Pages

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Nước Mỹ làm cách nào tạo công việc làm?

White House photo
Tổng thống Obama nói chuyện việc làm ở
Detroit-Michigan, nhân lễ lao động 2011-
ảnh White House
Việt-Long- RFA
2011-09-07
Tối mai, thứ năm, Tổng thống Barrack Obama sẽ trình bày trước khoáng đại lưỡng viện Quốc hội và toàn thể quốc dân Hoa Kỳ một kế hoạch tổng thể, gọi là jobs package, để đem lại công việc làm cho người dân Mỹ.
Tổng thống Mỹ triệu tập quốc hội để nêu đề nghị về kế hoạch này vào lúc tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao trên 9%, và tỉ lệ tin cậy vào khả năng làm việc của Tổng thống vừa suy giảm thêm một lần nữa.


Những chi tiết cụ thể của kế hoạch vẫn được giữ kín, tính đến hôm nay, thứ tư mùng 9 tháng 7, nhưng giới truyền thông Hoa Kỳ cũng đoán nhận một số điểm chính. Một cách tổng quát, tin tức của hãng thông tấn Bloomberg cho là Tổng thống Obama sẽ đề nghị một kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 300 tỉ đô la để tạo việc làm. Trước hết, Washington vừa mới nâng mức hạn chế nợ quốc gia, đang phải vừa giảm chi vừa giảm thuế, lấy tiền ở đâu ra cho đủ 300 tỉ đó?
Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng Hòa Mitt Romney trình bày kế hoạch tạo việc làm, 6 tháng 9. AFP photo
Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng Hòa Mitt Romney trình bày kế hoạch tạo việc làm, 6 tháng 9. AFP photo


Trả lời câu hỏi này, tin tức hôm nay dự đoán là một phần số tiền 300 tỉ sẽ được đóng góp từ kế hoạch giảm tiền đóng góp vào quỹ an sinh xã hội trong ngắn hạn cho những người đi làm, sẽ được Tổng thống công bố. Giảm thuế, thì số tiền được giảm đó trở thành lợi tức gia tăng của của toàn thể lực lượng lao động Mỹ, nên được coi là ngân khoản gia tăng cho nền kinh tế, góp một phần tiền vào kế hoạch sắp được đề nghị. Năm nay khoản tiền này được dự đoán lên tới hơn 110 tỉ đô la. Biện pháp này sẽ hết thời hạn vào cuối năm nay, nên sẽ được đề nghị gia hạn.
Phần doanh nghiệp cũng sẽ được giảm thuế, nếu tuyển dụng người thất nghiệp. Nhưng ngược lại, chính phủ cũng sẽ yêu cầu quốc hội tăng thuế trong dài hạn, theo kế hoạch sẽ được Tổng thống trình bày vào tuần tới. Phần bổ túc nữa cho ngân khoản 300 tỉ này, vẫn theo tin tức thu thập được, thì sẽ được lấy từ những khoản cắt giảm công chi của chính phủ, và những kế hoạch khác mà chi tiết chưa được tiết lộ.
Nói rõ hơn, việc giảm thuế an sinh xã hội sẽ được đề nghị thực hiện bằng cách gia hạn luật hiện hành, theo đó công nhân được giảm 2% tiền đóng góp quỹ an sinh xã hội và doanh nghiệp được trừ thuế nếu thuê người thất nghiệp. Còn kế hoạch tăng thuế trong dài hạn thì chưa rõ chi tiết, vì Tổng thống Obama sẽ trình dự luật đó trong tuần sau. Thêm vào đó, còn có việc gia hạn trợ cấp của liên bang cho người thất nghiệp.

Tổng thống Obama giới thiệu cố vấn kinh tế Alan Krueger  hôm 29 tháng 8. Ảnh White House
Tổng thống Obama giới thiệu cố vấn kinh tế Alan Krueger hôm 29 tháng 8. Ảnh White House
Nhưng vấn đề là số tiền 300 tỉ được sử dụng ra sao để chống thất nghiệp, đồng thời chống đỡ cho ghế Tổng thống của ông Obama thêm bốn năm nữa?

Trước hết, một phần của 300 tỉ trong tiền giảm đóng góp cho quỹ an sinh xã hội, được hơn 100 tỉ, đã được coi là để tăng thu nhập cho người lao động, giúp tăng mức chi tiêu cho toàn dân để kích thích nền kinh tế. Kế tiếp, chính phủ sẽ tài trợ để tạo việc làm trong địa hạt xây dựng hạ tầng cơ sở, chủ yếu là cầu cống đường xá, có thể bằng một loại “ngân hàng xây dựng” cho vay nhẹ lãi để chi tiêu vào việc xây dựng đó, hầu tạo công việc trong ngành công nghiệp này, kéo theo nhiều công việc liên quan về quản lý, kế toán, tài chính, kỹ thuật vân vân...
Một phần chính khác nữa là phần tài trợ cho các chính quyền địa phương, mà theo một nhà phân tích của CNN, là để cho các tiểu bang phát hành công trái để chi dụng, và liên bang sẽ trả 35% lãi suất công trái. Kế hoạch này gọi là kế hoạch Build America Bonds, đã có từ trước nhưng đã hết hạn, nay có thể được áp dụng trở lại.
Thêm vào những kế hoạch vừa nói, chính phủ có thể có chương trình tài trợ huấn nghiệp. Chương trình này là để cho những người thất nghiệp vào tập huấn 8 tuần lễ trong các công ty địa phương nào chịu thu nhận họ cho mục đích huấn luyện. Công ty không phải trả lương cho họ trong 8 tuần đó, nhưng họ giữ được trợ cấp thất nghiệp và được trả tiền di chuyển cùng một ít chi phí khác.
Còn một kế hoạch được dự đoán, tạm gọi là “tiền hồi hương”, cho phép các công ty Mỹ hoạt động ở nước ngoài được đem tiền về Mỹ mà chỉ phải trả thuế nhẹ thôi. Hiện nay các công ty này giữ hơn 1 ngàn tỉ đô la ở nước ngoài để tránh phải trả 35% thuế doanh nghiệp cho chính phủ Hoa Kỳ. Nếu luật “tiền hồi hương” được thông qua, các công ty có thể sẽ đem tiền về đầu tư trong nước, mà theo dự đoán của giới chuyên môn thì họ sẽ chỉ phải trả thuế 5% . Trên lý thuyết, khi đó họ sẽ tuyển dụng nhân viên trong nước, tạo công việc làm; và giả định mức thuế 5% áp dụng thì chính phủ sẽ có thêm 50 tỉ đô la tiền thuế đó.
Nghị sĩ Cộng Hòa Rob Potman của Ohio kêu gọi Tổng thống đệ trình hiệp ước thương mại tự do cho quốc hội. AFP photo
Nghị sĩ Cộng Hòa Rob Potman của Ohio kêu gọi Tổng thống đệ trình hiệp ước thương mại tự do cho quốc hội. AFP photo


Thêm vào đó, giới quan sát cũng dự đoán vài biện pháp được Tổng thống Obama đề nghị trong buổi tối mai, là quốc hội nhanh chóng thông qua các hiệp ước thương mại tự do như với Nam Hàn, Colombia và Panama, để giúp thúc đẩy nền kinh tế; quốc hội cũng sẽ cải tổ luật bản quyền. Tuy nhiên những điều này đều là những dự đoán, và mang nhiều chi tiết khá phức tạp.

Không có nhận xét nào: