Pages

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Cơn giận vì bị tước đoạt quyền sử dụng đất ngày càng tăng cao ở Việt Nam



Chris Brummitt / Associated Press Lê Quốc Tuấn X CafeVN chuyển ngữ
KIM SƠN, Việt Nam – Phải đối diện với một nhóm nông dân không chịu từ bỏ đất đai của mình cho một dự án xây dựng nhà ở, các quan chức đàm phán của Đảng Cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp: Họ đến ngân hàng mở các tài khoản dưới tên của những người khiếu kiện rồi ký quỹ vào đấy số tiền mà họ cho là một món bồi thường công bằng. Sau đó, họ đến lấy đi đất đai của nông dân.
Trong tháng mươi hai, các nông dân, giận dữ với số tiền được đền bù và hiện phải tìm kiếm công ăn việc làm trong hoàn cảnh  kinh tế khập khiễng, đã chặn con đường chính nối liền thủ đô đến phía bắc của đất nước trong nhiều giờ. Trong một biểu hiện ghê rợn, một số vào nằm trong những chiếc quan tài. Công an đến giải tán cuộc chống đối này đã bị ném đá. Nhiều người đã bị bắt giữ.

“Đây là một sự bất công”, Nguyễn Đức Hùng, một nông dân trồng lúa buộc phải từ bỏ 2.000 mét vuông (215.000 feet vuông) đất mà ông đã làm việc trong hơn 15 năm nói “Số tiền bồi thường sẽ giúp chúng tôi sống được vài năm, nhưng sau đó, chúng tôi ra sao ?”
Những vụ cưỡng chiếm đất đai là nguyên nhân chính cho cơn giận dữ của công chúng chống lại chính phủ độc đảng của Việt Nam. Cưỡng chiếm đất đai thường đi song song với nạn tham nhũng, các viên chức cao cấp Đảng Cộng sản ở các địa phương có được sự độc quyền về những giao dịch đất đai, và nhiều người bị tố cáo là đã sử dụng quyền hạn này để làm giàu cho mình.
Cơn giận dữ, bất mãn này đã đoàn kết được giới thành thị và nông thôn Việt Nam trong một một cách thức mà những mối bất mãn từ đàn áp chính trị có xu hướng không hình thành nổi.
Tranh chấp đất đai đã nổ ra ở nhiều nơi khác tại châu Á, đặc biệt là ngay tại đất nước Trung Quốc kề bên, nhưng ở Việt Nam, nơi các cuộc chiến tranh và  cách mạng từng được làm nên nhân danh giai cấp nông dân những tranh chấp này có sự cộng hưởng đặc biệt, để bảo đảm quyền sở hữu tập thể của đất.
Các nông dân chặn đường đã dẫn lời Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo cách mạng của đất nước trong các biểu ngữ dương lên tại lán trại của họ. Một biểu ngữ viết “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, biểu ngữ khác:  “Chúng ta thà chết chứ không để mất đất”.
Chính phủ nhận thức được rằng những cơn giận lan rộng nơi nông thôn đang đe dọa đến tính hợp pháp của mình và đã cam kết sửa đổi luật đất đai trong năm nay cho công bằng hơn.
Tuy nhiên, việc xác lập rõ ràng các quyền sở hữu và việc thực thi pháp luật để bảo vệ chúng sẽ phải đi kèm với các biến chứng về ý thức hệ trong một đất nước vẫn còn công khai cam kết là đất đai thuộc sở hữu của nhà nước ngay cả khi chính pjhủ này muốn đi theo một chủ nghĩa tư bản thị trường tự do.
Việt Nam đã từ bỏ nền nông nghiệp tập thể kiểu Liên Xô trong những năm 1980 và bắt đầu đi theo chủ nghĩa tư bản. Năm 1993, đất nước đã thông qua một luật đất đai sửa đổi, cho người dân quyền sử dụng đất trong 20 năm, nhưng đã ngưng lại, không cho phép quyền sở hữu tư nhân. Các quan chức Đảng Cộng sản địa phương có thể cưỡng chiếm đất đai, không chỉ đối với các dự án lợi ích công cộng như cầu đường mà còn cho cả các nhà đầu tư tư nhân xây dựng bất động sản nhà ở và các cơ sở công nghiệp giải trí.
Các khiếu kiện về tham nhũng khi chuyển đổi quy hoạch đất nông nghiệp thành đất công nghiệp đắt tiền đang lan tràn. Cũng như, ngày càng nhiều những cáo buộc rằng chính phủ trả tiền cho nông dân chỉ bằng một phần mười giá trị thị trường của nước họ, hoặc ít hơn.
Tỷ lệ bồi thường rất thấp và những người thủ dắc được đất đai hưởng lợi nhuận rất lớn”, Phạm Chi Lan, nhà kinh tế và cựu cố vấn cho Thủ tướng cho biết. “Luật về đất đai nhiều sơ hở đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho những người, nhờ vàohỗ trợ của chính quyền địa phương, đã cướp đất của dân chúng cho các lợi ích cá nhân của họ.”
Các nhóm nông dân nhỏ, nhiều người là phụ nữ, thường xuyên biểu tình tại Hà Nội bên ngoài các tòa nhà chính phủ vì các tịch thu cưỡng chế đất. Họ mời gọi mọi người chụp ảnh hoặc đến nói chuyện với mình nhưng các lực lượng an ninh lập tức xua đuổi du khách ra khỏi hiện trường.
Các vụ tranh chấp đã được phổ biến trong nhiều năm, nhưng ngày càng tăng về tần số khi giới nông dân trở nên ý thức hơn về các quyền của mình và khi kinh tế gia tăng nhu cầu phát triển cho đất công nghiệp. Nhiều hợp đồng thuê 20-năm được cấp vào năm 1993 đang hết hạn trong năm nay, mang đến các cơ hội mới cho việc tái quy hoạch đất và nhiều cơ hội hơn cho cuộc xung đột.
Con số báo cáo lên quốc hội của chính phủ vào tháng Mười cho thấy các khiếu nại của công dân đã tăng lên đến 4.200 trong năm 2011, nhiều gấp đôi tổng số khiếu nại từ năm 2005-2009. Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Thúy thừa nhận rằng tham nhũng trong cán bộ đảng địa phương là một vấn đề.
Theo báo cáo của báci chí nhà nước tại thời điểm đó, bà cho biết rằng “Một số người đã lạm dụng các chính sách nhà nước để trục lợi trái phép”.
Chính phủ đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới trong việc sửa đổi pháp luật về đất đai để giảm bớt các xung đột. Ngân hàng Thế giới và các tổ chức bên ngoài khác đã kêu gọi chính phủ chỉ cho phép các cưỡng chế phục vụ các công trình mang lại lợi ích công cộng chứ không phải các dự án thương mại, và quá trình thực hiện cưỡng chế phải minh bạch và công bằng.
Các quan chức Đảng Cộng sản tỉnh Quảng Ninh, các Hà Nội khoảng 90 km (56 dặm) về phía đông đã  cho phép một nhóm phóng viên AP đến thăm làng Kim Sơn. Các nhà báo đã được hộ tống bởi các quan chức bên trong làng. Họ đã nói chuyện vớinhững người chống đối qua các cuộc phỏng vấn bằng điện thoại
Các quan chức khẳng định họ đã theo đúng các quy tắc lấy đất phục vụ dự án nhà ở, mà họ nói là nhằm mục đích nâng cấp ngôi làng nhỏ thành một thị trấn.
“Chúng tôi đang cùng làm việc để xây dựng một Kim Sơn thịnh vượng hơn”, ông Vũ Văn Học, Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương nói.
Ông cho biết, dự án sử dụng vùng đất thuộc sở hữu của 852 hộ gia đình, và không đầy 10% trong số ấy không đồng ý với tỷ lệ bồi thường khoảng $ 6 mỗi mét vuông của chính phủ. Ông cho biết chỉ có bảy gia đình tiếp tục từ chối thỏa thuận bồi thường ấy.
Hiện nay, dân làng cáo buộc rằng đất của họ đã được bán lại là $ 310 cho mỗi mét vuông. Học phủ nhận điều này và tuyên bố rằng đất vẫn chưa được bán.
Ông tuyên bố, ông từng hy vọng rằng bằng cách gửi tiền vào tài khoản ngân hàng bằng tên của người dân làng, “vấn đề này có thể được giải quyết.” Người loại bỏ cuộc biểu tình chống đối vào cuối tháng Mười Hai vì xem đó như một công việc của “những dân làng cực đoan toan cố gắng thuyết phục những dân làng khác” tham gia chống đối.
Những phim video chống đối đã được ghi lại bằng điện thoại di động của người dân và được đăng tải trên Internet bởi các nhóm bất đồng chính kiến, vốn đang tìm cách tận dụng cơn giận của công chúng từ các cuộc xung đột.
Trong hai phút video, người công an co rúm lại đàng sau khiên bảo vệ khi các thanh niên ném gạch đá vào họ, nhưng cuối cùng, các viên chức công an đã dành lại sư kiểm soát.
Báo chí truyền thông nhà nước báo cáo rằng có 12 người đã bị bắt giữ. Trong nhiều tuần sau đó, chỉ huy công an vẫn từ chối không cho biêt danh tính hoặc tin tức gì về những người bị bắt.
Đảng Cộng sản địa phương chở năm người dân làng không khiếu nại về các gói bồi thường để nói chuyện với các phóng viên đến thăm và chỉ cho họ xem các khu đất, trên đó đã có một công ty địa phương xây dựng đường giao thông và hệ thống thoát nước. Không như những người dân phản đối việc bồi thường, những người dân làng này rõ ràng có tiền của ở đâu đó, hoặc là những hộ  gia đình trẻ có công ăn việc làm.
Mạc Thị Thục, một người dân 50 tuổi tham dự cuộc biểu tình, người có gia đình là một trong bảy gia đình khiếu kiện, cho biết rằng chính quyền đã cắt nguồn nước dẫn vào ruộng của mình trong năm 2010, khiến đất không thể canh tác được. Bà cho biết rằng các nhà đầu tư kế hoạch nhà nên đàm phán trực tiếp với mình chứ không phải là chính phủ.
“Hai tháng qua, chồng tôi và tôi đã không có việc làm”, bà nói. “Chúng tôi đã cố gắng tìm việc làm, nhưng không có ai thuê vì chúng tôi lớn tuổi. Chúng tôi không có tiền, đói và không biết làm thế nào để có thể tồn tại trong những tháng tới.”
Có một nguồn tiền tiềm năng: số tiền mà các quan chức địa phương gửi vào tài khỏan để bồi thường. Thục nói rằng gia đình bà không động đến số tiền ấy.

Không có nhận xét nào: