Pages

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Miến Điện sẽ là điểm sáng tại Á châu?

Miến Điện

Các nhà đầu tư gọi là đất nước này là "biên giới cuối cùng". Người ta có cảm giác một điều gì đó cần được khám phá về Miến Điện.

Miến Điện là nền kinh tế lớn cuối cùng tại châu Á sẽ được kết nối toàn cầu.

Một quốc gia với dân số như của Anh và Pháp, được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên, và nằm trong khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới, đang bắt đầu mở cửa.

Chẳng có gì là lạ khi các công ty khác nhau, từ Visa đến Starbucks, đang tha thiết muốn vào đất nước này.

Số liệu thống kê đã nói lên điều đó: chỉ khoảng 10% dân số có tài khoản ngân hàng. Kể từ khi mở cửa trong hai năm qua, 28 ngân hàng nước ngoài đã đặt văn phòng đại diện tại Miến Điện.

Điều đáng chú ý là chỉ có 6% dân số có một thiết bị di động. Chính phủ Miến Điện đang bán đấu giá giấy phép để nâng con số này lên 80% từ nay tới năm 2016. Tốc độ tăng trưởng như vậy trong vòng ba năm đang thu hút một số lượng lớn hồ sơ dự thầu, một trong đó có tỷ phú George Soros.

Nhưng đây là nơi các nhà đầu tư gọi là một thị trường tiền đồn - một nơi có rủi ro cao hơn khi làm ăn kinh doanh so với các nền kinh tế mới nổi của các quốc gia có tiềm năng tăng trưởng đã được chứng minh.

Đó là lý do tại sao không có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty điện thoại di động lớn nhất thế giới như Vodafone và China Mobile đã rút ra không tham gia đấu thầu giấy phép viễn thông tại đây.

'Đuổi bắt kịp'

Sau nhiều thập niên cai trị quân sự, Miến Điện còn kém phát triển và là quốc gia nghèo nhất ở châu Á. Nhưng, với những cải cách thích hợp - không được đảm bảo - nó cũng có nghĩa là Miến Điện có tiềm năng đáng kể có thể tăng trưởng nhanh chóng.

Và là một nước khá lớn, không giống như nhiều quốc gia đang phát triển nhỏ hơn trong khu vực Châu Á, Miến Điện có thể phát triển dựa vào thị trường của chính mình cũng như dựa vào xuất khẩu.

Điều này giải thích quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia những công ty đang nhòm ngó một thị trường còn thiếu nhiều dịch vụ. Thêm vào đó, đất nước này lại được ưu đãi với nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt và khoáng chất.
Chùa Shwedagon tại thủ đô Rangoon
Sau nhiều năm dưới chế độ quân nhân, Miến Điện là quốc gia nghèo nhất châu Á.

Do vậy, Miến Điện là một trong những nước có thể thu hút đầu tư nước ngoài với cả ba lý do đặc trưng vẫn là động cơ thúc đẩy của các công ty đa quốc gia thường: nguồn lực, chi phí thấp hơn, và thị trường.

Khoảng 70% dân số được làm việc trong ngành nông nghiệp và nguồn lực, tạo ra hơn một nửa sản lượng kinh tế của cả nước. Nó có nghĩa là có nhiều tiềm năng để công nghiệp hóa và có thể đẩy một đất nước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng trong quá trình "bắt kịp" của đất nước này.

Các nền kinh tế "kỳ diệu" tại Đông Á như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông trước đây đều đã làm như thế. Họ ban hành những cải cách có mục tiêu để hội nhập vào lĩnh vực sản xuất của vùng và vào các dây chuyền cung ứng, cho phép họ thực hiện việc công nghiệp hóa thông qua quá trình hội nhập với ngành sản xuất trên khắp thế giới.

Tín dụng có định hướng của nhà nước cũng giúp tránh chuyên môn hóa trong các lĩnh vực ít mong muốn hơn như sản phẩm thô.

Ổn định xã hội

Vào được các dây chuyền sản xuất của vùng, mà các dây chuyền này đang làm ra lượng đồ điện tử tiêu dùng đáng kể trên thế giới, sẽ là một việc chủ chốt đối với Miến Điện. Nếu không đất nước này sẽ có nguy cơ chuyên về nguồn lực và sẽ bị đẩy ra vì các công ty nước ngoài cạnh tranh hơn đổ xô vào quá nhiều.

Miến Điện nằm ở chính trong khu vực có thể khai thác tiềm năng đó, vì khoảng một nửa số thiết bị điện tử tiêu dùng trên thế giới được sản xuất ở châu Á.

Miến Điện có tiềm năng phát triển đa dạng và có thể phát triển nhanh chóng nếu công nghiệp hóa thành công. Nhưng con đường gập ghềnh mà một số nước láng giềng Đông Nam Á của Miến Điện cho thấy thành công nghiêm nhiên mà có được.

Và nó sẽ phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ, bao gồm trong lĩnh vực tối quan trọng là ổn định xã hội.

Những con hổ Đông Á cũng đã thực thi cải cách đất đai và các hình thức tái phân phối, cho phép tăng trưởng đi kèm với công bằng hơn. Ngược lại, việc thiếu các chính sách này của Trung Quốc đã góp phần vào tình trạng bất bình đẳng được mô tả là đang gây ra bất mãn xã hội tới mức đáng lo ngại tại nước này.

Đây là một vấn đề mà đất nước đông dân nhất thế giới đang phải vật lộn, một điều mất nhiều thời gian mà có thể các quốc gia nhỏ hơn không có được.

Với nhịp độ và trình tự cải cách, bao gồm cả việc quản lý toàn cầu hóa và những khía cạnh xã hội của phát triển, nền kinh tế một thời tỏa sáng ở Đông Nam Á có thể lại tái nổi lên và giành vị trí của mình trong khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Linda Yueh 
Tổng Biên tập tin Kinh doanh (BBC)

Không có nhận xét nào: