Pages

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Thêm một tu sĩ Tây Tạng tự thiêu phản kháng Trung Quốc

Các nhà sư Tây Tạng biểu tình tại cổng vào tu viện Dzamthang Jonang, nơi người phụ nữ Tây Tạng Kalkyi tự thiêu phản đối Trung Quốc tại Barma, ngày 16/05/2013.
Các nhà sư Tây Tạng biểu tình tại cổng vào tu viện Dzamthang Jonang,
 nơi người phụ nữ Tây Tạng Kalkyi tự thiêu phản đối Trung Quốc
tại Barma, ngày 16/05/2013. (REUTERS/Kim Kyung-Hoon)
di động và internet trong khu vực đã bị chính quyền Trung Quốc phong tỏa cho nên tổ chức nhân quyền này chỉ biết đây là một vị ni cô và đã được đưa vào bệnh viện chăm sóc.

Từ năm 2008 đến nay, tổng số người dân Tây Tạng sử dụng đường lối bất bạo động tuyệt đối để phản đối chính sách đàn áp và cảnh tỉnh chế độ Trung Quốc lên đến 120 người.

Hôm nay, trong cuộc họp báo tại Sydney nhân ngày đầu tiên viếng thăm và hoằng pháp tại nước Úc, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết là ngài « rất đau buồn ». Tuy nhiên vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong nhận định là phương thức đấu tranh bằng tự thiêu « không tác động » gì đến chính sách của chính quyền Trung Quốc : thay vì điều tra tìm hiểu căn nguyên nguồn cội thì Bắc Kinh lại quy trách nhiệm cho người khác kể cả Đạt Lai Lạt Ma ».

Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ngài « cảm thông » với hành động biến thân làm đuốc nhưng « không khuyến khích ».
Cũng trong cuộc họp báo tại Sydney, Đức Đạt Lai Lạt Ma không loại trừ khả năng một vị nữ tu sẽ kế vị ngài trong tương lai : « nếu nhân duyên đầy đủ thì một nữ Lạt Ma sẽ ra đời ».

Khôi nguyên Nobel Hòa bình 1989, khi được hỏi về một số tuyên bố kỳ thị phụ nữ trong chiến dịch bầu cử Quốc hội tại Úc, lý giải rằng : thế giới đang đương đầu với một cuộc khủng hoảng tinh thần vì những bất bình đẳng kinh tế, xã hội và khổ đau cho nên cần những người lãnh đạo dễ thương, đáng mến. Về mặt sinh học, người phụ nữ có nhiều tiềm năng và tinh tế hơn là nam giới.

Tú Anh (RFI)

Không có nhận xét nào: