Pages

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Luồng tiền 30.000 tỷ cứu BĐS đang chảy về đâu?

Theo đại diện của một ngân hàng được chỉ định cho vay ưu đãi gói 30.000 tỷ, trong 2 - 3 năm đầu, sẽ ưu tiên cho DN vay 60% vốn để xây dựng thêm nhà ở xã hội. Còn theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính hết quý I/2013, tổng giá trị tồn kho BĐS là 33.852 căn hộ.

Ưu tiên bơm tiền cho doanh nghiệp xây thêm nhà

Gói tín dụng 30.000 tỷ ưu đãi lãi suất 6%/năm chính thức triển khai từ ngày 1/6 nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân có nhu cầu mua nhà để ở.

Tuy nhiên, trái với sự hồ hởi của người dân, những ngày đầu triển khai, thực tế đã không diễn ra như kỳ vọng. Để tiếp cận nguồn vốn, người vay phải trải qua rất nhiều rào cản. Chẳng hạn: phải có xác nhận của đơn vị đang công tác về thực trạng nhà ở, phải có tài sản thế chấp, thu nhập gia đình phải trong khoảng 15 - 18 triệu/tháng, phải ký hợp đồng với chủ đầu tư...

30% của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã nhanh chóng tìm được chủ nhân chỉ trong vòng 10 ngày. Còn 70% nhân danh dành cho những người nghèo, những người thu nhập thấp, cần nhà ở thì vẫn trong vòng luẩn quẩn và dè dặt tìm lối ra.

Điều đáng nói ở chỗ, điều kiện cho người dân được vay vốn, mua nhà đã khó, đằng này NHNN vốn quy định gói 30.000 tỷ đống sẽ dành tối đa 30% để cho DN vay và 70% hỗ trợ người mua nhà.

Tuy nhiên, mới đây, đại diện một trong 5 ngân hàng được chỉ định cho vay ưu đãi cho hay: Trong 2 - 3 năm đầu, tỷ lệ cho vay giữa doanh nghiệp và người mua nhà là 60% và 40%. Lý do được đưa ra là vì các dự án nhà ở xã hội (NOXH) hiện nay còn rất ít, không đủ để cung cấp cho người dân, cho nên DN cần tiền để hoàn thành dự án nên phải ưu tiên vốn, sau đó sẽ ưu tiên cho khách hàng mua nhà.

 30% của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã nhanh chóng tìm được chủ nhân chỉ trong vòng 10 ngày. Còn 70% nhân danh dành cho những người nghèo, những người thu nhập thấp, cần nhà ở thì vẫn trong vòng luẩn quẩn và dè dặt tìm lối ra.
30% của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã nhanh chóng tìm được chủ nhân chỉ trong vòng 10 ngày. Còn 70% nhân danh dành cho những người nghèo, những người thu nhập thấp, cần nhà ở thì vẫn trong vòng luẩn quẩn và dè dặt tìm lối ra.
Xây thêm nhiều trong lúc tồn kho cực lớn

Trong một diễn biến khác, Bộ Xây dựng vừa có báo cáo trình Chính phủ về tình hình thị trường BĐS và chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà NOXH.

Theo đó, tính đến hết tháng 3/2013, tổng giá trị tồn kho tại các dự án phát triển nhà ở khoảng 125.450 tỷ đồng, trong đó đọng nhiều nhất ở phân đoạn đất nền nhà ở, với hơn 48.700 tỷ đồng, sau đó đến chung cư (hơn 41.500 tỷ), nhà thấp tầng (trên 27.700 tỷ).

Tại TP.HCM, số căn hộ xây dựng tồn kho là hơn 14.800 căn, trong đó có hơn 12.000 căn đang xây dựng, số còn lại xây xong nhưng chưa bán được. Giá trị tồn kho tại Hà Nội ở các phân đoạn chung cư, nhà thấp tầng, mặt bằng thương mại và đất nền ước tính lên tới hơn 30.200 tỷ đồng.

Còn tại Hà Nội, theo thống kê của Bộ Xây dựng trên báo cáo của UBND thành phố, tổng căn hộ tồn kho đã tăng hơn 3.700 căn so với cuối năm 2012, với tổng số là hơn 9.600 căn. Riêng số chung cư tại các dự án nhà ở thương mại đã tồn hơn 5.700 căn.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, số liệu tồn kho nói trên chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế, số liệu tồn kho có thể còn lớn hơn con số trên 125.400 tỷ đồng như báo cáo.

Câu hỏi được đặt ra là: tại sao tồn kho BĐS của chúng ta đang rất lớn, đang cần được giải cứu thì NHNN lại ưu tiên, đổ thêm tiền cho DN để xây dựng thêm? Trong khi đó, đang có luồng vận động chính sách cho phép chia nhỏ căn hộ, chuyển đổi công năng và cho phép xây căn hộ dưới 30m2?

Ngay sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ chính thức được triển khai, các DN BĐS đã vô cùng nhanh nhạy khi chớp lấy thời cơ để lọt vào danh sách được tham gia xây dựng NOXH, đủ điều kiện để vay vốn.

Cụ thể, ngày 10/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã phê duyệt danh sách 10 DN được vay tổng số 9.000 tổng đồng với lãi suất 6%/năm trong vòng 10 năm.

Trong đó có dự án nhà ở xã hội Đặng Xá do Tổng công ty Vigalacera làm chủ đầu tư; dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú, Hà Đông do công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư; dự án nhà ở xã hội Đồng Dâu (Vinh, Nghệ An) do công ty cổ phần Đầu tư TM Đại Huệ làm chủ đầu tư; dự án nhà ở xã hội tại Đà Nẵng do công ty 579 làm chủ đầu tư; dự án nhà ở xã hội CEO tại Quốc Oai do công ty cổ phần CEO làm chủ đầu tư; dự án nhà ở xã hội tại Hưng Yên do công ty cổ phần PH làm chủ đầu tư...

Như vậy, 30% của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã nhanh chóng tìm được chủ nhân chỉ trong vòng 10 ngày. Còn 70% nhân danh dành cho những người nghèo, những người thu nhập thấp, cần nhà ở thì vẫn trong vòng luẩn quẩn và dè dặt tìm lối ra. Vậy thực chất, gói 30.000 tỷ đang hỗ trợ cho người dân hay doanh nghiệp?

Duyên Duyên

(Đất Việt)

Không có nhận xét nào: