Bức thư nêu rõ tên tuổi của 17 người đã bị giam giữ từ một năm nay, trong đó có ông Paulus Lê Văn Sơn, bà Tạ Phong Tần.
Đối với HRW, những người này chỉ tìm cách thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, được ghi trong các công ước quốc tế. Họ đấu tranh cho công bằng xã hội, tự do tôn giáo. Thế nhưng, 17 người này đã bị giam giữ và truy tố với những tội danh được ghi một cách mơ hồ và không rõ ràng trong bộ Luật Hình sự Việt Nam, như hạn chế tự do lập hội trong điều 79, hạn chế tự do ngôn luận như điều 88.
HRW còn nhắc lại là ngày 12/3 năm nay, 9 tổ chức phi chính phủ quốc tế đã gửi thư tới Thủ tướng Việt Nam kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những người này và để cho họ được hưởng quyền giúp đỡ về tư pháp. Thế nhưng, từ đó đến nay, tình hình không được cải thiện, mà còn xấu đi. Bốn người trong số này đã bị kết án tù oan sai, những người khác không được gặp các luật sư. Blogger Paulus Lê Văn Sơn bị chuyển đến nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội và bị giam cầm trong những điều kiện khắc nghiệt. Từ một năm nay, người nhà ông Đặng Xuân Diệu không được phép tới thăm nuôi.
HRW nhấn mạnh, Việt Nam phải tôn trọng các nghĩa vụ được ghi trong luật pháp quốc tế bởi vì đã gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Các quyền này cũng được ghi rõ trong Tuyên bố Phổ quát về Nhân quyền.
Do vậy, HRW và những người ký thư khẩn cấp kêu gọi chính phủ Việt Nam rút bỏ toàn bỏ các cáo buộc đối với những người bị đem ra xét xử và xóa bỏ bản án đối với những người đã bị kết án.
Đối với HRW, những người này chỉ tìm cách thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, được ghi trong các công ước quốc tế. Họ đấu tranh cho công bằng xã hội, tự do tôn giáo. Thế nhưng, 17 người này đã bị giam giữ và truy tố với những tội danh được ghi một cách mơ hồ và không rõ ràng trong bộ Luật Hình sự Việt Nam, như hạn chế tự do lập hội trong điều 79, hạn chế tự do ngôn luận như điều 88.
HRW còn nhắc lại là ngày 12/3 năm nay, 9 tổ chức phi chính phủ quốc tế đã gửi thư tới Thủ tướng Việt Nam kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những người này và để cho họ được hưởng quyền giúp đỡ về tư pháp. Thế nhưng, từ đó đến nay, tình hình không được cải thiện, mà còn xấu đi. Bốn người trong số này đã bị kết án tù oan sai, những người khác không được gặp các luật sư. Blogger Paulus Lê Văn Sơn bị chuyển đến nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội và bị giam cầm trong những điều kiện khắc nghiệt. Từ một năm nay, người nhà ông Đặng Xuân Diệu không được phép tới thăm nuôi.
HRW nhấn mạnh, Việt Nam phải tôn trọng các nghĩa vụ được ghi trong luật pháp quốc tế bởi vì đã gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Các quyền này cũng được ghi rõ trong Tuyên bố Phổ quát về Nhân quyền.
Do vậy, HRW và những người ký thư khẩn cấp kêu gọi chính phủ Việt Nam rút bỏ toàn bỏ các cáo buộc đối với những người bị đem ra xét xử và xóa bỏ bản án đối với những người đã bị kết án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét