật DCS thì bây giờ chúng nó lây lất thêm 23 năm nữa đến 2012) và viễn ảnh kinh tế bức phá dưới sự lãnh đạo “đỉnh cao trí tuệ” của đảng là ai cũng thấy.
2. Lật CS ngay bây giờ, lập nên một chính phủ dân chủ hậu cộng sản, một chánh phủ thật sự của dân, do dân và vì dân. Một chính phủ đặt lợi ích của 90 triệu người dân bình đẳng (như Chính Phủ Úc), không cánh hẩu, không vây cánh
Những ngày tháng tới này sẽ thấy một sự sụp đổ toàn diện.
Châu Xuân Nguyễn
————-
Những tháng cuối năm: Tiếp tục đối phó khủng hoảng?
————-
Những tháng cuối năm: Tiếp tục đối phó khủng hoảng?
Doanh nghiệp (DN) đang “ngạt thở” vì lãi suất cao, giá cả tăng. Thế nhưng, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, từ nay đến cuối năm, DN vẫn phải tiếp tục gồng mình vì tình hình không mấy khả quan. Nguyên do, chính sách tài khóa của nhà nước chưa phát huy được hiệu quả, do tình hình đầu tư không được cải thiện, cắt giảm đầu tư công gần như không hiệu quả.
Lãi suất phập phồng
Phát biểu tại hội thảo “Ngân hàng – doanh nghiệp trước tác động của chính sách tiền tệ” vừa được tổ chức tại TPHCM, TS Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng khẳng định: “Lãi suất ở Việt Nam cao nhất thế giới”. Cụ thể, lãi suất huy động của Việt Nam đến 14%/năm, trong khi các nước như Ukraine cao nhì cũng chỉ 12,5%/năm, Pakistan 9,8%/năm, Ấn Độ 9%/năm, Úc 6,4%/năm, Indonesia 6%/năm… Chính lãi suất ở Việt Nam cao như vậy đã gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế. Đã vậy, trước chính sách thắt chặt tiền tệ theo Nghị quyết 11/CP, từ đầu năm đến nay, lượng cung tiền và tín dụng đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, 7 tháng đầu năm, giá trị huy động thấp hơn dư nợ, cho thấy ngân hàng chưa thực sự thoải mái về nguồn vốn cho vay. Vì vậy, DN gặp khó khăn về nguồn vốn. Từ đó, dẫn đến sản lượng sản xuất công nghiệp giảm sút, chỉ đạt khoảng 8,8%, thấp hơn so với cùng kỳ.
Khách hàng giao dịch tại Eximbank. Ảnh: THANH TÂM |
Hiện DN đang phải đối mặt với chi phí lãi vay quá cao, đến 23%/năm, thậm chí có ngành phải vay đến 25%/năm. Khi chi phí lãi vay tăng lên thì hiệu quả kinh doanh DN suy giảm mạnh. DN gặp khó khăn, trong đó DN ngành bất động sản khó khăn nhất. Trong nửa năm, dư nợ bất động sản đến gần 250.000 tỷ đồng, chiếm gần 10% tổng dư nợ toàn hệ thống. Trong đó, đáng lo ngại là tỷ lệ nợ xấu lên đến 12%, cao hơn các nước trong khu vực (Thái Lan 6%, Malaysia 7%…). Theo thống kê của các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán, đến 90% các công ty có lợi nhuận bị giảm mạnh so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, TS Đinh Thế Hiển cho rằng, vào cuối năm sẽ hạ nhiệt lãi vay. Bởi vì, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tỷ lệ cho vay trên thị trường 2 cao hơn 20% vốn huy động. Điều này sẽ giúp vốn các ngân hàng lớn chuyển sang ngân hàng nhỏ nhiều hơn, sẽ làm giảm căng thẳng và điều hòa vốn của các ngân hàng thương mại. Như vậy, lãi vay sẽ giảm. Hơn nữa, theo Nghị quyết 11, tín dụng và cung tiền những tháng cuối năm khá lớn. Các ngân hàng sẽ được phép cho vay ra nền kinh tế thêm khoảng 238.000 tỷ đồng, gấp đôi tiến độ giải ngân bình quân của những tháng trước. Tổng phương tiện thanh toán còn lại cho 5 tháng cuối năm cao gấp 5 lần tiến độ giải ngân của 7 tháng đầu năm.
Doanh nghiệp sẽ tiếp tục… “gồng”?
Tuy theo dự đoán có sáng sủa vào những tháng tới nhưng nhiều DN vẫn lo lắng vì đến cuối năm là thời điểm đáo nợ, trả lãi hoặc thanh toán các hợp đồng vay vốn. DN sẽ đối mặt với khó khăn trong việc mua USD để trả nợ ngân hàng. Còn các DN bất động sản trước đây đã vay gần hết biên độ cho phép, do vậy sẽ ít có đồng vốn chảy vào lĩnh vực này. Do quy định đến cuối năm, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất chiếm không quá 16% tổng dư nợ (tương đương 368.000 tỷ đồng). Trong khi đó, với dư nợ trong lĩnh vực bất động sản 6 tháng đầu năm 2011 đã là 245.000 tỷ đồng (ước tính cả năm 2011 là 295.000 tỷ đồng). Như vậy, nguồn cung thêm cho bất động sản sẽ rất thấp.
Nhiều chuyên gia cũng cảnh báo, có thể những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ ưu tiên kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để ổn định kinh tế nên sẽ khó có đợt cung tiền mạnh như những năm trước. Cho nên, nguồn vốn cho vay cũng sẽ chưa dồi dào. Do vậy, DN cần cương quyết xử lý các khó khăn tài chính, cắt bỏ những hoạt động kinh doanh kém hiệu quả trước khi tìm cách huy động vốn.
Theo Th.S Bùi Văn, chuyên gia kinh tế, để giải quyết khó khăn hiện nay, chính sách tài khóa là cực kỳ quan trọng vì Việt Nam có tỷ lệ đầu tư công quá lớn. Do vậy, cần phải đẩy mạnh cắt giảm đầu tư công một cách quyết liệt, đồng thời kiểm soát thị trường bất động sản, đề phòng nguy cơ nợ xấu tăng cao. Và để kiểm soát lãi suất, Th.S Bùi Văn đề nghị thanh tra toàn diện các tổ chức tín dụng. Buộc các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc về lãi suất, đảm bảo vốn cho DN đầu tư sản xuất kinh doanh.
Theo Th.S Bùi Văn, chuyên gia kinh tế, để giải quyết khó khăn hiện nay, chính sách tài khóa là cực kỳ quan trọng vì Việt Nam có tỷ lệ đầu tư công quá lớn. Do vậy, cần phải đẩy mạnh cắt giảm đầu tư công một cách quyết liệt, đồng thời kiểm soát thị trường bất động sản, đề phòng nguy cơ nợ xấu tăng cao. Và để kiểm soát lãi suất, Th.S Bùi Văn đề nghị thanh tra toàn diện các tổ chức tín dụng. Buộc các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc về lãi suất, đảm bảo vốn cho DN đầu tư sản xuất kinh doanh.
Hàn Ni.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét