Lịch sử nhân loại tự cổ chí kim, hễ có sự đàn áp và kìm kẹp từ phía cầm quyền thì sẽ có sự kháng cự công khai hoặc âm thầm của người dân. Mức đối kháng cao nhất là vùng lên lật đổ chế độ áp bức để tự giải phóng. Tuy là thế, nhưng vì quyền lợi ích kỷ, những chế độ độc tài chuyên chế vẫn không chịu nhìn nhận các bài học lịch sử đã bao lần minh chứng; trong đó có cả trường hợp đảng CS ở nước ta. Họ quên rằng ngay cả chế độ tàn bạo như nhà Tần mà vẫn không thể nào tồn tại được khi nhân dân đã chán ghét, căm hận.
Chúng tôi xin kể ra đây vài câu chuyện ví dụ để quý vị có thể thấy rõ hơn chân lý đã nêu ở trên:
Tần Thủy Hoàng đã kết thúc nội loạn 550 năm thời Xuân Thu Chiến Quốc, thống nhất Trung Quốc. Công trạng đó có thể nói là vĩ đại trong lịch sử. Nhưng tiếc thay, sau khi thống nhất Trung Quốc ông ta đã thực hiện pháp chế tàn bạo theo đường lối chuyên chế, hình phạt tàn khốc, khiến cho cả nước trở thành một nhà giam lớn.
Cuốn “Hãn thư, hình pháp chí” ghi chép: “Thời nhà Tần, rào lớn chặn đường, nhà tù thành chợ”. Điều đó cho thấy sự tàn bạo và hà khắc của chế độ đương thời. Kết quả là nổ ra cuộc khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng. Cả nước giống như đống củi khô xếp đầy, nay được ngọn đuốc châm vào và ngay lập tức bùng lên khí thế đốt cháy cánh đồng, dẫn đến các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Mà trong đó lớn mạnh và nổi bật nhất là phong trào của hai lãnh tụ Lưu Bang, Hạng Vũ. Hai vị này đã mang quân tiến vào Hàm Dương và lật đổ nhà Tần chuyên chế. Như vậy, một vương triều lớn mạnh nhất Trung Quốc đã bị lật đổ chỉ sau 15 năm tồn tại. Do đó, chúng ta có thể thấy rõ một quy luật rằng: Sự răn đe, áp chế chỉ khiến dân chúng phục tùng bề ngoài, nhưng trong thâm tâm họ vẫn âm thầm chống lại chế độ tàn bạo đương quyền. Khi điều kiện chín muồi, đa số nhân dân sẽ vùng lên lật đổ chế độ nhà nước bạo ngược.
Thời Chu Lịch Vương, dân trong nước bất mãn, bàn tán xôn xao. Vua cử thám tử đi vào dân chúng, chuyên thu thập tư liệu về những người có liên quan đến việc nói xấu vua, sau đó thêu dệt thành tội và tiến hành trấn áp tàn khốc đối với họ. Bấy giờ, trong nước ai nấy đều lo sợ, sống buổi sáng chưa biết buổi tối ra sao. Mọi người không dám trò chuyện với nhau, người quen gặp nhau cũng đành ngoảnh mặt làm ngơ. Như vậy, cả nước lặng ngắt vì sự sợ hãi. Chu Lịch Vương vô cùng đắc ý về biện pháp khủng bố của mình. Giữa lúc ấy, từ trong chỗ vườn hoang im ắng tức thì có một tiếng sấm nổ vang, quốc dân bạo động, Chu Lịch Vương bị nhân dân vùng lên đuổi chạy.
Khi mâu thuẫn phát triển đến một trình độ nhất định, sự bạo động sẽ xẩy ra. Đó là bài học đắt giá cho những chế độ độc tài, chuyên chế ngày nay đang tồn tại. Điều mà dân gian ta vẫn thường hay nói: Từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa, hay giọt nước làm tràn ly. Các cuộc cách mạng Dân chủ lật đổ Độc tài gần đây tại các nước Trung Đông và Bắc Phi đã minh chứng hùng hồn cho điều đó.
Ai cũng dễ dàng liên tưởng đến hoàn cảnh của đất nước Việt Nam chúng ta. Nhà nước hiện nay đang thực hiện sự kiểm soát gắt gao đối với mọi hành động yêu nước hay phản đối chế độ của người dân. Điều đó được thực hiện bằng một biện pháp toàn trị theo đường lối độc tài. Tất cả mọi lực lượng từ an ninh, mật vụ cho đến các tổ chức đoàn thể tạo thành một mạng lưới dày đặc để thường xuyên giám sát và kìm kẹp người dân; khiến cho nhân dân không thể đoàn kết để bày tỏ thái độ chính trị của mình đối với nhà nước. Một điều được coi là quyền lợi chân chính nhất của người dân là bàn thảo về hiệu quả hoạt động của nhà nước thì bị coi là cấm kị. Những ai muốn bày tỏ thái độ phê phán chủ trương, chính sách của nhà nước thì có thể bị quy cho tội danh “Phản động” và có thể bị bỏ tù bất cứ lúc nào. Vì thế mà cả nước ai cũng lo sợ, không biết số mệnh mình sẽ ra sao trước những bất công và tàn ác của chế độ. Điều đó tạo nên một nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng, sự phản kháng âm thầm của người dân ngày càng mạnh mẽ, chỉ chờ có dịp là sẽ nổi lên lật đổ chế độ độc tài.
Một chế độ lành mạnh đúng nghĩa thì mối quan hệ giữa các thành phần xã hội được thực hiện và giải quyết thông qua pháp luật. Chỉ có pháp luật và công lý mới thể hiện và đáp ứng được nhu cầu của một xã hội tự do, dân chủ. Khi mà một nhà nước đã phải sử dụng đến bạo lực, bất chấp lý lẽ và luật lệ để duy trì sự ổn định thì chế độ đó sắp bị diệt vong. Và đó cũng là thời điểm nguy ngập của một chế độ độc tài, vì bạo lực và áp chế luôn là giải pháp cuối để giải quyết mâu thuẫn của họ. Đó không phải là sự thể hiện sức mạnh của kẻ bạo quyền, mà chứng tỏ chúng đang suy yếu và bất lực. Có thể nói: Đàn áp là một hình thức tự vệ của một chế độ đã không còn có tự tin là đang được quần chúng ủng hộ.
Sự đàn áp và áp chế chỉ công hiệu trong thời gian ngắn. Đó là biện pháp tàn bạo của những chế độc tài coi thường nhân quyền của người dân, điều không thể tồn tại trong một xã hội dân chủ. Sự khủng bố và đe dọa có thể khiến người ta e ngại tức thời nhưng không tâm phục, thay vào đó là sự căm thù và bất mãn. Đó là một vòng luẩn quẩn trong nỗ lực kéo dài sự tồn tại trong vô nghĩa của chế độ độc tài mà thôi. Vì rằng, khi họ dẹp đi được những vấn đề này thì vấn đề khác lại xuất hiện, lại phải tiếp tục ngăn chặn và đàn áp. Vì thế tình hình ngày càng trở nên phức tạp và lộn xộn vì sự thực thi pháp chế bừa bãi và quá mức. Khi con người bị trừng phạt một cách phi lý, khả năng chịu đựng sẽ ngày càng tăng. Do vậy mà cường độ trừng phạt cũng sẽ không ngừng tăng cao thì mới có hiệu quả, cho đến lúc quá mức chịu đựng của con người thì sẽ bùng lên sự phản kháng và bạo động để chấm dứt sự vi phạm nhân quyền từ phía nhà nước. Cứ tiếp tục như vậy, tất nhiên sẽ hình thành tuần hoàn ác tính của kẻ thừa hành công vụ, và cuối cùng dẫn đến tình trạng công khai chống lại của nhân dân như đang diễn ra ở nước ta.
Việc đàn áp và giám sát quyền tự do của con người là hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tiếc thay điều đó đang hiện hữu ở ngay trên đất nước Việt Nam của chúng ta. Nhà cầm quyền tiếp tục coi thường quyền con người và khinh rẻ người dân. Đảng cầm quyền duy trì chế độ độc tài toàn trị, vi phạm và đàn áp nhân quyền bất chấp công luận. Họ quên rằng sức mạnh quần chúng là vũ khí mạnh nhất trong bối cảnh thế giới ngày nay. Một khi có đủ điều kiện cần và đủ, sức mạnh nhân dân có thể thay đổi chế độ một cách dễ dàng, nhanh chóng. Với tình hình Việt Nam, ngày nổi lên tiếng sấm vang rền để lật đổ chế độ đương quyền chắc chắn không còn xa.
Minh Văn (Hà nội, VN)
Chúng tôi xin kể ra đây vài câu chuyện ví dụ để quý vị có thể thấy rõ hơn chân lý đã nêu ở trên:
Tần Thủy Hoàng đã kết thúc nội loạn 550 năm thời Xuân Thu Chiến Quốc, thống nhất Trung Quốc. Công trạng đó có thể nói là vĩ đại trong lịch sử. Nhưng tiếc thay, sau khi thống nhất Trung Quốc ông ta đã thực hiện pháp chế tàn bạo theo đường lối chuyên chế, hình phạt tàn khốc, khiến cho cả nước trở thành một nhà giam lớn.
Cuốn “Hãn thư, hình pháp chí” ghi chép: “Thời nhà Tần, rào lớn chặn đường, nhà tù thành chợ”. Điều đó cho thấy sự tàn bạo và hà khắc của chế độ đương thời. Kết quả là nổ ra cuộc khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng. Cả nước giống như đống củi khô xếp đầy, nay được ngọn đuốc châm vào và ngay lập tức bùng lên khí thế đốt cháy cánh đồng, dẫn đến các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Mà trong đó lớn mạnh và nổi bật nhất là phong trào của hai lãnh tụ Lưu Bang, Hạng Vũ. Hai vị này đã mang quân tiến vào Hàm Dương và lật đổ nhà Tần chuyên chế. Như vậy, một vương triều lớn mạnh nhất Trung Quốc đã bị lật đổ chỉ sau 15 năm tồn tại. Do đó, chúng ta có thể thấy rõ một quy luật rằng: Sự răn đe, áp chế chỉ khiến dân chúng phục tùng bề ngoài, nhưng trong thâm tâm họ vẫn âm thầm chống lại chế độ tàn bạo đương quyền. Khi điều kiện chín muồi, đa số nhân dân sẽ vùng lên lật đổ chế độ nhà nước bạo ngược.
Thời Chu Lịch Vương, dân trong nước bất mãn, bàn tán xôn xao. Vua cử thám tử đi vào dân chúng, chuyên thu thập tư liệu về những người có liên quan đến việc nói xấu vua, sau đó thêu dệt thành tội và tiến hành trấn áp tàn khốc đối với họ. Bấy giờ, trong nước ai nấy đều lo sợ, sống buổi sáng chưa biết buổi tối ra sao. Mọi người không dám trò chuyện với nhau, người quen gặp nhau cũng đành ngoảnh mặt làm ngơ. Như vậy, cả nước lặng ngắt vì sự sợ hãi. Chu Lịch Vương vô cùng đắc ý về biện pháp khủng bố của mình. Giữa lúc ấy, từ trong chỗ vườn hoang im ắng tức thì có một tiếng sấm nổ vang, quốc dân bạo động, Chu Lịch Vương bị nhân dân vùng lên đuổi chạy.
Khi mâu thuẫn phát triển đến một trình độ nhất định, sự bạo động sẽ xẩy ra. Đó là bài học đắt giá cho những chế độ độc tài, chuyên chế ngày nay đang tồn tại. Điều mà dân gian ta vẫn thường hay nói: Từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa, hay giọt nước làm tràn ly. Các cuộc cách mạng Dân chủ lật đổ Độc tài gần đây tại các nước Trung Đông và Bắc Phi đã minh chứng hùng hồn cho điều đó.
Ai cũng dễ dàng liên tưởng đến hoàn cảnh của đất nước Việt Nam chúng ta. Nhà nước hiện nay đang thực hiện sự kiểm soát gắt gao đối với mọi hành động yêu nước hay phản đối chế độ của người dân. Điều đó được thực hiện bằng một biện pháp toàn trị theo đường lối độc tài. Tất cả mọi lực lượng từ an ninh, mật vụ cho đến các tổ chức đoàn thể tạo thành một mạng lưới dày đặc để thường xuyên giám sát và kìm kẹp người dân; khiến cho nhân dân không thể đoàn kết để bày tỏ thái độ chính trị của mình đối với nhà nước. Một điều được coi là quyền lợi chân chính nhất của người dân là bàn thảo về hiệu quả hoạt động của nhà nước thì bị coi là cấm kị. Những ai muốn bày tỏ thái độ phê phán chủ trương, chính sách của nhà nước thì có thể bị quy cho tội danh “Phản động” và có thể bị bỏ tù bất cứ lúc nào. Vì thế mà cả nước ai cũng lo sợ, không biết số mệnh mình sẽ ra sao trước những bất công và tàn ác của chế độ. Điều đó tạo nên một nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng, sự phản kháng âm thầm của người dân ngày càng mạnh mẽ, chỉ chờ có dịp là sẽ nổi lên lật đổ chế độ độc tài.
Một chế độ lành mạnh đúng nghĩa thì mối quan hệ giữa các thành phần xã hội được thực hiện và giải quyết thông qua pháp luật. Chỉ có pháp luật và công lý mới thể hiện và đáp ứng được nhu cầu của một xã hội tự do, dân chủ. Khi mà một nhà nước đã phải sử dụng đến bạo lực, bất chấp lý lẽ và luật lệ để duy trì sự ổn định thì chế độ đó sắp bị diệt vong. Và đó cũng là thời điểm nguy ngập của một chế độ độc tài, vì bạo lực và áp chế luôn là giải pháp cuối để giải quyết mâu thuẫn của họ. Đó không phải là sự thể hiện sức mạnh của kẻ bạo quyền, mà chứng tỏ chúng đang suy yếu và bất lực. Có thể nói: Đàn áp là một hình thức tự vệ của một chế độ đã không còn có tự tin là đang được quần chúng ủng hộ.
Sự đàn áp và áp chế chỉ công hiệu trong thời gian ngắn. Đó là biện pháp tàn bạo của những chế độc tài coi thường nhân quyền của người dân, điều không thể tồn tại trong một xã hội dân chủ. Sự khủng bố và đe dọa có thể khiến người ta e ngại tức thời nhưng không tâm phục, thay vào đó là sự căm thù và bất mãn. Đó là một vòng luẩn quẩn trong nỗ lực kéo dài sự tồn tại trong vô nghĩa của chế độ độc tài mà thôi. Vì rằng, khi họ dẹp đi được những vấn đề này thì vấn đề khác lại xuất hiện, lại phải tiếp tục ngăn chặn và đàn áp. Vì thế tình hình ngày càng trở nên phức tạp và lộn xộn vì sự thực thi pháp chế bừa bãi và quá mức. Khi con người bị trừng phạt một cách phi lý, khả năng chịu đựng sẽ ngày càng tăng. Do vậy mà cường độ trừng phạt cũng sẽ không ngừng tăng cao thì mới có hiệu quả, cho đến lúc quá mức chịu đựng của con người thì sẽ bùng lên sự phản kháng và bạo động để chấm dứt sự vi phạm nhân quyền từ phía nhà nước. Cứ tiếp tục như vậy, tất nhiên sẽ hình thành tuần hoàn ác tính của kẻ thừa hành công vụ, và cuối cùng dẫn đến tình trạng công khai chống lại của nhân dân như đang diễn ra ở nước ta.
Việc đàn áp và giám sát quyền tự do của con người là hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tiếc thay điều đó đang hiện hữu ở ngay trên đất nước Việt Nam của chúng ta. Nhà cầm quyền tiếp tục coi thường quyền con người và khinh rẻ người dân. Đảng cầm quyền duy trì chế độ độc tài toàn trị, vi phạm và đàn áp nhân quyền bất chấp công luận. Họ quên rằng sức mạnh quần chúng là vũ khí mạnh nhất trong bối cảnh thế giới ngày nay. Một khi có đủ điều kiện cần và đủ, sức mạnh nhân dân có thể thay đổi chế độ một cách dễ dàng, nhanh chóng. Với tình hình Việt Nam, ngày nổi lên tiếng sấm vang rền để lật đổ chế độ đương quyền chắc chắn không còn xa.
Minh Văn (Hà nội, VN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét