Trương Văn Dũng
Trưa ngày 17-6-2013, tôi có mặt tại Trịnh Nguyễn – phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nơi có dự án nhà máy xử lý nước thải.
Bà con thấy người lạ liền hỏi:
- Anh ở đâu vào đây?
Tôi trả lời:
- Được biết thông tin trên mạng mấy ngày qua chính quyền đã huy động công an đến cưỡng chế khu đất này. Tôi đến để tìm hiểu sự việc.
Một chị phụ nữ bảo:
- Nếu anh muốn tìm hiểu sự việc , anh có thể vui lòng cho chúng tôi xem giấy tờ tùy thân của anh có được không, thời buổi bây giờ người ngay kẻ gian hó phân biệt lắm.
Tôi vui vẻ lấy chứng minh thư nhân dân cho chị xem và giới thiệu danh tinh của mình. Xem xong chị dẫn tôi ra giới thiệu bà con. Bà con đón tiếp tôi rát niềm nở. Một cụ già nói:
- Nhà báo ơi cứu chúng tôi với, chúng tôi khổ quá.
Tôi bảo:
- Con không phải là nhà báo. Con đến tìm hiểu sự việc để đưa tin lên mạng thôi.
Các cụ kể tôi nghe về nhà máy xử lý nước thải ngay sát tại khu dân cư (việc này đã đăng trên blog Tễu khá chi tiêt tôi không kể lại nữa). Tôi chỉ nêu những sự việc xảy ra trong khi cưỡng chế. Khi bà con phản đối quết đinh của chính quyền, chính quyền đã có động thái hành xử vi phạm pháp luật như sau:
1. Cắt danh hiệu làng văn hóa trong thôn
2. Khai trừ các đảng viên không chịu nhận tiền đền bù
3. Đe dọa đuổi học các cháu học sinh tham gia giữ đất.
Để chứng minh những lời nói trên tôi đã cẩn thận quay video
Vào khoảng 14h chiều ngày 18-6-2013 chính quyền đã huy động các lực lượng khoảng hơn 100 người, lực lượng cảnh sát cơ động nòng cốt. Họ tiến về khu đât đang bị cưỡng chế. Chiêng trống nổi lên ầm ầm. Bà con các thôn xóm đổ về rất đông. Khi lực lượng cảnh sát cơ động qua cầu, bị bà con phản đối quyết liệt không cho qua. Họ dùng thủ đoạn đánh kín: áp sát, dùng dùi cui thọc vào mạng sườn người dân. Một số bị thương phải đưa đi cấp cứu. Với các cháu nhỏ bị họ cố tình dùng giầy đinh dẫm lên chân. Một số người quay phim chụp ảnh bị họ cướp điện thoại. Nhưng với sự chống trả quyết liệt, ngăn cản của bà con, họ không qua được cầu. Cuối cùng họ phải rut quân vào lúc 18h30 cùng ngày.
19-6-2013 buổi sáng không có gì xảy ra, thỉnh thoảng có vào tiếng trống nổi lên thưa thớt. Tôi hỏi bà con: “Chắc họ kéo đến à?” Bà con nói chắc có vài đối tượng lạ vào khu cưỡng chế, báo động để mọi người cảnh giác.
Buổi chiều lúc 15h họ đưa lực lượng đến , bao gồm công an và chính quyền xã. dẫn đầu ông phó chủ tịch xã Trần Văn Thắng cầm loa bị bà con chặn ngay đầu cầu. Tất cả bà con ngồi xuống không cho họ đi qua , Ông phó chủ tịch đề nghị bà con tránh ra cho vào thu cờ cắm ở ruộng sai quy định . Bị bà con kịnh liệt phản đối. Mỗi lần ông nhấc loa lên nói, tiếng chiêng trống lại nổi lên làm át cả giọng nên ông không thể nói được. Ngoài con đường chính qua cầu ra còn có 2 hướng đi khác bị bà con chặn. 18h30′ họ mới chịu rút quân.
Một cụ già kể:
- Khổ quá anh ạ! Năm nay tôi gần 80 tuổi, hơn 40 năm tuổi đảng, chồng tôi là liệt sĩ hi sinh cách đây 47 năm . Tôi chỉ có duy nhất 1 thằng con nên tôi ở vậy . Thờ chồng nuôi con, nhà chỉ có hơn 2 sào ruộng, tôi có ngờ đâu họ làm những chuyện thất đức như thé này . Cả cuộc đời thờ chồng nuôi con bao nhiêu năm cống hiến, chỉ vì không chấp nhận giao đất cho họ bị họ khai trừ ra khỏi đảng. Chưa lúc nào tôi thấy khổ như bây giờ”.
Đang tiếp chuyện với cụ, có 1 cụ bà khác đến tự giới thiệu:
- Năm nay tôi 95 tuổi, cũng gần đất xa trời .Tôi vẫn phải ra đây giữ đất cho con cháu .nếu tôi không giữ được, về sau có mệnh hệ gì, con cháu tôi sẽ oán trách tôi rằng: cụ chỉ vì tiền mà làm khổ con cháu. Cả cuộc đời tôi sống 2 chế độ chưa lúc nào khổ như bây giờ.
Nghe 2 cụ nói mà lòng tôi se thắt lại. Tôi nói 2 cụ:
- Đây chỉ là bước đầu thôi, các cụ còn gặp nhiều gian nan lắm. Ngay tại Hà Nội có cụ ở tỉnh xa đi khiếu kiện hơn 20 năm ròng , ăn ở ngoài vỉa hề sống cảnh màn trời chiếu đất, thậm chí có cụ chết ngay tại vườn hoa.
Mải nói chuyện với các cụ thì trời đã tối .Tôi chào các cụ ra về.
.
Trương Văn Dũng
21/6/2012
———————————-
Video:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét