Pages

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Cần đưa "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông" đến tay mọi người


Bìa quyển "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông", phát hành ngày 07/08/2012.
Bìa quyển "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông", phát hành ngày 07/08/2012.
DR
Trọng Nghĩa
Ngày 07/08/2012, công trình biên khảo « Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông » về chủ quyền của Việt Nam tại các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chính thức ra mắt độc giả trong nước. Truyền thông Trung Quốc đã lập tức tung ra nhiều bài đả phá những điều nêu trong quyển sách, chứng tỏ rằng công trình vừa xuất bản đã đánh trúng vào chỗ yếu của Trung Quốc.
Quyển « Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông » - dày khoảng 400 trang, bao gồm 4 chương và một phụ lục – là một công trình tập thể của các chuyên gia thuộc nhiều lãnh vực, với ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam chủ biên, và do nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành.

Chương 1 quyển sách giới thiệu vị trí và vai trò của biển đảo Việt Nam trong nền kinh tế, quốc phòng, an ninh của Việt Nam ; chương 2 đề cập đến các cơ sở pháp lý xác định chủ quyền Việt Nam trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam ; chương 3 đề cập cụ thể đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ; và chương 4 nói về tình hình tranh chấp hiện nay và những giải pháp.
Chỉ ít lâu sau khi quyển « Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông » được chính thức phát hành, báo chí Trung Quốc đã liên tục lên tiếng bác bỏ những quan điểm được nêu lên trong quyển sách.
Ngày 13/08 vừa qua chẳng hạn, trong một bài viết mang tựa đề « Giới chuyên gia bác bỏ đòi hỏi chủ quyền trên các đảo của một tác giả Việt Nam », tờ Hoàn cầu Thời báo – Global Times của Trung Quốc đã viện dẫn hai chuyên gia Trung Quốc để đặc biệt đả phá phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam từ thế kỷ 17 trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nêu lên trong quyển « Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông ».
Tuy nhiên, lý do mà Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Địa lý và Lịch sử Biên giói Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc hoàn toàn không có gì mới, mà chỉ lập lại quan điểm từ xưa đến nay vẫn được Bắc Kinh sử dụng : « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa), vì Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên cho các khu vực này cách đây 2.000 năm, sớm hơn nhiều so với Việt Nam ».
Trên đây chỉ là một trong rất nhiều ví dụ về các phản ứng gay gắt của Trung Quốc trước sự kiện Việt Nam cho phát hành tập biên khảo « Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông ». Phản ứng của Trung Quốc cho thấy là Việt Nam đã đi đúng hướng trong việc công khai hóa các quan điểm của mình trên vấn đề Biển Đông, đẩy các học giả Trung Quốc vào thế bị động.
Là người thường xuyên theo dõi các diễn biến liên quan đến Biển Đông, giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ, đã cho rằng sự kiện Việt Nam xuất bản được một công trình có hệ thống về vấn đề Biển Đông là một điều rất đáng khích lệ, đặc biệt trong bối cảnh từ trước đến nay hầu như không có công trình nào loại này được công bố cho công chúng rộng rãi được biết. Theo giáo sư Long, hướng tiếp cận này cần phải được thúc đẩy thêm, tạo điều kiện đưa quyển sách đến tận tay mọi người, song song với việc tổ chức thêm các hội nghị khoa học quốc tế về Biển Đông.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long - Đại học Maine (Hoa Kỳ)
 
20/08/2012
by Trọng Nghĩa
 
 

Không có nhận xét nào: