Không chỉ những người biểu tình chống Trung Quốc mới bị bắt
Các tổ chức nhân quyền cho rằng Việt Nam thời gian gần đây đang gia tăng đàn áp xu hướng bất đồng với Đảng Cộng sản trong dân chúng.
Hôm 20/6, đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở ở Hoa Kỳ lên tiếng về các vụ bắt giữ blogger.
"Các đợt bắt bớ và tấn công blogger mới nhất cho hấy chính quyền sợ hãi thế nào trước các cuộc thảo luận mở về dân chủ và nhân quyền," Giám đốc khu vực Á châu của HRW, Brad Adams, nói trong một thông cáo phản ứng về vụ chính quyền bắt giữ ông Trương Duy Nhất và ông Phạm Viết Đào.
Trong khi đó, một luật sư đối kháng ở Hà Nội cho rằng chính quyền đang tiến hành các vụ bắt bớ, trấn áp theo hình thức 'chiến dịch' tiến hành thường niên.
Trao đổi với BBC hôm 22/6/2013, ông Nguyễn Văn Đài cho rằng các vụ bắt bớ gần đây chưa có dấu hiệu chấm dứt và còn hàm chứa những yếu tố khó lường.
Ông nói: "Mỗi một năm có một chiến dịch và bao giờ họ cũng có sự chuẩn bị và tính toán rất cụ thể với những đối tượng khác nhau.
"Tôi cho rằng việc bắt bớ như vậy vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, và nó chỉ chấm dứt trong đợt này thôi.
"Mình chưa biết được những gì sẽ xảy ra trong tương lai," ông nói.
Ông Đài nói: "Rõ ràng người hoạt động bất đồng chính kiến ở trong chính quốc gia của mình đấu tranh, đòi hỏi quyền lợi, dân chủ thì bao giờ cũng khó khăn hơn rất nhiều
"Sáng hôm 21/6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn có cuộc hẹn với ông tùy viên chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ,
"Không biết chính quyền họ đã biết trước như thế nào đó, nên họ đã đổ keo vào trong khóa cổng của nhà anh Phạm Hồng Sơn, và anh không thể mở cửa ra để đón tiếp ông bên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ được.
"Trong khi đó, ông nhân viên của Tòa Đại sứ đến cũng bị ngăn chặn từ cổng," ông Đài nói với BBC từ nhà riêng ở Hà Nội.
Ông Phạm Hồng Sơn cũng xác nhận với BBC về việc này.
Đây là lần thứ hai trong thời gian gần đây, bác sỹ Sơn bị ngăn cản tiếp xúc với đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Hôm 12/4, cả ông và luật sư Đài đã bị ngăn cản tiếp xúc với các đại biểu Hoa Kỳ tham dự cuộc đối thoại nhân quyền thường niên song phương lần thứ 17.
Khi đó, tin tức nói ông Sơn bị cưỡng bức lên một xe hơi của chính quyền và câu lưu trong nhiều tiếng đồng hồ, trong khi xe của phái đoàn ngoại giao Mỹ dự kiến đưa hai nhà bất đồng tới khách sạn Metropole đã bị ngăn cản tiếp cận nhà riêng của hai ông.
Ông nói: "Từ năm 2006 trở lại đây, mỗi một chiến dịch bắt bớ những người hoạt động dân chủ hay các blogger, họ đều hay nhắm đến các đối tượng với một phạm vi nhất định và song một đợt này thì họ lại chuẩn bị tiếp cho những chiến dịch tiếp theo.
"Mở đầu năm 2006 là chiến dịch bắt anh Phạm Bá Hải, những thành viên của Đảng Dân chủ Nhân dân, đầu năm 2007 họ bắt những luật sư như chúng tôi,
"Rồi năm 2008, họ bắt những người hoạt động như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, rồi 2009 là những người của Đảng Dân chủ của nhóm của anh Lê Công Định, rồi năm 2010 thì rất nhiều những nhóm khác."
Bình luận về khuynh hướng trấn áp với giới bất đồng chính kiến, mới đây Giáo sư Carl Thayer từ Úc cho rằng Việt Nam vừa muốn xuống thang với Trung Quốc để giảm căng thẳng biển đảo, vừa muốn tỏ ra cứng rắn với phương Tây.
Ông nói: "Trong năm nay, Việt Nam đã bắt giữ tới 46 blogger, và con số này rõ ràng cao hơn so với năm trước. Điều này xảy ra, mặc dù đã có những áp lực từ phía Hoa Kỳ, hay Liên minh Châu Âu (EU)."
Nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Úc cho rằng Việt Nam đang sử dụng các vụ bắt giữ trấn áp nhằm giải quyết một số quan hệ đối ngoại với láng giềng Trung Quốc và cân bằng các quan hệ khác với một số cường quốc trong khu vực.
"Người ta chỉ có thể kết luận rằng vì chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc, Việt Nam tỏ ra cứng rắn trước các khuynh hướng đấu tranh đòi cải tổ ôn hòa và cố gắng xích lại với Trung Quốc, sử dụng cả những tiếp cận mà họ có chung về ý thức hệ chính trị."
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của RSF, Benjamin Ismail, nói: "Các vụ và khuynh hướng bắt bớ các blogger, đàn áp các nhà vận động dân chủ, nhân quyền ôn hòa chỉ càng làm gia tăng thêm sự phản kháng trong nước, làm xấu đi thành tích nhân quyền đã xấu của Việt Nam."
Đại diện RSF nói thêm: "Các vụ bắt giữ để lại hậu quả lâu dài và có thể dẫn Việt Nam tới tình trạng khó kiểm soát được các xung đột, mâu thuẫn nội bộ, mà các sự kiện mùa Xuân Ả Rập là các ví dụ điển hình.
"Việt Nam không cá biệt trong việc trấn áp các tiếng nói vì dân chủ, nhân quyền, Trung Quốc và một số thể chế độc tài đều áp dụng cùng phương cách, nhưng không ai có thể ngăn chặn hết được các tiếng nói dân chủ trong thời đại toàn cầu hóa thông tin. Bắt giữ và trấn áp chỉ có hại, hơn là có lợi," ông Ismail nói.
Trong bối cảnh hiện nay, dường như áp lực của các nước phương Tây không có tác động nào, theo chuyên gia Carl Thayer.
"Tôi thấy rằng khuynh hướng này sẽ tiếp tục. Tôi không thấy bất kỳ cường quốc nào ở bên ngoài có thể có khả năng tác động đến các diễn biến nội bộ này của Việt Nam," ông Carl Thayer nói.
(BBC)
Hôm 20/6, đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở ở Hoa Kỳ lên tiếng về các vụ bắt giữ blogger.
"Các đợt bắt bớ và tấn công blogger mới nhất cho hấy chính quyền sợ hãi thế nào trước các cuộc thảo luận mở về dân chủ và nhân quyền," Giám đốc khu vực Á châu của HRW, Brad Adams, nói trong một thông cáo phản ứng về vụ chính quyền bắt giữ ông Trương Duy Nhất và ông Phạm Viết Đào.
Trong khi đó, một luật sư đối kháng ở Hà Nội cho rằng chính quyền đang tiến hành các vụ bắt bớ, trấn áp theo hình thức 'chiến dịch' tiến hành thường niên.
Trao đổi với BBC hôm 22/6/2013, ông Nguyễn Văn Đài cho rằng các vụ bắt bớ gần đây chưa có dấu hiệu chấm dứt và còn hàm chứa những yếu tố khó lường.
Ông nói: "Mỗi một năm có một chiến dịch và bao giờ họ cũng có sự chuẩn bị và tính toán rất cụ thể với những đối tượng khác nhau.
"Tôi cho rằng việc bắt bớ như vậy vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, và nó chỉ chấm dứt trong đợt này thôi.
"Mình chưa biết được những gì sẽ xảy ra trong tương lai," ông nói.
'Đổ keo vào khóa cửa'
"Không biết chính quyền họ đã biết trước như thế nào đó, nên họ đã đổ keo vào trong khóa cổng của nhà anh Phạm Hồng Sơn, và anh không thể mở cửa ra để đón tiếp ông bên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ được"Lấy ví dụ về việc các bất đồng chính kiến ở Việt Nam đang bị sách nhiễu ra sao, ông Đài phản ánh việc hôm thứ Sáu, 21/6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, một nhà vận động cho tự do, nhân quyền được nhiều người biết, đã bị ngăn cản "thô bạo" không cho tiếp khách thuộc một đoàn ngoại giao ở Hà Nội tới thăm.
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Ông Đài nói: "Rõ ràng người hoạt động bất đồng chính kiến ở trong chính quốc gia của mình đấu tranh, đòi hỏi quyền lợi, dân chủ thì bao giờ cũng khó khăn hơn rất nhiều
"Sáng hôm 21/6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn có cuộc hẹn với ông tùy viên chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ,
"Không biết chính quyền họ đã biết trước như thế nào đó, nên họ đã đổ keo vào trong khóa cổng của nhà anh Phạm Hồng Sơn, và anh không thể mở cửa ra để đón tiếp ông bên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ được.
"Trong khi đó, ông nhân viên của Tòa Đại sứ đến cũng bị ngăn chặn từ cổng," ông Đài nói với BBC từ nhà riêng ở Hà Nội.
Ông Phạm Hồng Sơn cũng xác nhận với BBC về việc này.
Đây là lần thứ hai trong thời gian gần đây, bác sỹ Sơn bị ngăn cản tiếp xúc với đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Hôm 12/4, cả ông và luật sư Đài đã bị ngăn cản tiếp xúc với các đại biểu Hoa Kỳ tham dự cuộc đối thoại nhân quyền thường niên song phương lần thứ 17.
Khi đó, tin tức nói ông Sơn bị cưỡng bức lên một xe hơi của chính quyền và câu lưu trong nhiều tiếng đồng hồ, trong khi xe của phái đoàn ngoại giao Mỹ dự kiến đưa hai nhà bất đồng tới khách sạn Metropole đã bị ngăn cản tiếp cận nhà riêng của hai ông.
'Khuynh hướng đàn áp'
Luật sư Đài cho hay, ông quan sát thấy có những kế hoạch với mục tiêu rõ ràng qua các đợt bắt giữ, trấn áp giới bất đồng chính kiến, mà ông gọi là những chiến dịch.Ông nói: "Từ năm 2006 trở lại đây, mỗi một chiến dịch bắt bớ những người hoạt động dân chủ hay các blogger, họ đều hay nhắm đến các đối tượng với một phạm vi nhất định và song một đợt này thì họ lại chuẩn bị tiếp cho những chiến dịch tiếp theo.
"Mở đầu năm 2006 là chiến dịch bắt anh Phạm Bá Hải, những thành viên của Đảng Dân chủ Nhân dân, đầu năm 2007 họ bắt những luật sư như chúng tôi,
"Rồi năm 2008, họ bắt những người hoạt động như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, rồi 2009 là những người của Đảng Dân chủ của nhóm của anh Lê Công Định, rồi năm 2010 thì rất nhiều những nhóm khác."
Bình luận về khuynh hướng trấn áp với giới bất đồng chính kiến, mới đây Giáo sư Carl Thayer từ Úc cho rằng Việt Nam vừa muốn xuống thang với Trung Quốc để giảm căng thẳng biển đảo, vừa muốn tỏ ra cứng rắn với phương Tây.
Ông nói: "Trong năm nay, Việt Nam đã bắt giữ tới 46 blogger, và con số này rõ ràng cao hơn so với năm trước. Điều này xảy ra, mặc dù đã có những áp lực từ phía Hoa Kỳ, hay Liên minh Châu Âu (EU)."
Nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Úc cho rằng Việt Nam đang sử dụng các vụ bắt giữ trấn áp nhằm giải quyết một số quan hệ đối ngoại với láng giềng Trung Quốc và cân bằng các quan hệ khác với một số cường quốc trong khu vực.
"Người ta chỉ có thể kết luận rằng vì chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc, Việt Nam tỏ ra cứng rắn trước các khuynh hướng đấu tranh đòi cải tổ ôn hòa và cố gắng xích lại với Trung Quốc, sử dụng cả những tiếp cận mà họ có chung về ý thức hệ chính trị."
'Lên tiếng phản đối'
"Các đợt bắt bớ và tấn công blogger mới nhất cho hấy chính quyền sợ hãi thế nào trước các cuộc thảo luận mở về dân chủ và nhân quyền"Một đại diện Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) từ Paris nói với BBC rằng việc Việt Nam tăng cường đàn áp giới bất đồng và các blogger chỉ càng làm cho việc chống đối trở nên lan rộng chắc chắn gây hại cho uy tín của chính quyền trên trường quốc tế.
Giám đốc khu vực châu Á của HRW, Brad Adams
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của RSF, Benjamin Ismail, nói: "Các vụ và khuynh hướng bắt bớ các blogger, đàn áp các nhà vận động dân chủ, nhân quyền ôn hòa chỉ càng làm gia tăng thêm sự phản kháng trong nước, làm xấu đi thành tích nhân quyền đã xấu của Việt Nam."
Đại diện RSF nói thêm: "Các vụ bắt giữ để lại hậu quả lâu dài và có thể dẫn Việt Nam tới tình trạng khó kiểm soát được các xung đột, mâu thuẫn nội bộ, mà các sự kiện mùa Xuân Ả Rập là các ví dụ điển hình.
"Việt Nam không cá biệt trong việc trấn áp các tiếng nói vì dân chủ, nhân quyền, Trung Quốc và một số thể chế độc tài đều áp dụng cùng phương cách, nhưng không ai có thể ngăn chặn hết được các tiếng nói dân chủ trong thời đại toàn cầu hóa thông tin. Bắt giữ và trấn áp chỉ có hại, hơn là có lợi," ông Ismail nói.
Trong bối cảnh hiện nay, dường như áp lực của các nước phương Tây không có tác động nào, theo chuyên gia Carl Thayer.
"Tôi thấy rằng khuynh hướng này sẽ tiếp tục. Tôi không thấy bất kỳ cường quốc nào ở bên ngoài có thể có khả năng tác động đến các diễn biến nội bộ này của Việt Nam," ông Carl Thayer nói.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét