Theo:http://saohomsaomai.wordpress.com/2012/08/10/doanh-nghiep-pha-san/
Nhiều đại gia đang sắp phá sản, đang đi cầm xế để trả nợ.
Nhiều đại gia đang sắp phá sản, đang đi cầm xế để trả nợ.
Doanh nghiệp nhà đất VN kiệt quệ
Nguoi Lao Dong
90% doanh nghiệp địa ốc đã “chết lâm sàng” vì không tiếp cận được vốn và gần như 100% sản phẩm không có thanh khoản
Sản phẩm bất động sản tồn kho quá nhiều khiến không ít doanh nghiệp kiệt quệ. Ảnh: Tấn Thạnh
Sau chưa đầy 3 năm thị trường bất động sản (BĐS) lâm vào tình cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này, từ những chủ đầu tư dự án lắm tiền nhiều của đến các đơn vị môi giới “tay không bắt giặc”, đã có dấu hiệu kiệt quệ về tài chính, thậm chí phá sản.
“Đại gia” khóc ròng
Sản phẩm bất động sản tồn kho quá nhiều khiến không ít doanh nghiệp kiệt quệ. Ảnh: Tấn Thạnh
Sau chưa đầy 3 năm thị trường bất động sản (BĐS) lâm vào tình cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này, từ những chủ đầu tư dự án lắm tiền nhiều của đến các đơn vị môi giới “tay không bắt giặc”, đã có dấu hiệu kiệt quệ về tài chính, thậm chí phá sản.
“Đại gia” khóc ròng
Từng được xem là một DN với nội lực tài chính dồi dào khi mạnh dạn cho xây dựng dự án phức hợp cao vài chục tầng tại một vị trí đắc địa ở quận 1 – TPHCM (nhìn xuống sông Bạch Đằng) trong thời điểm thị trường BĐS manh nha những khó khăn nhưng ít ai ngờ, nhân viên của họ đã 3 tháng nay chưa được lãnh lương.
Không chỉ vậy, công trình dự án đã từng bị cắt điện khi đang thi công vì thiếu tiền điện. Chủ dự án này lại tính dọn văn phòng đại diện của công ty đang thuê mặt bằng ở tòa nhà cao tầng gần đó về công trình còn ngổn ngang vì chỉ mới xây xong phần thô. Việc này có lẽ nhằm tiết giảm chi phí bởi cách đây ít lâu, văn phòng công ty nợ tiền nên bị chủ tòa nhà cúp điện để “dằn mặt”…
Một “đại gia” khác đến TPHCM kinh doanh BĐS nhưng hiện lâm vào tình cảnh không khác gì “hổ về đồng bằng”. Theo thông tin chúng tôi nắm được, DN này đang gặp tình cảnh khó khăn toàn diện khi ngân hàng hạn chế cấp thêm tài chính, lại nằm trong diện kiểm tra đặc biệt của cơ quan chứng khoán, còn đa phần các dự án thì xây dựng dở dang và bán không được nên nguồn vốn bị ứ đọng… Mới đây, DN này bị tố bán đất khi chưa đủ điều kiện cho phép cho nhiều khách hàng ở Đà Nẵng. Tại TPHCM, DN này mất uy tín trầm trọng khi dự án bị khách hàng tố tự ý thay đổi vật liệu xây dựng để tiết giảm chi phí, một cách “rút ruột” công trình.
Hiện nay, chưa thể thống kê hết số lượng các DN BĐS đang kiệt quệ về tài chính tại TPHCM do nhiều đơn vị cố gắng gồng mình chịu đựng vì sợ mất mặt. Ông Đặng Hoàng Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Thanh Bình, cho rằng có đến 90% DN BĐS đã “chết lâm sàng” vì không tiếp cận được vốn và gần như 100% sản phẩm không có thanh khoản. Còn theo Bộ Xây dựng, hơn 54% DN BĐS trên cả nước đã “chết” do địa ốc đóng băng.
Như “bom nổ chậm”
Hiện trạng BĐS tồn kho đang là một gánh nặng cho các DN BĐS và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây kiệt quệ nguồn vốn của DN trước mắt và lâu dài. Theo số liệu thống kê sơ bộ của hơn 60 DN niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TPHCM, lượng hàng tồn kho trị giá hơn 83.804 tỉ đồng, tăng 6,69% so với cuối năm 2011. Như vậy, số BĐS tồn kho đang chiếm tới 45,84% tổng tài sản của các DN này.
Điều đáng chú ý là 6 công ty lớn nhất của thị trường BĐS hiện nắm giữ 69,4% lượng tiền mặt, phần lớn DN còn lại nắm rất ít. Hiện tổng lượng tiền mặt cuối quý II/2012 không đủ để thực hiện chi trả cho khoản chi phí gồm lãi vay, thanh toán cho nhà thầu và các khoản khác. Điều này cho thấy phần lớn các DN không còn tiền mặt để hoạt động. Để có tiền thanh toán những khoản nợ, chắc chắn các DN phải đẩy nhanh việc thu hồi công nợ, giải phóng lượng hàng tồn kho, thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn ở những lĩnh vực trái ngành…
BĐS tồn kho quá nhiều được xem như quả “bom nổ chậm”, nếu không có giải pháp xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả. Tình hình tiêu thụ chậm các sản phẩm BĐS để bán trong 3 năm trở lại đây (đặc biệt là căn hộ) làm cho tỉ lệ hàng tồn kho trên sổ sách của các DN ngày càng phình to. Cá biệt, ở một số DN, tỉ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản lên đến 70%-90%.
Theo Sở Xây dựng TPHCM, đến cuối năm 2011, TP có 19.993 DN kinh doanh BĐS. Với số lượng DN hùng hậu như vậy, nếu thống kê đầy đủ, số sản phẩm BĐS tồn kho sẽ cao hơn rất nhiều so với con số nêu trên.
Đối với khách hàng, việc mua nhà của các DN có tỉ lệ nợ và hàng tồn kho cao là rất rủi ro do các tài sản mua bán chưa được hình thành. Do đó, nếu công ty không còn khả năng triển khai dự án hoặc trả nợ ngân hàng thì khách hàng sẽ rất khó có khả năng thu hồi vốn.
Không chỉ vậy, công trình dự án đã từng bị cắt điện khi đang thi công vì thiếu tiền điện. Chủ dự án này lại tính dọn văn phòng đại diện của công ty đang thuê mặt bằng ở tòa nhà cao tầng gần đó về công trình còn ngổn ngang vì chỉ mới xây xong phần thô. Việc này có lẽ nhằm tiết giảm chi phí bởi cách đây ít lâu, văn phòng công ty nợ tiền nên bị chủ tòa nhà cúp điện để “dằn mặt”…
Một “đại gia” khác đến TPHCM kinh doanh BĐS nhưng hiện lâm vào tình cảnh không khác gì “hổ về đồng bằng”. Theo thông tin chúng tôi nắm được, DN này đang gặp tình cảnh khó khăn toàn diện khi ngân hàng hạn chế cấp thêm tài chính, lại nằm trong diện kiểm tra đặc biệt của cơ quan chứng khoán, còn đa phần các dự án thì xây dựng dở dang và bán không được nên nguồn vốn bị ứ đọng… Mới đây, DN này bị tố bán đất khi chưa đủ điều kiện cho phép cho nhiều khách hàng ở Đà Nẵng. Tại TPHCM, DN này mất uy tín trầm trọng khi dự án bị khách hàng tố tự ý thay đổi vật liệu xây dựng để tiết giảm chi phí, một cách “rút ruột” công trình.
Hiện nay, chưa thể thống kê hết số lượng các DN BĐS đang kiệt quệ về tài chính tại TPHCM do nhiều đơn vị cố gắng gồng mình chịu đựng vì sợ mất mặt. Ông Đặng Hoàng Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Thanh Bình, cho rằng có đến 90% DN BĐS đã “chết lâm sàng” vì không tiếp cận được vốn và gần như 100% sản phẩm không có thanh khoản. Còn theo Bộ Xây dựng, hơn 54% DN BĐS trên cả nước đã “chết” do địa ốc đóng băng.
Như “bom nổ chậm”
Hiện trạng BĐS tồn kho đang là một gánh nặng cho các DN BĐS và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây kiệt quệ nguồn vốn của DN trước mắt và lâu dài. Theo số liệu thống kê sơ bộ của hơn 60 DN niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TPHCM, lượng hàng tồn kho trị giá hơn 83.804 tỉ đồng, tăng 6,69% so với cuối năm 2011. Như vậy, số BĐS tồn kho đang chiếm tới 45,84% tổng tài sản của các DN này.
Điều đáng chú ý là 6 công ty lớn nhất của thị trường BĐS hiện nắm giữ 69,4% lượng tiền mặt, phần lớn DN còn lại nắm rất ít. Hiện tổng lượng tiền mặt cuối quý II/2012 không đủ để thực hiện chi trả cho khoản chi phí gồm lãi vay, thanh toán cho nhà thầu và các khoản khác. Điều này cho thấy phần lớn các DN không còn tiền mặt để hoạt động. Để có tiền thanh toán những khoản nợ, chắc chắn các DN phải đẩy nhanh việc thu hồi công nợ, giải phóng lượng hàng tồn kho, thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn ở những lĩnh vực trái ngành…
BĐS tồn kho quá nhiều được xem như quả “bom nổ chậm”, nếu không có giải pháp xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả. Tình hình tiêu thụ chậm các sản phẩm BĐS để bán trong 3 năm trở lại đây (đặc biệt là căn hộ) làm cho tỉ lệ hàng tồn kho trên sổ sách của các DN ngày càng phình to. Cá biệt, ở một số DN, tỉ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản lên đến 70%-90%.
Theo Sở Xây dựng TPHCM, đến cuối năm 2011, TP có 19.993 DN kinh doanh BĐS. Với số lượng DN hùng hậu như vậy, nếu thống kê đầy đủ, số sản phẩm BĐS tồn kho sẽ cao hơn rất nhiều so với con số nêu trên.
Đối với khách hàng, việc mua nhà của các DN có tỉ lệ nợ và hàng tồn kho cao là rất rủi ro do các tài sản mua bán chưa được hình thành. Do đó, nếu công ty không còn khả năng triển khai dự án hoặc trả nợ ngân hàng thì khách hàng sẽ rất khó có khả năng thu hồi vốn.
Sống không được, chết không xong
Theo ông Vũ Anh Tâm, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, 4 năm nay, thị trường BĐS bị tê liệt khiến các DN “ăn mòn” gần hết tài sản của mình. Tiền đầu tư vào dự án không sinh lợi nhuận mà còn có nguy cơ bị ngân hàng “gom” hết; thương hiệu các DN xây dựng thời gian qua có nguy cơ vứt bỏ. Nhiều công ty phải bán sản phẩm chỉ bằng 50%-60% giá thành nhưng không có người mua khiến họ lâm vào cảnh “sống không được, chết không xong”.
Tường Nguyên
Theo ông Vũ Anh Tâm, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, 4 năm nay, thị trường BĐS bị tê liệt khiến các DN “ăn mòn” gần hết tài sản của mình. Tiền đầu tư vào dự án không sinh lợi nhuận mà còn có nguy cơ bị ngân hàng “gom” hết; thương hiệu các DN xây dựng thời gian qua có nguy cơ vứt bỏ. Nhiều công ty phải bán sản phẩm chỉ bằng 50%-60% giá thành nhưng không có người mua khiến họ lâm vào cảnh “sống không được, chết không xong”.
Tường Nguyên
http://nld.com.vn/20120728091022210p1234c1236/doanh-nghiep-nha-dat-kiet-que.htm
Đại gia… cầm cố siêu xe!
Tien Phong Thứ Bảy, 28/07/2012 21:23
Vì không vay được vốn, kinh doanh gặp khó, không có tiền trả lãi ngân hàng, tiền lương nhân viên và thuê văn phòng…, nhiều đại gia đã phải tìm đến các salon ô tô cầm cố xe tiền tỉ để lấy tiền cho công ty cầm cự qua ngày.
Bước đường cùng
Anh Nam là chủ tịch HĐQT một công ty từng lọt vào top 10 lĩnh vực việc làm và cung ứng nhân lực do một hiệp hội uy tín bầu chọn. Cả tháng nay, nhiều nhân viên trong công ty xì xào bàn tán “không biết chiếc Lexus 470 của sếp Nam biến đâu mất” vì chỉ thấy sếp đến văn phòng (thuê tại một toà nhà vào loại sang trọng nhất Hà Nội hiện nay) bằng taxi.
Các nhân viên mới không dám hỏi đã đành, những người thân cận cũng không dám đề cập vì sợ sếp… cáu.
Hóa ra, vì công ty kinh doanh gặp khó, tiền thu vào không đủ chi nên anh Nam phải đưa chiếc Lexus ra ký gửi tại một salon ô tô trên đường Lê Văn Lương (quận Cầu Giấy).
“Ngân hàng thúc nợ mạnh quá. Khoản tiền vay anh em cũng đã đến hạn. Giấy tờ nhà cầm cố hết rồi. Mượn thêm mấy sổ đỏ cầm cố ngân hàng cũng không đủ trả nợ. Bước đường cùng tôi phải nghiến răng cắm nốt xe” – anh Nam buồn rầu nói.
Một số người bạn tâm giao của anh Nam cho biết hồi anh Nam mua chiếc Lexus 470, giá gần 180 nghìn USD, cộng thêm thuế trước bạ, bảo hiểm… giá chiếc xe lên trên 4 tỉ đồng, nhưng nay khi đến ký gửi chỉ được hơn 2 tỷ đồng.
Trung bình mỗi tháng, anh Nam phải trả cho salon tiền lãi 120 triệu đồng (2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày).
“Không chỉ xấu hổ với nhân viên mà bạn bè hỏi mình cũng ậm ờ cho qua chuyện. Với 2 tỉ đồng, cũng mới chỉ giải quyết được những khoản nợ trước mắt, còn về lâu dài, nếu không vay được tiền ngân hàng nữa thì có khi phải tuyên bố phá sản” – anh Nam tâm sự.
Không chỉ riêng gì anh Nam, chị Vân Anh – Giám đốc công ty truyền thông MH cũng vừa đâm đơn xin vào một tập đoàn nước ngoài ở vị trí giám đốc truyền thông.
Do suy thoái kinh tế, các đối tác cắt hợp đồng nên Công ty MH rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Vì chậm lương triền miên nên nhân viên lũ lượt ra đi. Để trang trải tiền lương và trả nợ ngân hàng, chị Vân Anh đành ngậm ngùi đưa chiếc xe Bentley Continental đi ký gửi.
“Chồng kinh doanh bất động sản cũng bể nợ, đang vay ngân hàng một đống. Giấy tờ nhà cầm cố hết. Giờ chỉ còn mỗi chiếc xe nên dù tiếc cũng phải ký gửi lấy 1,5 tỉ đồng để trả nợ. Vì nếu không trả, sẽ mất hết uy tín, khó làm ăn về sau” – chị Vân Anh nói.
Với 1,5 tỉ đồng, chị Vân Anh đã trả hết tiền nợ lương cho 10 nhân viên, tiền thuê văn phòng và lãi ngân hàng. Chị quyết định tạm thời đóng cửa công ty, đi làm thuê.
Salon ô tô thành tiệm cầm đồ
Theo sự chỉ dẫn của anh Nam và chị Vân Anh, trong vai người đi mua xe, tôi lượn qua các salon ô tô ở Hà Nội. Ngạc nhiên là tại nhiều salon, xe sang đã qua sử dụng được bày bán khá nhiều.
Tại một salon ở quận Cầu Giấy, anh G. – chủ salon, cho biết hiện salon của anh có gần 10 chiếc xe sang đã qua sử dụng được các đại gia ký gửi, nhờ bán.
Các loại xe cũ được chào bán, hội đủ những thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Hummer, Lexus, Porsche Cayenne, Acura… “Bọn em sẽ mua đứt bán đoạn và sẽ làm công chứng ngay cho anh nếu chồng tiền đặt cọc” – anh G. cho biết.
Tôi tỏ ý muốn mua chiếc Lexus 470, anh G. nói, đây là xe cá nhân chứ không phải xe công ty nên yên tâm về chất lượng. Chủ nhân là một đại gia bất động sản nhưng khi hết hạn ký gửi không có tiền trả nên đã giao toàn quyền cho salon bán xe.
“Con này đời 2008, nhưng được đăng ký lần đầu năm 2009. Nếu anh mua, bọn em làm hợp đồng và cho xe vào hãng kiểm tra luôn” – anh G. giới thiệu.
Đưa tôi đi một vòng quanh xe, anh G. cho biết đây là xe của một đại gia ở quận Hà Đông, vì bể nợ do kinh doanh bất động sản thua lỗ nên phải ký gửi xe. Ngay bên cạnh chiếc Lexus 470 là chiếc Porsche Cayenne cũng của một đại gia ký gửi nhưng không có tiền lấy xe ra.
Anh Nam là chủ tịch HĐQT một công ty từng lọt vào top 10 lĩnh vực việc làm và cung ứng nhân lực do một hiệp hội uy tín bầu chọn. Cả tháng nay, nhiều nhân viên trong công ty xì xào bàn tán “không biết chiếc Lexus 470 của sếp Nam biến đâu mất” vì chỉ thấy sếp đến văn phòng (thuê tại một toà nhà vào loại sang trọng nhất Hà Nội hiện nay) bằng taxi.
Các nhân viên mới không dám hỏi đã đành, những người thân cận cũng không dám đề cập vì sợ sếp… cáu.
Hóa ra, vì công ty kinh doanh gặp khó, tiền thu vào không đủ chi nên anh Nam phải đưa chiếc Lexus ra ký gửi tại một salon ô tô trên đường Lê Văn Lương (quận Cầu Giấy).
“Ngân hàng thúc nợ mạnh quá. Khoản tiền vay anh em cũng đã đến hạn. Giấy tờ nhà cầm cố hết rồi. Mượn thêm mấy sổ đỏ cầm cố ngân hàng cũng không đủ trả nợ. Bước đường cùng tôi phải nghiến răng cắm nốt xe” – anh Nam buồn rầu nói.
Một số người bạn tâm giao của anh Nam cho biết hồi anh Nam mua chiếc Lexus 470, giá gần 180 nghìn USD, cộng thêm thuế trước bạ, bảo hiểm… giá chiếc xe lên trên 4 tỉ đồng, nhưng nay khi đến ký gửi chỉ được hơn 2 tỷ đồng.
Trung bình mỗi tháng, anh Nam phải trả cho salon tiền lãi 120 triệu đồng (2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày).
“Không chỉ xấu hổ với nhân viên mà bạn bè hỏi mình cũng ậm ờ cho qua chuyện. Với 2 tỉ đồng, cũng mới chỉ giải quyết được những khoản nợ trước mắt, còn về lâu dài, nếu không vay được tiền ngân hàng nữa thì có khi phải tuyên bố phá sản” – anh Nam tâm sự.
Không chỉ riêng gì anh Nam, chị Vân Anh – Giám đốc công ty truyền thông MH cũng vừa đâm đơn xin vào một tập đoàn nước ngoài ở vị trí giám đốc truyền thông.
Do suy thoái kinh tế, các đối tác cắt hợp đồng nên Công ty MH rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Vì chậm lương triền miên nên nhân viên lũ lượt ra đi. Để trang trải tiền lương và trả nợ ngân hàng, chị Vân Anh đành ngậm ngùi đưa chiếc xe Bentley Continental đi ký gửi.
“Chồng kinh doanh bất động sản cũng bể nợ, đang vay ngân hàng một đống. Giấy tờ nhà cầm cố hết. Giờ chỉ còn mỗi chiếc xe nên dù tiếc cũng phải ký gửi lấy 1,5 tỉ đồng để trả nợ. Vì nếu không trả, sẽ mất hết uy tín, khó làm ăn về sau” – chị Vân Anh nói.
Với 1,5 tỉ đồng, chị Vân Anh đã trả hết tiền nợ lương cho 10 nhân viên, tiền thuê văn phòng và lãi ngân hàng. Chị quyết định tạm thời đóng cửa công ty, đi làm thuê.
Salon ô tô thành tiệm cầm đồ
Theo sự chỉ dẫn của anh Nam và chị Vân Anh, trong vai người đi mua xe, tôi lượn qua các salon ô tô ở Hà Nội. Ngạc nhiên là tại nhiều salon, xe sang đã qua sử dụng được bày bán khá nhiều.
Tại một salon ở quận Cầu Giấy, anh G. – chủ salon, cho biết hiện salon của anh có gần 10 chiếc xe sang đã qua sử dụng được các đại gia ký gửi, nhờ bán.
Các loại xe cũ được chào bán, hội đủ những thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Hummer, Lexus, Porsche Cayenne, Acura… “Bọn em sẽ mua đứt bán đoạn và sẽ làm công chứng ngay cho anh nếu chồng tiền đặt cọc” – anh G. cho biết.
Tôi tỏ ý muốn mua chiếc Lexus 470, anh G. nói, đây là xe cá nhân chứ không phải xe công ty nên yên tâm về chất lượng. Chủ nhân là một đại gia bất động sản nhưng khi hết hạn ký gửi không có tiền trả nên đã giao toàn quyền cho salon bán xe.
“Con này đời 2008, nhưng được đăng ký lần đầu năm 2009. Nếu anh mua, bọn em làm hợp đồng và cho xe vào hãng kiểm tra luôn” – anh G. giới thiệu.
Đưa tôi đi một vòng quanh xe, anh G. cho biết đây là xe của một đại gia ở quận Hà Đông, vì bể nợ do kinh doanh bất động sản thua lỗ nên phải ký gửi xe. Ngay bên cạnh chiếc Lexus 470 là chiếc Porsche Cayenne cũng của một đại gia ký gửi nhưng không có tiền lấy xe ra.
“Nếu anh thích, nên mua con RX 350 đời 2011 kia. Hàng xuất của Mỹ, chất lượng đảm bảo tuyệt đối… ” – G. nói.
Tôi muốn hỏi sâu về chủ nhân của chiếc xe Lexus 470, anh G. lưỡng lự: Anh thông cảm, xe ký gửi nên họ yêu cầu giấu tên. Khi thỏa thuận giá xong, hợp đồng bán xe hoàn tất, lúc đó em sẽ mang các giấy tờ liên quan cho anh xem trước khi đi công chứng.
Chiếc Lexus 470 đang được rao bán với giá 2 tỷ 250 triệu đồng tại một salon ô tô ở quận Cầu Giấy. Ảnh: P.C.
Hôm sau, mượn con “mẹc E250” của người bạn, tôi vòng qua phố Lê Văn Lương – một trung tâm mua bán, ký gửi ô tô của Hà Nội. Vừa thấy tôi vào, chủ salon có tên Đ.T chạy ra đon đả. “Anh mua xe hay ký gửi?”.
Tôi bảo ký gửi. Anh T. mời vào văn phòng, mang ra hợp đồng giới thiệu các chủ nhân đang ký gửi xe tại đây để làm chứng. Để lấy lòng khách, anh T. đưa tôi lượn một vòng salon.
Tại đây, có nhiều xe đắt tiền đang được nhiều người ký gửi như: Lexus 470, BMW X5, Prado GX 3.0… Đến từng chiếc xe, anh T. không quên thông báo giá.
Tôi bảo ký gửi. Anh T. mời vào văn phòng, mang ra hợp đồng giới thiệu các chủ nhân đang ký gửi xe tại đây để làm chứng. Để lấy lòng khách, anh T. đưa tôi lượn một vòng salon.
Tại đây, có nhiều xe đắt tiền đang được nhiều người ký gửi như: Lexus 470, BMW X5, Prado GX 3.0… Đến từng chiếc xe, anh T. không quên thông báo giá.
“Đây toàn xe ký gửi nhưng đến hạn chủ nhân không có tiền trả nên nhờ salon bán hộ” – anh T. khẳng định thêm.
Tôi hỏi T, con mẹc E250 của tôi ký gửi được bao nhiêu?. “Anh em kiểm tra kỹ rồi, xe anh chỉ được khoảng 1 tỉ, nếu đồng ý thì làm hợp đồng luôn”- Anh T. cho biết “luật ký gửi là 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày, xe anh ký gửi 1 tỉ đồng sẽ phải đóng tiền lãi mỗi tháng 60 triệu đồng. Hết hạn ký gửi theo thoả thuận, khách không trả gốc và lãi solon được quyền bán xe”.
Để chắc ăn, bên chủ xe ký gửi phải ký một hợp đồng ủy quyền có công chứng cho chủ salon. Nên khi chủ xe không quay lại, chủ salon toàn quyền định đoạt. Bản chất của ký gửi này, không khác tiệm cầm đồ.
Thấy tôi chê lãi cao, anh T. cho biết tất cả các salon trên phố Lê Văn Lương này đều có giá (lãi vay) vậy cả. Lấy lý do đi một vòng tham khảo giá, tôi tiếp tục đến đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên).
Tại đây, dọc hai bên đường, salon ô tô nằm san sát. Các loại xe sang chờ bán như Lexus, BMW, Mercedes-Benz… bày ra cả vỉa hè. Giá mỗi chiếc xe được chủ salon dán hẳn lên trên kính. Xe đắt nhất khoảng hơn 3 tỷ đồng nhưng cũng có xe chỉ hơn 1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo anh L.T – giám đốc một salon vào loại lớn nhất quận Long Biên, xe đang rất ế ẩm, khó bán, đặc biệt là xe cũ đắt tiền của những người từng rất giàu có ký gửi. Cũng theo anh T., những người ký gửi xe chủ yếu kinh doanh chứng khoán, bất động sản, một số kinh doanh dịch vụ hàng hoá.
“Họ ký gửi cho sang, chứ sau khi ký gửi xong, ít người lấy lại xe lắm. Thường khi gần đến hạn trả nợ, họ đến bán đứt cho salon, lấy được chút tiền chênh lệch rồi đi thẳng” – anh T. cho biết.
Tôi hỏi T, con mẹc E250 của tôi ký gửi được bao nhiêu?. “Anh em kiểm tra kỹ rồi, xe anh chỉ được khoảng 1 tỉ, nếu đồng ý thì làm hợp đồng luôn”- Anh T. cho biết “luật ký gửi là 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày, xe anh ký gửi 1 tỉ đồng sẽ phải đóng tiền lãi mỗi tháng 60 triệu đồng. Hết hạn ký gửi theo thoả thuận, khách không trả gốc và lãi solon được quyền bán xe”.
Để chắc ăn, bên chủ xe ký gửi phải ký một hợp đồng ủy quyền có công chứng cho chủ salon. Nên khi chủ xe không quay lại, chủ salon toàn quyền định đoạt. Bản chất của ký gửi này, không khác tiệm cầm đồ.
Thấy tôi chê lãi cao, anh T. cho biết tất cả các salon trên phố Lê Văn Lương này đều có giá (lãi vay) vậy cả. Lấy lý do đi một vòng tham khảo giá, tôi tiếp tục đến đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên).
Tại đây, dọc hai bên đường, salon ô tô nằm san sát. Các loại xe sang chờ bán như Lexus, BMW, Mercedes-Benz… bày ra cả vỉa hè. Giá mỗi chiếc xe được chủ salon dán hẳn lên trên kính. Xe đắt nhất khoảng hơn 3 tỷ đồng nhưng cũng có xe chỉ hơn 1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo anh L.T – giám đốc một salon vào loại lớn nhất quận Long Biên, xe đang rất ế ẩm, khó bán, đặc biệt là xe cũ đắt tiền của những người từng rất giàu có ký gửi. Cũng theo anh T., những người ký gửi xe chủ yếu kinh doanh chứng khoán, bất động sản, một số kinh doanh dịch vụ hàng hoá.
“Họ ký gửi cho sang, chứ sau khi ký gửi xong, ít người lấy lại xe lắm. Thường khi gần đến hạn trả nợ, họ đến bán đứt cho salon, lấy được chút tiền chênh lệch rồi đi thẳng” – anh T. cho biết.
Theo Phong Cầm (TPO)
http://nld.com.vn/20120728025723970p0c1014/dai-gia-cam-co-sieu-xe.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét