Pages

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Tiệc Sushi Biển Đông


Tác giả : Trần Khải
Đơn giản là dầu, là mỏ dầu, là mỏ khí đốt thiên nhiên. Biển Đông là kho tàng cho nhiều đời ngư dân Việt, và bây giờ là nơi Trung Quốc tiến vào để gây tranh chấp — chỉ vì các mỏ dầu khí nơi này.
Bản tin Reuters hôm Thứ Tư phân tích rằng trước tiên là đợt tấn công ngoaị giao của Trung Quốc, kế tiếp là đợt trình diễn sức mạnh quân sự. Và bây giờ, TQ tiến hành rao thầu 9 lô dầu khí trong vùng mà TQ gọi là “khu vực tranh chấp” ở Biển Đông của VN.
Thực ra, các nơi đó, VN nói là nằm trong vùng kinh tế đặc quyền VN. Nhưng tiếng nói của VN đã yếu ớt đưa ra, có thể là không đủ để chuẩn bị các thế hệ học giả nghiên cứu về Biển Đông sau nhiều thập niên nhắm mắt bỏ lơ vụ Hải Quân TQ tấn chiếm Hoàng Sa lúc đó do quân lực VNCH gìn giữ — đó là chưa kể tới bản công hàm năm 1958 công nhận nhiều vùng Biển Đông là tài sản của TQ, một quyết định đã được chưã lỗi bằng Luật Biển mới thông qua năm nay.

Hôm Thứ Tư, 9,000 tàu cá TQ vào mở lễ hội vét cá Biển Đông, tưng bừng mở Lễ Hội Sushi Thái Bình Dương.
Bây giờ, các công ty dầu vẫn quan sát xem có nhuũng công ty nào sẽ vào nhận thầu các lô dầu do hãng dầu quốc doanh Trung Quốc CNOOC rao thầu. Hạn chót tranh thầu là tháng 6-2013, nghĩa là còn cả chục tháng nữa. Và có vẻ nhứ, chắc chắn là trước khi hạn chót đó tới, Trung Quốc sẽ làm những màn biểud iễn quân sự trong Biển Đông để trấn an cac1 công ty dự thầu.
CNOOC nói rằng hiện nay đã có một số quan tâm tìm hiểu từ các công ty dầu ngoại quốc, nhưng không tiết lộ là các hãng dầu nào.
Vấn đề là, bất kỳ cuộc chiến nào bùng nổ ở Biển Đông cũng sẽ làm thiệt hại cho kinh tế VN, và gây gián đoạn tuyến thông thương vùng biển naỳ, hiện mỗi năm có tới lượng hàng trị giá 5 ngàn tỷ đôla đi qua đây.
Một giám đốc ẩn danh của một hãng dầu quốc tế nói với Reuters: “Lập trường của chính phủ TQ rõ hơn bao giờ hết… Họ muốn chiếm và phát triển khu vực này.”
Phi Luật Tân phản ứng bằng cách đã rao thầu 2 lô dầu hôm Thứ Ba, nhưng chỉ nhận được có 3 đơn dự thầu về quyền thăm dò, một dấu hiệu cho thấy không mấy công ty muốn gây xích mích với Trung Quôc ở Biển Đông.
Ian Storey, học giả ở Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ISAS ở Singapore, nói: “Quan điểm TQ là, các nước nhỏ, như VN và Phi, đang tăng cường trộm tài nguyên ở đây, và TQ thấy cần phải nghiêm túc giữ phần mà họ cho là của họ.”
Wang Yilin, chủ tịch CNOOC, nói rằng 9 lô dầu thu hút vài công ty Mỹ quan tâm, nhưng Wang từ chối nêu tên.
Zhou Shouwei, cựu phó chủ tịch CNOOC, nói hồi tháng 7-2012: “TQ chưa khai thác sản lượng dầu nào ở Biển Đông,trong khi các nước khác đã sản xuất hơn 50 triệu tấn dầu trong vùng mà TQ đang giành chủ quyền.”
Một số chuyên gia nói con số vừa nêu là phóng đại. Vì Việt Nam bơm hầu hết khối dầu 16 triệu tấn (tức 126 triệu thùng barrels) dầu/năm ở các vùng không tranh chấp, và Ohi Luật Tân chưa khai thác bao nhiêu.”
Người ta đoán là sẽ có một số hãng nhỏ dự thầu trong 9 lô dầu mà CNOOC rao, vì những công ty dầu quốc tế sẽ tránh các vùng tranh chấp.
TQ đã trao quyền khai thác một lô dầu Biển Đông từ năm 1992 nhưng lô naỳ vẫn chưa ai khai thác vì còn tranh chấp. Lô này thuôc sở hữu công ty Harvest Natural Resources có bản doanh oỏ Mỹ, nằm chồng lên vùng tranh chấp đang được khai thác bởi Petrovietnam và hãng Talisman của Canada.
Kang Wu, giám đốc hãng tham vấn FACTS Global Energy, nói: “Có hàng trăm công ty độc lập trên thế giới sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu để kiếm lợi tức dầu dù là không lớn. Các công ty đó sẽ vào Biển Đông, dưạ vào chính phủ TQ bảo vệ họ và bảo đảm rằng khoan dầu là an toàn. Nếu họ không được bảo đảm, họ sẽ không khoan, không xài xu nào, và sẽ klhông mất gì.”
Ước tính kho dầu Biển Đông là từ 28 tỷ cho tới 213 tỷ thùng barrels dầu, theo bản phúc trình của Viện Thông Tin Năng Lượng Hoa Kỳ năm 2008.
Như thế là tương đương hơn 60 năm nhu cầu cả nước TQ.
Về khí đốt, Biển Đông có 50% cơ hội sẽ cho ít nhất 3.79 ngàn tỷ mét khối khí đốt, tương đương hơn 30 năm nhu cầu tiêu xài của TQ, theo bản khảo sát phổ biến năm 2010 cuủ US Geological Survey.
Sẽ rất khó đối phó với TQ về Biển Đông. Đơn giản vì Hà Nội cam kết sẽ giải quyết bằng đối thoạị ngoại giao, mà không chịu níu áo Liên Hiệp Quốc để nộp đơn kiện.
Thế giới sẽ chỉ nghe ồn ào, nhưng không thấy bản văn chính thức nào do Hà Nôị đưa lên để kiện TQ giành biển. Như thế, làm sao LHQ can thiệp được.
Còn dùng binh lực là khó vô cùng, vì sức Hải Quân VN sẽ bị đè bẹp dễ dàng. Tại sao không kiện TQ ra LHQ, mà cứ ẩn hiện qua những lời tuyên bố tranh biển?
Ngay cả khi mượn sức binh lực quốc tế cũng khó. Thí dụ, nếu mời Hải quân Nga, hay Hải quân Mỹ vào Cam Ranh, thì cũng không thoát nổi chuyện TQ cho đấu thầu các lô dầu trên biển VN.
Hãy hình dung, khi TQ đẩy xa tới mức độ nào thì Hải Quân Nga (hay Mỹ?) sẽ can thiệp?
Thí dụ như hôm nay, khi nhìn thấy 9.000 tàu cá TQ vào Biển Đông vơ vét, mở hội sushi, không lẽ tàu chiến các nước (kể cả tàu chiến Việt Nam, Nga, Mỹ hay bất kỳ nước nào) dám nổ súng vào tàu cá của dân TQ?
Khó vô cùng. Trong khi Hà Nội đưa võ côn đồ ra đối xử với các nhà dân chủ, thì Bắc Kinh cũng liên tục đưa võ côn đồ ra quậy ở Biển Đông.
Phải chăng đó là nhân quả? Lo vậy… lo rất là lo vậy, khi nhìn thấy Lễ Hội Vét Cá Biển Đông, và đó là hình thức tuyên bố chủ quyền ầm ĩ nhất của Trung Quốc vậy, để rồi sang năm 2013 sẽ múc dầu Biển Đông.

Không có nhận xét nào: