Pages

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Ông Trần Quang Thành rời Sứ quán Mỹ


Trần Quang Thành
Ông Trần Quang Thành thuộc trong số nhà
hoạt động nổi tiếng nhất của Trung Quốc
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói luật sư khiếm thị Trần Quang Thành đã "tự nguyện" ra khỏi Sứ quán Mỹ sau sáu ngày ở lại đây.
Một bản tin ngắn của Tân Hoa Xã phá vỡ sự im lặng của báo chí nhà nước trong vụ việc đe dọa phủ bóng lên đối thoại chiến lược Mỹ - Trung.

Một quan chức Mỹ cũng xác nhận ông Trần đã rời khỏi tòa đại sứ.
"Ông Trần Quang Thành đã đến một cơ sở y tế ở Bắc Kinh, nơi ông ấy sẽ được điều trị và gặp lại gia đình," viên chức giấu tên này nói.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì tuyên bố vô cùng bất mãn khi Sứ quán Mỹ đã đón nhận ông.
Người phát ngôn Lưu Vi Dân nói: "Phương thức của Mỹ là can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc và điều này hoàn toàn không thể chấp nhận."
"Trung Quốc đòi Mỹ xin lỗi vì vụ này, điều tra rốt ráo vụ việc, trừng phạt những ai có trách nhiệm, và bảo đảm những vụ như thế không tái diễn," ông Lưu nói.
Ông Trần rời khỏi Sứ quán Mỹ bằng ô tô cùng với Đại sứ Mỹ Gary Locke, người đưa ông đến bệnh viện, theo nhật báo Washington Post.
Phóng viên của tờ báo này đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Trần qua điện thọai và cho biết ông ấy vẫn khoẻ.
Luật sư nhân quyền Đằng Bưu cho biết ông đã nói chuyện với vợ ông Trần là bà Viên Vi Tĩnh và cho biết bà và hai người con đều đang có mặt ở B́ăc Kinh.
Tuy nhiên ông không biết hiện đại vợ con ông Trần được đối xử như thế nào kể từ khi ông Trần đào tẩu.
Chỉ trước đó vài giờ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tới Trung Quốc, dẫn đầu phái đoàn Mỹ tại cuộc họp thường niên với Trung Quốc nhằm thắt chặt mối quan hệ hai nước, đồng thời sẽ thảo luận về các vấn đề từ an ninh đến kinh tế.
Trước đó, bà Clinton vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về vụ đào thoát của ông Trần Quang Thành, người được cho là đang ở sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, trong lần phát biểu hôm thứ Hai 30/4, bà Clinton nói rằng bà sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền.
Nhà hoạt động nhân quyền Trần Quang Thành, người vốn bị mù từ nhỏ, là một nhân vật nổi tiếng bấy lâu.
Ông đã vận động chống lại việc giới chức thành phố Lâm Nghi thuộc tỉnh Sơn Đông ép buộc hàng ngàn phụ nữ nạo phá thai và triệt sản theo chính sách một con hà khắc của Trung Quốc.
Các nhóm hoạt động nhân quyền quốc tế nhiều lần gióng hồi chuông cảnh báo về cách đối xử của chính quyền đối với bản thân ông và những người thân trong gia đình.
Ông Trần đã trốn thoát khi đang chịu lệnh quản thúc tại gia hồi cuối tháng Tư.

Đối thoại chiến lược

Bà Clinton và Tổng thống Mỹ Barack Obama đều từ chối bình luận về trường hợp của ông Trần Quang Thành.
Phát biểu trong một buổi họp báo, ông Obama cho biết ông “nắm được tin tức” về vấn đề này nhưng sẽ không đưa ra bất cứ bình luận gì.
"Tôi có thể đảm bảo rằng chúng tôi sẽ thảo luận đến bất cứ vấn đề gì, kể cả nhân quyền, vốn là vấn đề đang tồn đọng giữa chúng tôi. "
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Về phía bà Clinton, bà nói rằng sẽ đề cập vấn đề nhân quyền trong đối thoại chiến lược với Trung Quốc.
“Một mối quan hệ mang tính xây dựng bao gồm việc đàm phán thẳng thắn về những vấn đề mà chúng tôi chưa đồng thuận, trong đó có nhân quyền,” hãng tin Reuters dẫn lời bà Clinton.
“Tôi có thể đảm bảo rằng chúng tôi sẽ thảo luận đến bất cứ vấn đề gì, kể cả nhân quyền, vốn là vấn đề đang tồn đọng giữa chúng tôi.”
Trong những lần phát biểu trước công chúng trước đó, bà Clinton từng tỏ sự chú ý đến trường hợp của ông Trần.
Bộ trưởng tài chính Timothy Geithner cũng sẽ tham gia vào cuộc Đối thoại Kinh tế Chiến lược Mỹ – Trung với các quan chức cấp cao Trung Quốc vào thứ Năm, 3/5 và thứ Sáu 4/5.

Không có nhận xét nào: