Pages

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Trước áp lực dư luận, Việt Nam hoãn thông qua Luật Đất đai sửa đổi


Đất đai là nguyên nhân gây nhiều khiếu kiện ở Việt Nam. Trong ảnh : nông dân biểu tình ở Hà Nội phản đối việc trưng thu đất (REUTERS)
Đất đai là nguyên nhân gây nhiều khiếu kiện ở Việt Nam. Trong ảnh : nông dân biểu tình ở Hà Nội phản đối việc trưng thu đất (REUTERS)
Quốc hội Việt Nam khóa XIII đã kết thúc kỳ họp thứ 5 chiều hôm qua 21/06/2013. Những điểm đáng chú ý trong kỳ họp lần này, bên cạnh việc lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt, là việc Quốc hội hoãn thông qua Luật Đất đai sửa đổi.

Có đến 292/348 đại biểu Quốc hội đề nghị lùi thời hạn thông qua Luật Đất đai sửa đổi dời sang kỳ họp thứ 6 sẽ diễn ra vào tháng 10 tới. Quốc hội cũng thông qua ba nghị quyết, trong đó có “Nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và làm muối của hộ gia đình, cá nhân”. Như vậy, những người đang sử dụng đất nông nghiệp có thể tiếp tục khai thác ổn định đến khi Quốc hội có quyết định mới. 
Có thể nói đây là một nhượng bộ tạm thời trước áp lực của dư luận, trong lúc tình hình đang nóng bỏng với nhiều vụ tranh chấp đất đai trên khắp cả nước. Luật Đất đai sửa đổi vẫn khẳng định “đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
Bên cạnh đó, Nhà nước có thể quyết định thu hồi đất không chỉ để dùng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, mà còn cho các dự án kinh tế xã hội. Chính điểm này đã gây ra nhiều vụ xung đột, giữa nông dân bị mất đất và các tập đoàn lợi ích được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Ngoài ra, theo Luật Đất đai năm 1993 thì thời hạn sử dụng các loại đất nông nghiệp nói trên chỉ là 20 năm. Như vậy nếu không gia hạn theo nghị quyết vừa nêu, thì nhiều nông dân sẽ khốn đốn vì năm nay đã hết hạn được giao quyền sử dụng đất.
Theo nhận định của luật gia Lê Hiếu Đằng, thì nếu kỳ họp này Quốc hội vẫn cứ thông qua Luật Đất đai sửa đổi, thì có nguy cơ chế độ sẽ sụp đổ vì sự phẫn nộ của nông dân, mà vụ Đoàn Văn Vươn hay Văn Giang chỉ là một loài chim báo bão. Xin mời quý thính giả theo dõi toàn bộ phần trả lời của luật gia Lê Hiếu Đằng trong phần phỏng vấn ở cuối bản tin.

Không có nhận xét nào: